Tâm lý học tư pháp có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động tư pháp, đối với quá trình tố tụng.
1. Tâm lý học tư pháp giúp cơ quan tiến hành tố tụng xác định sự thật khách quan củạ vụ án một cách nhanh chóng, chính xác, đưa ra bản án và các quyết định đúng đắn đổ giải quyết vụ án
Việc nghiên cứu, làm rõ đặc điểm tâm lý của người phạm tội, những quy luật tâm lý biểu hiện trong hoạt động phạm tội giúp các cơ quan có thẩm quyền nhanh chóng khám phá vụ án. Hiện nay, ở nhiều nước trên thế giới đã có những trung tâm phân tích và xây dựng chân dung tâm lý người phạm tội, nghĩa là xác định những nét đặc trưng về lứa tuổi, giói tính, dân tộc, tính cách, thói quen, xu hướng… của người phạm tội trên cơ sở của các thông tin đã có. Hoạt động của các trung tâm này đã thu được những kết quả khả quan. Nhiều kẻ phạm tội nguy hiểm bị phát hiện và bị bắt giữ, nhiều vụ án phức tạp được khám phá. Ngoài ra, những phương pháp, những thủ thuật tâm lý được soạn thảo ra trong tâm lý học tư pháp là phương tiện để cơ quan tiến hành tố tụng đấu tranh, với những đối tượng phạm tội ranh mãnh, ngoan cố nhất. Tất cả những điều này cho thấy rằng, những tri thức, hiểu biết về các quy luật của đời sống tâm lý con người là không thể thiếu đối với những người làm việc trong lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội phạm.
2. Tâm lý học tư pháp giúp nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục, cảm hoá người phạm tội
Việc nghiên cứu làm rõ đặc điểm tâm lý, nhân cách của bị can, bị cáo, của phạm nhân trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam, ảnh hưởng của điều kiện, hoàn cảnh sống ở trại giam đối với phạm nhân cho phép người tiến hành tố tụng, giám thị và quản giáo trại giam xây dựng chương trình, những biện pháp tác động phù hợp, đảm bảo cho việc hiện thực hoá mục đích của hoạt động giáo dục trong giai đoạn điều tra, xét xử và đặc biệt là trong giai đoạn thi hành án.
3. Tâm lý học tư pháp góp phần vào công tác phòng ngừa tội phạm
Trên cơ sở nghiên cứu, làm rõ nguyên nhân, điều kiện phạm tội, tâm lý học tư pháp giúp các cơ quan có thẩm quyền đưa ra được những chủ trương, những biện pháp đúng đắn và có hiệu quả trong việc phòng ngừa tội phạm, loại bỏ những yếu tố là nguyên nhân phát sinh tội phạm trong lối sống của cá nhân và cộng đồng.
4. Tâm lý học tư pháp còn có ý nghĩa đối với công tác tuyển dụng, đào tạo cán bộ cho ngành tư pháp, công tác tổ chức hoạt động tư pháp
Để một hoạt động diễn ra có kết quả cao thì trước hết chủ thể tiến hành phải có đủ những phẩm chất mà hoạt động đó đòi hỏi. Mặt khác, công tác tổ chức hoạt động cũng phải phù hợp vói các đặc điểm cơ bản của nó. Vì vậy, việc nghiên cứu điểu kiện và đặc điểm của hoạt động tư pháp vừa giúp đưa ra những tiêu chuẩn trong công tác tuyển dụng cán bộ ngành tư pháp, xác định phương hướng và chương trình đào tạo, bồi dưỡng họ, vừa là cơ sở để tổ chức hoạt động một cách hợp lý. Ngoài các ý nghĩa thực tiễn nói trên, những vấn đề mà tâm lý học tư pháp nghiên cứu còn làm phong phú thêm những tri thức, hiểu biết về đời sống tâm lý con người.