Mã ngành 1030 Chế biến và bảo quản rau quả mới nhất theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg. Để tìm hiểu kỹ hơn về chi tiết mã ngành 1030 mời các bạn tham khảo bài viết “Mã ngành nghề chế biến và bảo quản rau quả” của LawFirm.Vn để hiểu rõ hơn.
1. Căn cứ pháp lý
– Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Xem thêm: Mã ngành nghề kinh doanh theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg
2. Quy định về Mã ngành 1030 Chế biến và bảo quản rau quả
Mã ngành | Tên ngành |
---|---|
1030 | Chế biến và bảo quản rau quả |
10301 | Sản xuất nước ép từ rau quả |
10309 | Chế biến và bảo quản rau quả khác |
10301: Sản xuất nước ép từ rau quả
Nhóm này gồm:
Sản xuất nước ép không cô đặc từ các loại rau và quả, không lên men và không chứa cồn.
– Sản xuất nước ép hỗn hợp từ rau và quả.
10309: Chế biến và bảo quản rau quả khác
Nhóm này gồm:
– Chế biến thực phẩm chủ yếu là rau quả, trừ các thức ăn đã chế biến sẵn để lạnh;
– Bảo quản rau, quả, hạt bằng phương pháp đông lạnh, sấy khô, ngâm dầu,…
– Chế biến thức ăn từ rau quả;
– Chế biến mứt rau quả;
– Chế biến mứt sệt, mứt đóng khuôn và mứt dạng nước (thạch hoa quả);
– Chế biến và bảo quản khoai tây như: chế biến khoai tây làm lạnh; chế biến khoai tây nghiền làm khô; chế biến khoai tây rán; chế biến khoai tây giòn và chế biến bột khoai tây;
– Rang các loại hạt;
– Chế biến thức ăn từ hạt và thức ăn sệt.
Nhóm này cũng gồm:
– Bóc vỏ khoai tây;
– Bóc vỏ hạt điều, bóc vỏ đậu phộng;
– Sản xuất giá sống;
– Chế biến các thực phẩm cô đặc từ rau quả tươi;
– Sản xuất thực phẩm từ rau quả dễ hỏng làm sẵn như: sa lát, rau đã cắt hoặc gọt, đậu để đông.
Loại trừ:
– Chế biến bột hoặc thức ăn từ hạt khô được phân vào nhóm 1061 (Xay xát và sản xuất bột thô);
– Bảo quản quả và hạt trong đường được phân vào nhóm 10730 (Sản xuất ca cao, sôcôla và mứt kẹo);
– Sản xuất các phần ăn sẵn từ rau được phân vào nhóm 10759 (Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn khác);
– Sản xuất các thực phẩm cô đặc nhân tạo được phân vào nhóm 10790 (Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu)
3. Gợi ý cách ghi Mã ngành 1010 Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt
Trường hợp 1: Tổng hợp
Mã ngành | Tên ngành |
---|---|
1030 | Chế biến và bảo quản rau quả |
Trường hợp 2: Chi tiết
Mã ngành | Tên ngành |
---|---|
1030 | Chế biến và bảo quản rau quả Chi tiết: Chế biến và bảo quản hàng nông sản |
Trường hợp 3: Chi tiết
Mã ngành | Tên ngành |
---|---|
1030 | Chế biến và bảo quản rau quả Chi tiết: Chế biến và đóng hộp rau quả |
Trường hợp 4: Chi tiết
Mã ngành | Tên ngành |
---|---|
1030 | Chế biến và bảo quản rau quả Chi tiết: Gia công, chế biến và bảo quản rau quả khác. (không hoạt động tại trụ sở, chỉ hoạt động khi cơ quan có thẩm quyền chấp thuận về địa điểm và có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật) |
Lưu ý: Tùy thuộc vào từng mã ngành, nghề kinh doanh cụ thể cũng như quy định riêng ở từng địa phương mà có thể phải ghi chi tiết cho mã ngành cấp 4 hoặc cam kết hoạt động theo quy định.
4. Dịch vụ pháp lý doanh nghiệp của LawFirm.Vn
Nội dung | Dịch vụ pháp lý |
---|---|
Thành lập doanh nghiệp | – Doanh nghiệp tư nhân; – Công ty TNHH một thành viên; – Công ty TNHH hai thành viên trở lên; – Công ty cổ phần; – Công ty hợp danh; Xem thêm: Trình tự, thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp |
Đăng ký thay đổi | – Thay đổi địa chỉ trụ sở chính; – Thay đổi người đại diện theo pháp luật; – Thay đổi tên doanh nghiệp; – Thay đổi vốn điều lệ (tăng vốn, giảm vốn); – Thay đổi chủ sở hữu/thành viên/cổ đông; – Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; |
Thông báo thay đổi | – Thay đổi ngành, nghề kinh doanh; – Thay đổi nội dung đăng ký thuế; – Thay đổi thông tin người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu là tổ chức; |
Tạm ngừng kinh doanh – tiếp tục kinh doanh trước thời hạn | – Thông báo tạm ngừng kinh doanh; – Đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo; |
Thành lập đơn vị phụ thuộc | – Thành lập chi nhánh; – Thành lập văn phòng đại diện; – Thành lập địa điểm kinh doanh; |
Giải thể | – Giải thể doanh nghiệp; – Chấm dứt hoạt động đơn vị phụ thuộc |