• Giới thiệu
  • Chính sách bảo mật
  • Tuyển dụng
  • Điện thoại: 0782244468
  • Email: info@lawfirm.vn
LawFirm.Vn
  • Trang Chủ
  • Tin Pháp Luật
    • Dân Sự
    • Hôn nhân gia đình
    • Hình Sự
    • Lao Động
    • Doanh Nghiệp
    • Thuế – Kế Toán
    • Giao Thông
    • Bảo Hiểm
    • Hành Chính
    • Sở Hữu Trí Tuệ
  • Biểu Mẫu
  • Tài Liệu
    • Ebook Luật
    • Tài Liệu Đại cương
      • Lý luật nhà nước và pháp luật
      • Pháp luật đại cương
      • Lịch sử nhà nước và pháp luật
      • Luật Hiến pháp
      • Tội phạm học
      • Khoa học điều tra hình sự
      • Kỹ năng nghiên cứu và lập luận
      • Lịch sử Nhà nước và Pháp luật
      • Lịch sử văn minh thế giới
      • Logic học
      • Xã hội học pháp luật
    • Tài Liệu Chuyên ngành
      • Luật Dân sự
      • Luật Tố tụng dân sự
      • Luật Hình sự
      • Luật Tố tụng hình sự
      • Luật Đất đai
      • Luật Hôn nhân và Gia đình
      • Luật Doanh nghiệp
      • Luật Thuế
      • Luật Lao động
      • Luật Hành chính
      • Luật Tố tụng hành chính
      • Luật Đầu tư
      • Luật Cạnh tranh
      • Công pháp/Luật Quốc tế
      • Tư pháp quốc tế
      • Luật Thương mại
      • Luật Thương mại quốc tế
      • Luật So sánh
      • Luật Thi hành án Dân sự
      • Luật Thi hành án Hình sự
      • Luật Chứng khoán
      • Luật Ngân hàng
      • Luật Ngân sách nhà nước
      • Luật Môi trường
      • Luật Biển quốc tế
    • Tài Liệu Luật Sư
      • Học phần Đạo đức Nghề Luật sư
      • Học phần Dân sự
      • Học phần Hình sự
      • Học phần Hành chính
      • Học phần Tư vấn
      • Học phần Kỹ năng mềm của Luật sư
      • Nghề Luật sư
  • Dịch Vụ24/7
    • Lĩnh vực Dân sự
    • Lĩnh vực Hình sự
    • Lĩnh vực Doanh nghiệp
    • Lĩnh vực Sở hữu trí tuệ
  • VBPL
  • Liên Hệ
  • Tiếng Việt
    • Tiếng Việt
    • English
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Tin Pháp Luật
    • Dân Sự
    • Hôn nhân gia đình
    • Hình Sự
    • Lao Động
    • Doanh Nghiệp
    • Thuế – Kế Toán
    • Giao Thông
    • Bảo Hiểm
    • Hành Chính
    • Sở Hữu Trí Tuệ
  • Biểu Mẫu
  • Tài Liệu
    • Ebook Luật
    • Tài Liệu Đại cương
      • Lý luật nhà nước và pháp luật
      • Pháp luật đại cương
      • Lịch sử nhà nước và pháp luật
      • Luật Hiến pháp
      • Tội phạm học
      • Khoa học điều tra hình sự
      • Kỹ năng nghiên cứu và lập luận
      • Lịch sử Nhà nước và Pháp luật
      • Lịch sử văn minh thế giới
      • Logic học
      • Xã hội học pháp luật
    • Tài Liệu Chuyên ngành
      • Luật Dân sự
      • Luật Tố tụng dân sự
      • Luật Hình sự
      • Luật Tố tụng hình sự
      • Luật Đất đai
      • Luật Hôn nhân và Gia đình
      • Luật Doanh nghiệp
      • Luật Thuế
      • Luật Lao động
      • Luật Hành chính
      • Luật Tố tụng hành chính
      • Luật Đầu tư
      • Luật Cạnh tranh
      • Công pháp/Luật Quốc tế
      • Tư pháp quốc tế
      • Luật Thương mại
      • Luật Thương mại quốc tế
      • Luật So sánh
      • Luật Thi hành án Dân sự
      • Luật Thi hành án Hình sự
      • Luật Chứng khoán
      • Luật Ngân hàng
      • Luật Ngân sách nhà nước
      • Luật Môi trường
      • Luật Biển quốc tế
    • Tài Liệu Luật Sư
      • Học phần Đạo đức Nghề Luật sư
      • Học phần Dân sự
      • Học phần Hình sự
      • Học phần Hành chính
      • Học phần Tư vấn
      • Học phần Kỹ năng mềm của Luật sư
      • Nghề Luật sư
  • Dịch Vụ24/7
    • Lĩnh vực Dân sự
    • Lĩnh vực Hình sự
    • Lĩnh vực Doanh nghiệp
    • Lĩnh vực Sở hữu trí tuệ
  • VBPL
  • Liên Hệ
  • Tiếng Việt
    • Tiếng Việt
    • English
No Result
View All Result
LawFirm.Vn
No Result
View All Result
Trang chủ Tin Pháp Luật Sở Hữu Trí Tuệ

Quyền tác giả là gì? Chủ thể, khách thể và nội dung quyền tác giả

Đào Văn Thắng bởi Đào Văn Thắng
12/12/2023
trong Sở Hữu Trí Tuệ
0
Mục lục hiện
1. Quyền tác giả là gì?
2. Chủ thể, khách thể và nội dung của quyền tác giả
2.1. Chủ thể quyền tác giả bao gồm tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả
2.2. Khách thể của quyền tác giả cũng dựa trên cơ sở khách thể của quan hệ pháp luật, là kết quả của quá trình sáng tạo của tác giả tạo ra một sản phẩm (tác phẩm)
2.3. Nội dung của quyền tác giả bao gồm các quyền nhân thân và quyền tài sản của các chủ thể
2.3.1. Quyền nhân thân
2.3.2. Quyền tài sản

1. Quyền tác giả là gì?

Quyền tác giả, theo tiếng Anh thực chất là quyền sao chép vì từ “copyright” được ghép từ “copy” (sao chép) và “right” (quyền). Trong hệ thống thông luật (common law) đặc biệt chú trọng đến việc khai thác giá trị kinh tế của tài sản trí tuệ thông qua quyền “sao chép” của tác giả. Trong thuật ngữ “copy right” không thể hiện vị trí vai trò của tác giả, vì vậy theo hệ thống common law thường được gọi là bản quyền cho phù hợp với thuật ngữ này. Việc bảo hộ quyền tác giả thường được quy ước sử dụng ký hiệu © hay (C), sau đó thường là người sở hữu và năm công bố. Theo Công ước toàn cầu về bản quyền (Universal Copyright Convention) ký hiệu này được thể hiện trong tác phẩm để thông báo quyền tác giả.

Các nước theo hệ thống luật dân sự (cilvil law) điển hình là Pháp gọi là quyền tác giả (droit d’ auteur). Ngay trong thuật ngữ này tác giả được đề cập một cách trực tiếp thể hiện quyền của tác giả trước hết là quyền tinh thần đối với những tài sản trí tuệ do mình sáng tạo ra, sau đó mới là quyền kinh tế (thương mại hóa tài sản trí tuệ). Với thuật ngữ quyền tác giả đã thể hiện và ghi nhận trực tiếp các quyền tinh thần và quyền kinh tế của tác giả (tuy còn những quan điểm chưa thống nhất nhưng đây là những quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả). Các văn bản pháp luật Việt Nam dựa trên cơ sở hệ thống luật dân sự đều thể hiện và ghi nhận quyền tác giả. Trong Nghị định 142/HĐBT ngày 14/11/1986 văn bản đầu tiên điều chỉnh quyền tác giả và tiếp đó Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định: “Công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật hợp lý hóa sản xuất, sáng tác, phê bình văn học nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hóa khác. Nhà nước bảo hộ quyền tác giả, quyền SHCN”. Trên cơ sở đó, Bộ luật Dân sự 1995, Bộ luật Dân sự 2005 và Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) đều sử dụng thuật ngữ quyền tác giả.

Bộ luật Dân sự 2005 không quy định thế nào là quyền tác giả và quyền liên quan. Luật Sở hữu trí tuệ 2005 lần đầu tiên quy định về khái niệm quyền tác giả, tạo được sự minh bạch, cụ thể, rõ ràng về các đối tượng đó, đây là những quy định mới rất tiến bộ: Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu (Khoản 2, Điều 4).

quyen tac gia la gi chu the khach the va noi dung quyen tac gia
Hình minh họa. quyen-tac-gia-la-gi-chu-the-khach-the-va-noi-dung-quyen-tac-gia

2. Chủ thể, khách thể và nội dung của quyền tác giả

Với tư cách là một môn học, khi nghiên cứu quyền tác giả dưới góc độ một quan hệ pháp luật dân sự bao gồm chủ thể, khách thể và nội dung.

2.1. Chủ thể quyền tác giả bao gồm tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả

Theo Điều 736 Bộ luật Dân sự 2005, tác giả là người sáng tạo tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học (dưới đây gọi chung là tác phẩm) là tác giả của tác phẩm đó. Trong trường hợp có hai người hoặc nhiều người cùng sáng tạo ra tác phẩm thì những người đó là các đồng tác giả. Người sáng tạo ra tác phẩm phái sinh từ tác phẩm của người khác, bao gồm tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn là tác giả của tác phẩm phái sinh đó.

Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm như nhạc sỹ sáng tác bài hát, nhà văn công bố tiểu thuyết,… có quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm đó, nếu vừa là tác giả vừa là chủ sở hữu tác phẩm. Các cá nhân, tổ chức hỗ trợ, đóng góp ý kiến hay cung cấp tài liệu, phương tiện, tài chính cho người khác sáng tạo không phải là tác giả.

Những trường hợp cá nhân sáng tạo ra tác phẩm theo nhiệm vụ được giao hoặc theo đơn đặt hàng của một cá nhân, tổ chức khác thì cá nhân, tổ chức giao nhiệm vụ cho tác giả sáng tạo hoặc thuê tác giả sáng tạo sẽ là chủ sở hữu quyền tác giả. Nếu như tác giả nắm giữ các quyền tinh thần (nhân thân) thì chủ sở hữu quyền tác giả là người nắm giữ các quyền kinh tế, có quyền khai thác giá trị thương mại từ tác phẩm.

2.2. Khách thể của quyền tác giả cũng dựa trên cơ sở khách thể của quan hệ pháp luật, là kết quả của quá trình sáng tạo của tác giả tạo ra một sản phẩm (tác phẩm)

Bộ luật Dân sự 2005 chỉ quy định đối tượng quyền tác giả bao gồm mọi sản phẩm sáng tạo trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học được thể hiện dưới bất kỳ hình thức và bằng bất kỳ phương tiện nào, không phân biệt nội dung, giá trị và không phụ thuộc vào bất kỳ thủ tục nào. Đề cập vấn đề này, trong một tài liệu về Quyền sở hữu trí tuệ đã viết “chúng ta phải định nghĩa rõ thế nào là tác phẩm. Một cuốn sách không phải là một tác phẩm. Đó là một ấn phẩm hay xuất bản. Tác phẩm là một tài sản vô hình, đã tạo ra bản nguyên gốc đầu tiên của cuốn sách ấy. Nói khác đi, tác phẩm chính là thành quả lao động sáng tạo của tác giả”.

2.3. Nội dung của quyền tác giả bao gồm các quyền nhân thân và quyền tài sản của các chủ thể

2.3.1. Quyền nhân thân

Theo pháp luật dân sự, quyền nhân thân được hiểu là những quyền luôn gắn liền với các chủ thể, không thể chuyển giao. Tuy nhiên, trong lĩnh vực quyền tác giả, bên cạnh những quyền nhân thân luôn gắn liền với tác giả, quyền công bố tác phẩm là tiền đề để có thể thực hiện được các quyền tài sản, nên có thể chuyển giao cho chủ thể khác.

Pháp luật quốc tế, điển hình là Công ước Berne quy định quyền tinh thần đó là quyền về danh nghĩa tác giả và quyền được tôn trọng sự toàn vẹn của tác phẩm: độc lập với các quyền kinh tế của tác giả và thậm chí ngay cả sau khi quyền đó được chuyển giao, tác giả phải có quyền đòi công nhận danh nghĩa tác giả đối với tác phẩm và phản đối bất kỳ đối với sự làm biến dạng, cắt xén hoặc thay đổi nào khác đối với tác phẩm của tác giả có thể làm phương hại đến danh dự và tiếng tăm của tác giả (Điều 6 Bis, Công ước Berne).

Các nước theo hệ thống Civil Law đặc biệt quan tâm đến quyền tinh thần là những quyền gắn với nhân thân của tác giả vĩnh viễn, không thể từ bỏ và không thể chuyển giao cho người khác. Trong các quyền nhân thân, quyền được tôn trọng sự toàn vẹn của tác phẩm được chú trọng, kể cả khi tác phẩm được chuyển giao cho các chủ thể khác thì các quyền nhân thân không mất đi và “đứa con tinh thần” của tác giả vẫn được bảo hộ. Theo pháp luật các nước (Đức, Tây Ban Nha, Pháp, Italia, Thụy Sỹ, Bỉ), tác giả có bốn loại quyền tinh thần: độc quyền phổ biến tác phẩm, quyền đặt tên, quyền được tôn trọng sự toàn vẹn của tác phẩm, quyền thay đổi các nghĩa vụ hợp đồng hoặc thu hồi các tác phẩm đã được công bố ra khỏi sự lưu thông thương mại nếu tác phẩm không còn phản ánh quan điểm của mình nữa”, “Ở các nước common law (Canada, Hoa Kỳ, Anh), tác giả chỉ có hai loại quyền tinh thần: quyền đặt tên (quyền danh nghĩa tác giả) và quyền được tôn trọng sự toàn vẹn tác phẩm. Quyền phổ biến tác phẩm bao gồm quyền công bố, quyền sao chép (thực chất là quyền kinh tế)”.

Trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành ở nước ta ghi nhận và bảo vệ quyền nhân thân của tác giả. Khoản 1, 2, 4 Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định quyền nhân thân không thể chuyển giao bao gồm: đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

2.3.2. Quyền tài sản

Quyền tài sản (pháp luật một số nước còn gọi là quyền kinh tế) là độc quyền khai thác hoặc cho người khác khai thác tác phẩm của chủ sở hữu quyền tác giả.

Theo Công ước Berne thì “quyền tài sản” được gọi là quyền kinh tế (economic right). Ghi nhận và thực hiện quyền này là hướng tới khai thác giá trị kinh tế của tác phẩm, đảm bảo tái sản xuất sức lao động và thúc đẩy sự sáng tạo của tác giả. Nếu quyền tài sản không được quan tâm và bảo vệ đúng mức thì sự xâm phạm quyền tác giả sẽ tràn lan, khó thúc đẩy tạo ra những tác phẩm có giá trị.

Các quyền tài sản thuộc quyền tác giả bao gồm: làm tác phẩm phái sinh; biểu diễn tác phẩm trước công chúng; sao chép tác phẩm; phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

Chủ sở hữu quyền tác giả là người nắm giữ các quyền tài sản kể trên. Các tổ chức, cá nhân muốn sử dụng một hoặc một số các quyền tài sản đang trong thời hạn bảo hộ quyền tác giả phải xin phép, trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả. Ví dụ, ca sĩ khi biểu diễn tác phẩm trong một chương trình nghệ thuật, nhà xuất bản khi in ấn, phát hành một tác phẩm,… phải trả tiền cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.

5/5 - (979 bình chọn)
Thẻ: quyền tác giảSHTTsở hữu trí tuệ
Chia sẻ2198Tweet1374

Liên quan Bài viết

Thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Tin Pháp Luật

Thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

26/06/2025
Nhãn hiệu là gì? Hồ sơ, thủ tục đăng ký nhãn hiệu
Tin Pháp Luật

Nhãn hiệu là gì? Hồ sơ, thủ tục đăng ký nhãn hiệu

26/06/2025
Tên miền có được bảo hộ với tư cách là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ không?
Tin Pháp Luật

Tên miền có được bảo hộ với tư cách là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ không?

08/04/2025

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thành Lập Doanh Nghiệp

💼 Nhanh chóng - Uy tín - Tiết kiệm

📞 Liên hệ ngay để nhận tư vấn miễn phí!

Tìm hiểu ngay

DỊCH VỤ LIÊN QUAN

  • Đăng ký quyền tác giả
  • Đăng ký nhãn hiệu
  • Đăng ký kiểu dáng công nghiệp
  • Đăng ký sáng chế
  • Đăng ký sáng chế
  • Đăng ký chỉ dẫn địa lý
  • Dịch vụ sở hữu trí tuệ khác

VỀ CHÚNG TÔI

CÔNG TY LUẬT VN (VN LAW FIRM)

Website Chia sẻ Kiến thức Pháp luật & Cung cấp Dịch vụ Pháp lý bởi VN Law Firm

LIÊN HỆ

Hotline: 0782244468

Email: info@lawfirm.vn

Địa chỉ: Số 8 Đường số 6, Cityland Park Hills, Phường Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

LĨNH VỰC

  • Lĩnh vực Dân sự
  • Lĩnh vực Hình sự
  • Lĩnh vực Doanh nghiệp
  • Lĩnh vực Sở hữu trí tuệ

BẢN QUYỀN

LawFirm.Vn giữ bản quyền nội dung trên website này

      DMCA.com Protection Status  
  • Giới thiệu
  • Chính sách bảo mật
  • Tuyển dụng
  • Điện thoại: 0782244468
  • Email: info@lawfirm.vn

© 2025 LawFirm.Vn - Phát triển bởi VN LAW FIRM.

Đây không phải SĐT của cơ quan nhà nước
Gọi điện Zalo Logo Zalo Messenger Email
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Tin Pháp Luật
    • Dân Sự
    • Hôn nhân gia đình
    • Hình Sự
    • Lao Động
    • Doanh Nghiệp
    • Thuế – Kế Toán
    • Giao Thông
    • Bảo Hiểm
    • Hành Chính
    • Sở Hữu Trí Tuệ
  • Biểu Mẫu
  • Tài Liệu
    • Ebook Luật
    • Tài Liệu Đại cương
      • Lý luật nhà nước và pháp luật
      • Pháp luật đại cương
      • Lịch sử nhà nước và pháp luật
      • Luật Hiến pháp
      • Tội phạm học
      • Khoa học điều tra hình sự
      • Kỹ năng nghiên cứu và lập luận
      • Lịch sử Nhà nước và Pháp luật
      • Lịch sử văn minh thế giới
      • Logic học
      • Xã hội học pháp luật
    • Tài Liệu Chuyên ngành
      • Luật Dân sự
      • Luật Tố tụng dân sự
      • Luật Hình sự
      • Luật Tố tụng hình sự
      • Luật Đất đai
      • Luật Hôn nhân và Gia đình
      • Luật Doanh nghiệp
      • Luật Thuế
      • Luật Lao động
      • Luật Hành chính
      • Luật Tố tụng hành chính
      • Luật Đầu tư
      • Luật Cạnh tranh
      • Công pháp/Luật Quốc tế
      • Tư pháp quốc tế
      • Luật Thương mại
      • Luật Thương mại quốc tế
      • Luật So sánh
      • Luật Thi hành án Dân sự
      • Luật Thi hành án Hình sự
      • Luật Chứng khoán
      • Luật Ngân hàng
      • Luật Ngân sách nhà nước
      • Luật Môi trường
      • Luật Biển quốc tế
    • Tài Liệu Luật Sư
      • Học phần Đạo đức Nghề Luật sư
      • Học phần Dân sự
      • Học phần Hình sự
      • Học phần Hành chính
      • Học phần Tư vấn
      • Học phần Kỹ năng mềm của Luật sư
      • Nghề Luật sư
  • Dịch Vụ
    • Lĩnh vực Dân sự
    • Lĩnh vực Hình sự
    • Lĩnh vực Doanh nghiệp
    • Lĩnh vực Sở hữu trí tuệ
  • VBPL
  • Liên Hệ
  • Tiếng Việt
    • Tiếng Việt
    • English

© 2025 LawFirm.Vn - Phát triển bởi VN LAW FIRM.