Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hai tội danh riêng biệt. Tuy nhiên, hai tội này cũng có những điểm giống nhau và khác nhau ần phải phân biệt. Bài viết dưới đây LawFirm.Vn sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hai tội danh này.
1. Điểm giống nhau giữa tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh với tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh với tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng có một số điểm giống nhau, cụ thể:
– Mặt khách thể của tội phạm: Đều xâm phạm tính mạng của con người;
– Mặt chủ thể của tội phạm: Là người có năng lực trách nhiệm hình sự. Người dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội danh này
– Mặt khách quan của tội phạm: Hành vi tước đoạt tính mạng người khác được thực hiện xuất phát từ hành vi trái pháp luật của nạn nhân và đều gây ra hậu quả chết người.
2. Điểm khác nhau (phân biệt) giữa tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh với tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
Tiêu chí | Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh | Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng |
Căn cứ pháp lý | Điều 125 Bộ luật Hình sự 2015 | Điều 126 Bộ luật Hình sự 2015 |
Mặt khách thể | Đối tượng tác động phải là người có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với đối tượng hoặc người thân thích của đối tượng. | Đối tượng tác động phải là người có hành vi xâm phạm vào các lợi ích của Nhà nước, của tể chức hoặc quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân người phạm tội hoặc của người khác. |
Mặt khách quan | – Có hành vi tước đoạt tính mạng người khác khi hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đang xảy ra hoặc đã kết thúc.
– Trạng thái tinh thần của người phạm tội là kích động mạnh và phải do chính hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra. |
– Có hành vi tước đoạt tính mạng người khác khi hành vi xâm hại vào những lợi ích hợp pháp của nạn nhân đang xảy ra.
– Trạng thái tinh thần của người phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc. |
Mặt chủ quan | Động cơ không phải là dấu hiệu bắt buộc. | Động cơ là nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm. |
Ví dụ minh họa | Khoảng 20 giờ ngày 29/10/20xx, Q1 hỏi mượn xe máy của Q, giữa hai bên lời qua tiếng lại xảy ra sô sát, Q1 chạy về nhà lấy dao sang nhưng khi sang đến sân chỉ thấy chị Th, Q1 đã chém vào tay phải của chị Th, khi Q1 và Q đang vật lộn, ông Th đứng ra can ngăn Q1 đã dùng dao chém vào tay trái của ông Th, sau khi bị tước dao Q1 còn dùng tay chân để đánh ông Th. Sau khi được mọi người can ngăn, Q1 đi về nhà còn Q đưa vợ đi khám, trên đường đi phát hiện quên thể bảo hiểm y tế nên Q đã quay về nhà. Khi về đến sân nhà, Q thấy Q1 đang vật lộn và đánh ông Th, khi nghe thấy ông Th nói Q1 đang muốn giết con mình. Q bị kích động mạnh, chạy đến kéo ông Th đứng dậy, rồi rút một đoạn cọc tre (đoạn tre dùng làm cọc rào) dùng tay phải vụt liên tiếp nhiều nhát từ trên xuống dưới vào đầu và mặt Q1. Hậu quả Q1 bị tử vong. | Vào ngày 08/03/2019, Đặng Quốc K rủ Phạm Thanh H và Nguyễn Hoài Đ đi chơi, rồi cùng đến tìm Phạm Xuân T, K yêu cầu T trả nợ nhưng T cho rằng mình không nợ K nên hai bên xảy ra xô xát, K lấy dao bấm từ cốp xe ra rồi để trong túi quần, sau khi chìa khóa xe của K bị T giật lấy, K bỏ chạy sang nhà ông C nhưng nhà ông khóa cổng nên K quay lại. Trên đường quay lại thì nhìn thấy Đặng Quốc K đang cầm đoạn gỗ và cái cuốc, Đặng Quốc K tiến tới, ném đoạn gỗ trúng tay phải của Phạm Xuân T và dùng cuốc đánh nhiều cái vào người của Phạm Xuân T. Phạm Xuân T dùng tay phải đỡ, rồi lấy ra con dao bấm, tiến đến đâm nhiều nhát theo hướng thẳng về phía người Đặng Quốc K. Hậu quả Đặng Quốc K chết trước khi được cấp cứu |