Thành lập công ty truyền thông cần đáp ứng các điều kiện gì? LawFirm.Vn tư vấn chi tiết về vốn pháp định, ngành nghề kinh doanh và giấy phép con cần thiết. Chúng tôi hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh, đăng ký bảo hộ thương hiệu và hoàn tất thủ tục pháp lý nhanh chóng, giúp doanh nghiệp truyền thông đi vào hoạt động thuận lợi.
1. Công ty truyền thông là gì?
Công ty truyền thông là một loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, quảng cáo, marketing, và các dịch vụ liên quan đến việc xây dựng, phát triển và quản lý các chiến dịch truyền thông nhằm mục đích quảng bá thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ hoặc thông điệp của khách hàng. Đây là tổ chức có tư cách pháp nhân, chuyên cung cấp các dịch vụ như quảng cáo, PR, tổ chức sự kiện, sản xuất nội dung truyền hình, radio, internet, và các hoạt động truyền thông khác.
Các hoạt động của công ty truyền thông bao gồm:
- Thiết kế và thực hiện các chiến dịch quảng cáo trên các phương tiện truyền thông.
- Tư vấn chiến lược truyền thông, xây dựng thương hiệu.
- Sản xuất nội dung truyền hình, radio, video, hoặc nội dung số.
- Quản lý các hoạt động PR, tổ chức sự kiện, họp báo.
- Quảng bá thương hiệu qua các kênh truyền thông đa dạng như mạng xã hội, báo chí, truyền hình, internet.
Để thành lập công ty truyền thông, doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam, đồng thời đáp ứng các yêu cầu về vốn, nhân lực, cơ sở vật chất, và các điều kiện pháp lý khác phù hợp với lĩnh vực hoạt động.

2. Trình tự, thủ tục thành lập công ty truyền thông
Trình tự, thủ tục đăng ký thành lập công ty truyền thông cơ bản gồm 03 bước sau: (i) Kiểm tra điều kiện đăng ký kinh doanh; (ii) Nộp hồ sơ, nhận kết quả đăng ký thành lập công ty, doanh nghiệp và (iii) Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.
2.1. Kiểm tra các điều kiện đăng ký kinh doanh
Trước khi đăng ký thành lập công ty, doanh nghiệp về lĩnh vực truyền thông, (những) người sáng lập cần kiểm tra các điều kiện tiên quyết trước khi nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh như:
– Chủ thể thành lập và quản lý công ty, doanh nghiệp: Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020, mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định, trừ trường hợp theo quy định pháp luật.
– Loại hình đăng ký kinh doanh: Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hiện nay có 05 loại hình doanh nghiệp, bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân; Công ty hợp danh; Công ty TNHH một thành viên; Công ty TNHH hai thành viên trở lên và Công ty cổ phần.
– Tên công ty/doanh nghiệp: Khi đặt tên công ty, doanh nghiệp cần tuân thủ quy định đặt tên tại Luật Doanh nghiệp 2020, không đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với công ty, doanh nghiệp khác.
– Địa chủ trụ sở chính: Trụ sở chính của công ty, doanh nghiệp phải đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính.
– Vốn điều lệ: là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
– Ngành nghề kinh doanh: Công ty, doanh nghiệp dự kiến thành lập phải đăng ký mã ngành, nghề kinh doanh theo quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
Trong lĩnh vực truyền thông tại Việt Nam, có một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, yêu cầu doanh nghiệp hoặc tổ chức phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện pháp lý nhất định để được phép hoạt động. Dưới đây là một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực truyền thông:
- Hoạt động quảng cáo:
- Dịch vụ tổ chức sự kiện, họp báo, lễ hội
- Sản xuất, phát hành, truyền dẫn nội dung truyền hình, phát thanh
- Dịch vụ sản xuất nội dung số, nội dung truyền thông trên internet
- Cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền, dịch vụ internet, viễn thông
- Hoạt động của các cơ sở phát hành báo chí, xuất bản, in ấn
- …
Các ngành nghề này đều yêu cầu doanh nghiệp, tổ chức thực hiện các thủ tục đăng ký, xin phép, và đáp ứng các điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, nội dung, và các quy định pháp luật liên quan.
Khi đăng ký ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp cần xem xét và lựa chọn ngành hoặc nghề phù hợp nhất để đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra một cách hiệu quả.
Dưới đây là một số mã ngành, nghề mà công ty nên xem xét, tham khảo khi thực hiện thủ tục đăng ký thành lập công ty truyền thông:
STT | Mã ngành | Tên ngành |
---|---|---|
1 | 8230 | Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại Chi tiết: Tổ chức sự kiện, hội nghị, hội chợ, hội thảo |
2 | 7420 | Hoạt động nhiếp ảnh (trừ sản xuất phim) |
3 | 7410 | Hoạt động thiết kế chuyên dụng Chi tiết: Hoạt động thiết kế, trang trí nội thất, trang trí sự kiện, tiệc sinh nhật, thôi nôi |
4 | 7320 | Nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận |
5 | 7310 | Quảng cáo |
6 | 6021 | Hoạt động truyền hình |
7 | 5912 | Hoạt động hậu kỳ |
8 | 5913 | Hoạt động phát hành phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình |
9 | 5920 | Hoạt động ghi âm và xuất bản âm nhạc |
2.2. Nộp hồ sơ và nhận kết quả đăng ký thành lập công ty truyền thông
2.2.1. Thành phần hồ sơ
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020, Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà hồ sơ đăng ký thành lập công ty truyền thông bao gồm một trong các tài liệu sau:
– Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp;
– Điều lệ công ty truyền thông;
– Danh sách thành viên/cổ đông;
– Giấy tờ pháp lý cá nhân;
– Văn bản ủy quyền thực hiện thủ tục.
2.2.2. Nơi nộp hồ sơ
Người thành lập công ty, doanh nghiệp hoặc công ty, doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo phương thức sau đây:
– Đăng ký công ty, doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh;
– Đăng ký công ty, doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính;
– Đăng ký công ty, doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
2.2.3. Thời hạn giải quyết
Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký công ty, doanh nghiệp là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
2.2.4. Nhận kết quả
Sau khi hồ sơ đăng ký được chấp thuận bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, công ty, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2.3. Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Công ty, doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định của pháp luật. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:
– Ngành, nghề kinh doanh;
– Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần (nếu có).
Lưu ý: Công ty cần phải thực hiện thêm các thủ tục cần thiết khác sau khi thành lập công ty, doanh nghiệp.
3. Dịch vụ thành lập công ty truyền thông tại LawFirm.Vn
Dịch vụ thành lập công ty, doanh nghiệp về lĩnh vực truyền thông tại LawFirm.Vn giúp quý khách hàng giảm khá nhiều thời gian và công sức. Đến với LawFirm.Vn bạn sẽ được cung cấp dịch vụ thành lập công ty truyền thông bao gồm:
- Tư vấn quy trình, thủ tục thành lập công ty truyền thông;
- Tư vấn khách hàng chuẩn bị tài liệu cần thiết;
- Soạn thảo và thay mặt khách hàng nộp hồ sơ thành lập công ty, doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh;
- Theo dõi hồ sơ, bổ sung hoặc sửa chữa hồ sơ (nếu có) theo yêu cầu của chuyên viên;
- Thực hiện thủ tục công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp lên Cổng thông tin;
- Bàn giao giấy phép kinh doanh;
- Hướng dẫn các thủ tục cần lưu ý sau thành lập công ty, doanh nghiệp cho khách hàng…
Lĩnh vực: Doanh nghiệp | Hotline: 0782244468 |
Website: LawFirm.Vn | Email: info@lawfirm.vn |
Facebook: VN Law Firm | Zalo: 0782244468 |
4. Một số câu hỏi thường gặp khi thành lập công ty truyền thông
Những việc cần làm sau khi thành lập công ty truyền thông
Việc hoàn thành thủ tục thành lập doanh nghiệp và được cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh chỉ là điều kiện cần, để đủ điều kiện đi vào hoạt động, doanh nghiệp cần thực hiện các việc sau đây:
– Khắc con dấu pháp nhân
– Treo bảng hiệu công ty
– Mua chữ ký số
– Mở tài khoản ngân hàng
– Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu
– Thông báo phát hành hóa đơn điện tử
– Góp đủ số vốn điều lệ đã đăng ký
Mã ngành nghề công ty truyền thông là gì?
8230 – Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại
7420 – Hoạt động nhiếp ảnh (trừ sản xuất phim)
7410 – Hoạt động thiết kế chuyên dụng
7320 – Nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận
7310 – Quảng cáo
6021 – Hoạt động truyền hình
5912 – Hoạt động hậu kỳ
5913 – Hoạt động phát hành phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình
5920 – Hoạt động ghi âm và xuất bản âm nhạc
Thành lập công ty truyền thông có cần bằng cấp gì không?
Việc thành lập và hoạt động của công ty truyền thông không yêu cầu bắt buộc phải có bằng cấp hoặc chứng chỉ nghề đối với người sáng lập hoặc các thành viên chủ chốt của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để thực hiện các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực truyền thông như quảng cáo, tổ chức sự kiện, sản xuất nội dung số, hoặc dịch vụ truyền thông khác, các cá nhân tham gia cần đáp ứng các yêu cầu về trình độ, chứng chỉ hành nghề phù hợp theo quy định của pháp luật.