Thành lập công ty thời trang cần đáp ứng các điều kiện về đăng ký kinh doanh và tuân thủ quy định về sở hữu trí tuệ. LawFirm.Vn đồng hành cùng bạn từ A-Z: tư vấn pháp lý chuyên sâu, chuẩn bị hồ sơ đăng ký thương hiệu, đến hoàn thiện thủ tục thành lập doanh nghiệp – giúp bạn khởi nghiệp thời trang thuận lợi và bền vững.
1. Công ty thời trang là gì?
Công ty thời trang là một loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thiết kế, sản xuất, kinh doanh và phân phối các sản phẩm liên quan đến thời trang như quần áo, giày dép, phụ kiện, và các sản phẩm thời trang khác. Đây là tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân, nhằm mục đích tạo ra và tiêu thụ các mặt hàng thời trang phù hợp với xu hướng thị trường và nhu cầu của khách hàng.
Các hoạt động của công ty thời trang bao gồm thiết kế mẫu mã, sản xuất hàng hóa, tiếp thị, bán hàng qua các kênh truyền thống hoặc thương mại điện tử, cũng như xây dựng thương hiệu. Công ty thời trang có thể hoạt động trong phạm vi nhỏ lẻ hoặc lớn, từ các thương hiệu thời trang cao cấp đến các doanh nghiệp thời trang bình dân.
Để thành lập công ty thời trang, doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam, đồng thời đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về vốn, nhân lực, cơ sở vật chất, và các điều kiện liên quan khác tùy theo quy mô và lĩnh vực hoạt động.

2. Trình tự, thủ tục thành lập công ty thời trang
Trình tự, thủ tục đăng ký thành lập công ty thời trang cơ bản gồm 03 bước sau: (i) Kiểm tra điều kiện đăng ký kinh doanh; (ii) Nộp hồ sơ, nhận kết quả đăng ký thành lập công ty, doanh nghiệp và (iii) Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.
2.1. Kiểm tra các điều kiện đăng ký kinh doanh
Trước khi đăng ký thành lập công ty, doanh nghiệp về lĩnh vực thời trang, (những) người sáng lập cần kiểm tra các điều kiện tiên quyết trước khi nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh như:
– Chủ thể thành lập và quản lý công ty, doanh nghiệp: Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020, mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định, trừ trường hợp theo quy định pháp luật.
– Loại hình đăng ký kinh doanh: Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hiện nay có 05 loại hình doanh nghiệp, bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân; Công ty hợp danh; Công ty TNHH một thành viên; Công ty TNHH hai thành viên trở lên và Công ty cổ phần.
– Tên công ty/doanh nghiệp: Khi đặt tên công ty, doanh nghiệp cần tuân thủ quy định đặt tên tại Luật Doanh nghiệp 2020, không đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với công ty, doanh nghiệp khác.
– Địa chủ trụ sở chính: Trụ sở chính của công ty, doanh nghiệp phải đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính.
– Vốn điều lệ: là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
– Ngành nghề kinh doanh: Công ty, doanh nghiệp dự kiến thành lập phải đăng ký mã ngành, nghề kinh doanh theo quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
Trong lĩnh vực thời trang tại Việt Nam, có một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, yêu cầu doanh nghiệp hoặc tổ chức phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện pháp lý nhất định để được phép hoạt động. Dưới đây là một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực thời trang:
- Sản xuất, gia công, nhập khẩu, phân phối hàng hóa thời trang cao cấp, hàng hiệu
- Kinh doanh các sản phẩm thời trang có nguồn gốc nước ngoài
- Hoạt động của các cửa hàng, trung tâm thương mại, showroom thời trang cao cấp
- Sản xuất, kinh doanh các phụ kiện thời trang như túi xách, trang sức, đồng hồ, giày dép
- Dịch vụ thiết kế thời trang, tạo mẫu, thời trang theo yêu cầu
- Kinh doanh các sản phẩm thời trang có chứa các thành phần đặc biệt như da, lông thú, hoặc các nguyên liệu cần kiểm định chất lượng
- …
Các ngành nghề này đều yêu cầu doanh nghiệp, tổ chức thực hiện các thủ tục đăng ký, xin phép, và đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực, chứng nhận chất lượng, và các quy định pháp luật liên quan.
Khi đăng ký ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp cần xem xét và lựa chọn ngành hoặc nghề phù hợp nhất để đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra một cách hiệu quả.
Dưới đây là một số mã ngành, nghề mà công ty nên xem xét, tham khảo khi thực hiện thủ tục đăng ký thành lập công ty thời trang:
2.2. Nộp hồ sơ và nhận kết quả đăng ký thành lập công ty thời trang
2.2.1. Thành phần hồ sơ
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020, Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà hồ sơ đăng ký thành lập công ty thời trang bao gồm một trong các tài liệu sau:
– Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp;
– Điều lệ công ty thời trang;
– Danh sách thành viên/cổ đông;
– Giấy tờ pháp lý cá nhân;
– Văn bản ủy quyền thực hiện thủ tục.
2.2.2. Nơi nộp hồ sơ
Người thành lập công ty, doanh nghiệp hoặc công ty, doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo phương thức sau đây:
– Đăng ký công ty, doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh;
– Đăng ký công ty, doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính;
– Đăng ký công ty, doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
2.2.3. Thời hạn giải quyết
Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký công ty, doanh nghiệp là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
2.2.4. Nhận kết quả
Sau khi hồ sơ đăng ký được chấp thuận bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, công ty, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2.3. Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Công ty, doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định của pháp luật. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:
– Ngành, nghề kinh doanh;
– Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần (nếu có).
Lưu ý: Công ty cần phải thực hiện thêm các thủ tục cần thiết khác sau khi thành lập công ty, doanh nghiệp.
3. Dịch vụ thành lập công ty thời trang tại LawFirm.Vn
Dịch vụ thành lập công ty, doanh nghiệp về lĩnh vực thời trang tại LawFirm.Vn giúp quý khách hàng giảm khá nhiều thời gian và công sức. Đến với LawFirm.Vn bạn sẽ được cung cấp dịch vụ thành lập công ty thời trang bao gồm:
- Tư vấn quy trình, thủ tục thành lập công ty thời trang;
- Tư vấn khách hàng chuẩn bị tài liệu cần thiết;
- Soạn thảo và thay mặt khách hàng nộp hồ sơ thành lập công ty, doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh;
- Theo dõi hồ sơ, bổ sung hoặc sửa chữa hồ sơ (nếu có) theo yêu cầu của chuyên viên;
- Thực hiện thủ tục công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp lên Cổng thông tin;
- Bàn giao giấy phép kinh doanh;
- Hướng dẫn các thủ tục cần lưu ý sau thành lập công ty, doanh nghiệp cho khách hàng…
Lĩnh vực: Doanh nghiệp | Hotline: 0782244468 |
Website: LawFirm.Vn | Email: info@lawfirm.vn |
Facebook: VN Law Firm | Zalo: 0782244468 |
4. Một số câu hỏi thường gặp khi thành lập công ty thời trang
Những việc cần làm sau khi thành lập công ty thời trang?
Việc hoàn thành thủ tục thành lập doanh nghiệp và được cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh chỉ là điều kiện cần, để đủ điều kiện đi vào hoạt động, doanh nghiệp cần thực hiện các việc sau đây:
– Khắc con dấu pháp nhân
– Treo bảng hiệu công ty
– Mua chữ ký số
– Mở tài khoản ngân hàng
– Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu
– Thông báo phát hành hóa đơn điện tử
– Góp đủ số vốn điều lệ đã đăng ký
Mã ngành nghề công ty thời trang là gì?
1410 – May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú)
1420 – Sản xuất sản phẩm từ da lông thú
1430 – Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc
4641 – Bán buôn vải, hàng may mặc, giày dép
4649 – Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình
4771 – Bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong các cửa hàng chuyên doanh
Thành lập công ty thời trang có cần bằng cấp gì không?
Không. Kinh doanh thời trang không phải ngành nghề yêu cầu về bằng cấp hay chứng chỉ hành nghề.