Bảng giá đất tỉnh Điện Biên mới nhất theo Quyết định 53/2019/QĐ-UBND về Bảng giá đất và Quy định áp dụng bảng giá đất trên địa bàn tỉnh Điện Biên từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024.
1. Căn cứ pháp lý
– Nghị quyết 19/2019/NQ-HĐND ngày 06/12/2019 thông qua Bảng giá đất trên địa bàn tỉnh Điện Biên từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2024 (sửa đổi tại Nghị quyết 07/2022/NQ-HĐND ngày 08/7/2022);
– Quyết định 53/2019/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 về Bảng giá đất và Quy định áp dụng bảng giá đất trên địa bàn tỉnh Điện Biên từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2024 (được sửa đổi tại Quyết định 25/2022/QĐ-UBND ngày 21/7/2022 và Quyết định 30/2021/QĐ-UBND ngày 30/12/2021).
2. Bảng giá đất là gì?
Bảng giá đất là bảng tập hợp giá đất của mỗi loại đất theo từng vị trí do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành sau khi được Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua định kỳ 01 năm một lần và công bố công khai vào ngày 01/01 của năm đầu kỳ trên cơ sở nguyên tắc và phương pháp định giá đất. Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung bảng giá đất để công bố và áp dụng từ ngày 01 tháng 01 của năm tiếp theo.
Theo khoản 1 Điều 159 Luật Đất đai 2024 thì bảng giá đất được sử dụng để làm căn cứ trong các trường hợp sau đây:
– Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân; chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân;
– Tính tiền thuê đất khi Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm;
– Tính thuế sử dụng đất;
– Tính thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân;
– Tính lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai;
– Tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
– Tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý, sử dụng đất đai;
– Tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất theo hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê đối với hộ gia đình, cá nhân;
– Tính giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất đối với trường hợp thửa đất, khu đất đã được đầu tư hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch chi tiết xây dựng;
– Tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp giao đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân;
– Tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê.
3. Bảng giá đất tỉnh Điện Biên mới nhất
3.1. Nguyên tắc xác định vị trí đất
Đối với đất ở đô thị: Xác định từ 1 đến 4 vị trí tương ứng với từng đoạn đường, loại đường.
– Vị trí 1: Được xác định độ dài chiều sâu thửa đất cách chỉ giới đường giao thông tối đa là 20m;
– Vị trí 2: Diện tích đất ở của các hộ gia đình, cá nhân có cùng khuôn viên đất của vị trí 1 mà có độ dài chiều sâu thửa đất lớn hơn 20m (từ trên mét 20 trở đi đến mét thứ 40) của từng đoạn đường nêu trên được xác định giá đất của vị trí 2.
– Vị trí 3: Là vị trí tiếp giáp sau vị trí 2 của các đoạn đường nêu trên, không được quy hoạch là đường phố, không có tên trong bảng giá đất phi nông nghiệp tại đô thị, nối từ trục đường có vị trí 1 vào các khu dân cư, có độ dài đoạn ngõ cách chỉ giới đường giao thông từ trên mét thứ 40 đến mét 60.
– Vị trí 4: Là vị trí tiếp giáp sau vị trí 3 của các đoạn đường nêu trên, không được quy hoạch là đường phố, không có tên trong bảng giá đất phi nông nghiệp tại đô thị, nối từ trục đường có vị trí 1 vào các khu dân cư, có độ dài đoạn ngõ cách chỉ giới đường giao thông từ trên mét thứ 60 trở lên.
Đối với đất ở tại nông thôn: Được xác định theo từng xã, trong từng xã xác định từng vị trí tương ứng 4 vị trí.
– Vị trí 1: Là vị trí bám trục đường giao thông, có cùng một khuôn viên thửa đất có chiều sâu cách chỉ giới đường giao thông tối đa là 30 mét. Các trường hợp đất giáp mặt đường nhưng có độ sâu hoặc độ cao dưới 2m thì xác định là vị trí 1; từ 2m đến 3m thì giá đất xác định bằng 70% giá đất của vị trí 1; trên 3m giá đất xác định bằng 50% giá đất của vị trí 1.
– Vị trí 2: Là vị trí tiếp giáp sau vị trí 1 của mỗi khu vực quy định nêu trên, có cùng một khuôn viên thửa đất có chiều sâu cách chỉ giới đường giao thông từ trên mét thứ 30 đến mét 60.
– Vị trí 3: Là vị trí tiếp giáp sau vị trí 2 của mỗi khu vực quy định nêu trên, có cùng một khuôn viên thửa đất có chiều sâu cách chỉ giới đường giao thông từ trên mét thứ 60 đến mét 90.
– Vị trí 4: Là vị trí tiếp giáp sau vị trí 3 và các vị trí còn lại của mỗi khu vực quy định nêu trên.
Đối với đất nông nghiệp: Xác định vị trí trong các nhóm xã
Các phường: Mường Thanh, Nam Thanh, Tân Thanh, Noong Bua, Him Lam, Thanh Trường, Thanh Bình thuộc thành phố Điện Biên Phủ và các xã vùng lòng chảo huyện Điện Biên.
– Vị trí 1: Phải đảm bảo các điều kiện sau: Nằm ven các trục đường giao thông chính (đường liên xã, liên huyện, tỉnh lộ, quốc lộ) và có khoảng cách không quá 1.000 mét kể từ mặt tiếp giáp trục đường giao thông (theo đường thẳng vuông góc với trục đường); Có khoảng cách tính theo đường vận chuyển tới khu dân cư hoặc điểm dân cư tập trung không quá 1.000 mét; Có độ phì từ mức trung bình trở lên; Chủ động được nước tưới tiêu.
– Vị trí 2: Gồm các thửa đất đáp ứng được 3 điều kiện: Nằm ven các trục đường giao thông chính (đường liên xã, liên huyện, tỉnh lộ, quốc lộ) và có khoảng cách tiếp giáp vị trí 1 đến không quá 1.000 mét kể từ mặt tiếp giáp trục đường giao thông (theo đường thẳng vuông góc với trục đường); Có khoảng cách tính theo đường vận chuyển tới khu dân cư hoặc điểm dân cư tập trung từ tiếp giáp vị trí 1 đến không quá 1.000 mét; Đáp ứng một trong hai lợi thế cho sản xuất nông nghiệp (Có độ phì từ mức trung bình trở lên; Chủ động được nước tưới tiêu).
Trường hợp trên cùng cánh đồng, cùng đồi nương rẫy với vị trí 1, nhưng khoảng cách nằm ở vị trí 2 và thửa đất có 02 yếu tố lợi thế cho sản xuất nông nghiệp thì được xếp vào vị trí 1.
– Vị trí 3: Gồm các thửa còn lại.
Các xã: Thanh Minh thành phố Điện Biên Phủ, các xã còn lại của huyện Điện Biên và các huyện còn lại trong tỉnh.
– Vị trí 1: Phải đảm bảo các điều kiện sau: Nằm ven các trục đường giao thông chính (đường liên xã, liên huyện, tỉnh lộ, quốc lộ) và có khoảng cách không quá 500 mét kể từ mặt tiếp giáp trục đường giao thông (theo đường thẳng vuông góc với trục đường); Có khoảng cách tính theo đường vận chuyển tới khu dân cư hoặc điểm dân cư tập trung không quá 500 mét; Có độ phì từ mức trung bình trở lên; Chủ động được nước tưới tiêu.
– Vị trí 2: Gồm các thửa đất đáp ứng được 3 điều kiện: Nằm ven các trục đường giao thông chính (đường liên xã, liên huyện, tỉnh lộ, quốc lộ) và có khoảng cách tiếp giáp vị trí 1 đến không quá 500 mét kể từ mặt tiếp giáp trục đường giao thông (theo đường thẳng vuông góc với trục đường); Có khoảng cách tính theo đường vận chuyển tới khu dân cư hoặc điểm dân cư tập trung từ tiếp giáp vị trí 1 đến không quá 500 mét; Đáp ứng một trong hai lợi thế cho sản xuất nông nghiệp (Có độ phì từ mức trung bình trở lên; Chủ động được nước tưới tiêu).
Trường hợp trên cùng cánh đồng, cùng đồi nương với vị trí 1, nhưng khoảng cách nằm ở vị trí 2 và thửa đất có 02 yếu tố lợi thế cho sản xuất nông nghiệp thì được xếp vào vị trí 1.
– Vị trí 3: Gồm các thửa còn lại.
3.2. Bảng giá đất các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Điện Biên
STT | Đơn vị hành chính | Chi tiết |
---|---|---|
1 | Thành phố Điện Biên Phủ | Tại đây |
2 | Thị xã Mường Lay | Tại đây |
3 | Huyện Điện Biên | Tại đây |
4 | Huyện Điện Biên Đông | Tại đây |
5 | Huyện Mường Ảng | Tại đây |
6 | Huyện Mường Chà | Tại đây |
7 | Huyện Mường Nhé | Tại đây |
8 | Huyện Nậm Pồ | Tại đây |
9 | Huyện Tủa Chùa | Tại đây |
10 | Huyện Tuần Giáo | Tại đây |