Mã ngành 3030 Sản xuất máy bay, tàu vũ trụ và máy móc liên quan mới nhất theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg. Để tìm hiểu kỹ hơn về chi tiết mã ngành 3030, mời các bạn tham khảo bài viết “Mã ngành nghề sản xuất máy bay, tàu vũ trụ và máy móc liên quan” của LawFirm.Vn để hiểu rõ hơn.
1. Căn cứ pháp lý
– Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Xem thêm: Mã ngành nghề kinh doanh theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg
2. Quy định về Mã ngành 3030 Sản xuất máy bay, tàu vũ trụ và máy móc liên quan
Mã ngành | Tên ngành |
---|---|
3030 | Sản xuất máy bay, tàu vũ trụ và máy móc liên quan |
Nhóm này gồm:
– Sản xuất máy bay vận tải hàng hóa và hành khách, cho mục đích quốc phòng, cho thể thao và các mục đích khác;
– Sản xuất máy bay trực thăng;
– Sản xuất tàu lượn, khung diều tàu lượn;
– Sản xuất khí cầu điều khiển được và khí cầu đốt nóng không khí;
– Sản xuất các bộ phận và phụ tùng của máy bay như:
+ Linh kiện chính như thân máy bay, cánh, cửa, bề mặt điều khiển, thiết bị hạ cánh, thùng nhiên liệu, vỏ động cơ máy bay, thiết bị chiếu sáng…
+ Cánh quạt máy bay, khối quay máy bay lên thẳng và khối động cơ đẩy,
+ Máy và động cơ trên máy bay,
+ Các bộ phận của máy bay phản lực và tubin phản lực cánh quạt cho máy bay,
– Sản xuất phụ tùng hạ cánh máy bay, bộ phận hãm…
– Sản xuất máy bay đào tạo phi công dưới đất;
– Sản xuất tàu vũ trụ và động cơ hạ cánh tàu vũ trụ, vệ tinh nhân tạo, tàu thăm dò vũ trụ không người lái, trạm quỹ đạo, tàu con thoi;
– Sản xuất tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) và các tên lửa tương tự.
Nhóm này cũng gồm:
– Đại tu và thay đổi máy bay hoặc động cơ máy bay;
– Sản xuất ghế ngồi cho máy bay.
Loại trừ:
– Sản xuất dù được phân vào nhóm 13920 (Sản xuất hàng dệt sẵn (trừ trang phục));
– Sản xuất đạn quân sự được phân vào nhóm 25200 (Sản xuất vũ khí và đạn dược);
– Sản xuất thiết bị viễn thông cho vệ tinh nhân tạo được phân vào nhóm 26300 (Sản xuất thiết bị truyền thông);
– Sản xuất thiết bị máy bay và thiết bị hàng không được phân vào nhóm 26510 (Sản xuất thiết bị đo lường, kiểm tra, định hướng và điều khiển);
– Sản xuất hệ thống điều khiển không quân được phân vào nhóm 26510 (Sản xuất thiết bị đo lường, kiểm tra, định hướng và điều khiển);
– Sản xuất thiết bị chiếu sáng cho máy bay được phân vào nhóm 27400 (Sản xuất thiết bị điện chiếu sáng);
– Sản xuất các bộ phận đánh lửa và các bộ phận điện khác cho động cơ đốt trong được phân vào nhóm 27900 (Sản xuất thiết bị điện khác);
– Sản xuất pít tông, vòng pít tông và bộ chế hoà khí được phân vào nhóm 28110 (Sản xuất động cơ, tuabin (trừ động cơ máy bay, ô tô, mô tô và xe máy));
– Sản xuất phụ tùng hạ cánh máy bay, máy phóng máy bay và thiết bị liên quan được phân vào nhóm 2829 (Sản xuất máy chuyên dụng khác).
3. Gợi ý cách ghi Mã ngành 3030 Sản xuất máy bay, tàu vũ trụ và máy móc liên quan
Trường hợp 1: Tổng hợp
Mã ngành | Tên ngành |
---|---|
3030 | Sản xuất máy bay, tàu vũ trụ và máy móc liên quan |
Trường hợp 2: Chi tiết
Mã ngành | Tên ngành |
---|---|
3030 | Sản xuất máy bay, tàu vũ trụ và máy móc liên quan Chi tiết: Sửa chữa đại tu bảo dưỡng máy bay trực thăng; cung cấp các thiết bị kỹ thuật, vật tư và dịch vụ xuất nhập khẩu kỹ thuật hàng không ; cải tiến hiện đại hóa trực thăng , thực hiện việc tăng tuổi thọ và các niên hạn sử dụng. |
Trường hợp 3: Chi tiết
Mã ngành | Tên ngành |
---|---|
3030 | Sản xuất máy bay, tàu vũ trụ và máy móc liên quan Chi tiết: – Sản xuất máy bay vận tải hàng hoá và hành khách, cho thể thao và các mục đích khác; – Sản xuất máy bay trực thăng; – Sản xuất tàu lượn, khung diều tàu lượn; – Sản xuất các bộ phận và linh kiện của máy bay như: + Linh kiện chính như thân máy bay, cánh, cửa, bề mặt điều khiển, thiết bị hạ cánh, thùng nhiên liệu, vỏ động cơ máy bay, thiết bị chiếu sáng… + Cánh quạt máy bay, khối quay máy bay lên thẳng và khối động cơ đẩy, + Máy và động cơ trên máy bay + Các bộ phận của máy bay phản lực và tubin phản lực cánh quạt cho máy bay, – Sản xuất phụ tùng hạ cánh máy bay, bộ phận hãm |
Lưu ý: Tùy thuộc vào từng mã ngành, nghề kinh doanh cụ thể cũng như quy định riêng ở từng địa phương mà có thể phải ghi chi tiết cho mã ngành cấp 4 hoặc cam kết hoạt động theo quy định.
4. Dịch vụ pháp lý doanh nghiệp của LawFirm.Vn
Nội dung | Dịch vụ pháp lý |
---|---|
Thành lập doanh nghiệp | – Doanh nghiệp tư nhân; – Công ty TNHH một thành viên; – Công ty TNHH hai thành viên trở lên; – Công ty cổ phần; – Công ty hợp danh; Xem thêm: Trình tự, thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp |
Đăng ký thay đổi | – Thay đổi địa chỉ trụ sở chính; – Thay đổi người đại diện theo pháp luật; – Thay đổi tên doanh nghiệp; – Thay đổi vốn điều lệ (tăng vốn, giảm vốn); – Thay đổi chủ sở hữu/thành viên/cổ đông; – Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; |
Thông báo thay đổi | – Thay đổi ngành, nghề kinh doanh; – Thay đổi nội dung đăng ký thuế; – Thay đổi thông tin người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu là tổ chức; |
Tạm ngừng kinh doanh – tiếp tục kinh doanh trước thời hạn | – Thông báo tạm ngừng kinh doanh; – Đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo; |
Thành lập đơn vị phụ thuộc | – Thành lập chi nhánh; – Thành lập văn phòng đại diện; – Thành lập địa điểm kinh doanh; |
Giải thể | – Giải thể doanh nghiệp; – Chấm dứt hoạt động đơn vị phụ thuộc |