1. Trưng cầu giám định là gì?
Trong quá trình điều tra, để có chứng cứ về một vấn đề mà nhận thức thông thường không thể xác định và kết luận được, cần thiết phải có tri thức từ những người có chuyên môn trong những lĩnh vực khoa học kỹ thuật cụ thể, thì cần phải tiến hành trưng cầu giám định. Trưng cầu giám định là biện pháp điều tra được thực hiện bằng việc Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tổ chức yêu cầu những người có chuyên môn trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật khác nhau đưa ra kết luận về vấn đề cần phải được làm rõ có liên quan đến việc giải quyết vụ án hình sự.
Bản chất của trưng cầu giám định là việc Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát sử dụng kiến thức của những người có chuyên môn và sự hỗ trợ của phương tiện kỹ thuật để làm rõ những vấn đề mà kiến thức thông thường không làm rõ được. Kết quả trưng cầu giám định có ý nghĩa quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án, nó làm cơ sở để hình thành các chứng cứ xác định người phạm tội, công cụ, phương tiện, thủ đoạn phạm tội, đối tượng của tội phạm, thiệt hại do tội phạm gây ra, năng lực trách nhiệm hình sự, năng lực làm chứng của người làm chứng, nguyên nhân, điều kiện phạm tội.
Trưng cẩu giám định có thể chia thành các loại như: trưng cầu giám định bắt buộc, trưng cầu giám định nếu thấy cần thiết, trưng cầu giám định lần đầu, trưng cầu giám định lại, trưng cầu giám định bổ sung, trưng cầu giám định cá nhân, trưng cầu giám định tập thể.
2. Các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định
Căn cứ vào ý nghĩa, giá trị của việc giám định đối với việc giải quyết vụ án, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định các trường hợp bắt buộc phải trưng cẩu giám định. Tính chất bắt buộc của các trường hợp trưng cẩu giám định cho thấy nếu không giám định thì sẽ không thể xác định được sự thật của vụ án cũng như giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Tính bắt buộc thể hiện nếu không giám định sẽ vi phạm nghiêm trọng tố tụng.
Các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định:
- Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án.
- Tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó;
- Nguyên nhân chết người;
- Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động;
- Chất ma tuý, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ;
- Mức độ ô nhiễm môi trường.
Ngoài các trường hợp bắt buộc phải trưng cẩu giám định nói trên, nếu thấy cần thiết thì cơ quan tiến hành tố tụng có thể trưng cầu giám định ở các trường hợp: cần xác định công cụ, phương tiện phạm tội; chữ viết, chữ ký; con dấu, nguyên nhân cháy, nổ, sự cố kỹ thuật, xác định các dấu vết sinh học tại hiện trường, các vấn để chuyên môn sâu mà cơ quan tiến hành tố tụng không thể kết luận được trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, xây dựng.
3. Quy định về trưng cầu giám định trong tố tụng hình sự
Hoạt động trưng cầu giám định chỉ hợp pháp khi nó dựa trên cơ sở quyết định trưng cầu giám định của người có thẩm quyền. Những người có thẩm quyền ra quyết định trưng cầu giám định là: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp, Hội đổng xét xử.
Quyết định trưng cầu giám định có thể được ban hành trên cơ sở ý chí chủ quan của cơ quan tiến hành tố tụng nếu cơ quan này thấy cần thiết, trong một số trường hợp quyết định trưng cầu giám định được ban hành trên cơ sở đề nghị của đương sự hoặc người đại diện của họ khi họ cho rằng cần thiết phải giám định các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan tiến hành tố tụng phải xem xét, ra quyết định trưng cầu giám định. Trường hợp không chấp nhận đề nghị thì thông báo cho người đã đề nghị giám định biết bằng văn bản và nêu rõ lý do. Hết thời hạn này hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì người đề nghị giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định. Người yêu cầu giám định có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật Giám định tư pháp năm 2012.
Việc giám định được tiến hành trong thời hạn quy định tại Điều 208 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Thời hạn này tùy thuộc vào tính chất của đối tượng cần giám định.
Về địa điểm, việc giám định có thể tiến hành tại cơ quan giám định hoặc tại nơi tiến hành điều tra vụ án. Tùy từng trường hợp, người tiến hành giám định có thể lựa chọn giữa hai loại địa điểm này để tiến hành giám định. Giám định tại cơ quan giám định sẽ có thuận lợi về trang thiết bị, cơ sở vật chất.
Về thời gian, việc giám định phải được tiến hành ngay sau khi có quyết định trưng cầu, yêu cẩu giám định. Đây là quy định nhằm bảo đảm tính kịp thời, nhanh chóng của việc giải quyết vụ án hình sự.
Về người tham dự, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, người yêu cầu giám định có thể tham dự giám định nhưng phải báo trước cho người giám định biết. Việc tham dự giám định sẽ giúp Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, người yêu cầu giám định nắm rõ hơn về quá trình và kết quả giám định.
Về hình thức giám định, căn cứ vào số lượng người giám định, có thể chia ra thành giám định cá nhân và giám định tập thể. Giám định cá nhân là việc giám định do 01 người thực hiện. Giám định tập thể là việc giám định do 02 người trở lên thực hiện.
Trong trường hợp giám định cá nhân thì người giám định thực hiện việc giám định, ký vào bản kết luận giám định và chịu trách nhiệm cá nhân về kết luận giám định đó.
Trong trường hợp giám định tập thể về một lĩnh vực chuyên môn thì những người giám định cùng thực hiện việc giám định, ký vào bản kết luận giám định chung và cùng chịu trách nhiệm về kết luận giám định đó; nếu có ý kiến khác thì giám định viên ghi ý kiến của mình vào bản kết luận giám định và chịu trách nhiệm về ý kiến đó. Trường hợp giám định tập thể thuộc nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau thì mỗi người giám định thực hiện phần việc giám định thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình và chịu trách nhiệm cá nhân về phần kết luận giám định đó.
Giám định bổ sung: việc giám định bổ sung được tiến hành trong trường hợp nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ và khi phát sinh vấn đề mới cần phải giám định liên quan đến tình tiết của vụ án đã có kết luận giám định trước đó. Việc giám định bổ sung có thể do tổ chức, cá nhân đã giám định hoặc tổ chức, cá nhân khác thực hiện. Việc trưng cầu, yêu cầu giám định bổ sung được thực hiện như giám định lần đầu.
Giám định lại: việc giám định lại được thực hiện khi có nghi ngờ kết luận giám định lần đầu không khách quan, không hợp pháp và không chính xác. Việc giám định lại phải do người giám định khác thực hiện.
Cơ quan trưng cầu giám định tự mình hoặc theo đề nghị của người tham gia tố tụng quyết định việc trưng cầu giám định lại. Trường hợp người trưng cầu giám định không chấp nhận yêu cầu giám định lại thì phải thông báo cho người đề nghị giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp có sự khác nhau giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại về cùng một nội dung giám định thì việc giám định lại lần thứ hai do người trưng cầu giám định quyết định. Việc giám định lại lẩn thứ hai phải do Hội đổng giám định thực hiện theo quy định của Luật Giám định tư pháp năm 2012.
Trường hợp đặc biệt, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc giám định lại sau khi đã có kết luận của Hội đồng giám định. Việc giám định lại trong trường hợp đặc biệt phải do Hội đổng mới thực hiện, những người đã tham gia giám định trước đó không được giám định lại. Kết luận giám định lại trong trường hợp này được sử dụng để giải quyết vụ án.
Kết luận giám định là nguồn chứng cứ theo quy định tại Điều 87 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Kết luận giám định tư pháp là nhận xét, đánh giá bằng văn bản của người giám định tư pháp về đối tượng giám định theo nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định. Kết luận giám định phải ghi rõ kết quả giám định đối với những nội dung đã được trưng cầu, yêu cầu và những nội dung khác theo quy định của Luật Giám định tư pháp năm 2012.
Kết luận giám định có ý nghĩa đối với việc giải quyết nhanh chóng, kịp thời và đúng đắn vụ án hình sự. Vì vậy, trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra kết luận giám định, tổ chức, cá nhân đã tiến hành giám định phải gửi kết luận giám định cho cơ quan đã trưng cầu, người yêu cầu giám định.
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được kết luận giám định, cơ quan đã trưng cầu, người yêu cầu giám định phải gửi kết luận giám định cho Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.
Để làm sáng tỏ nội dung kết luận giám định, cơ quan trưng cầu, người yêu cầu giám định có quyền yêu cẩu tổ chức, cá nhân đã tiến hành giám định giải thích kết luận giám định; hỏi thêm người giám định về những tình tiết cần thiết.
Kết luận giám định là nhận xét, đánh giá chuyên môn của người giám định về đối tượng giám định. Quyền của bị can, bị cáo, bị hại và những người tham gia tố tụng khác có thể xem như nghĩa vụ đối với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác có quyền đề nghị trưng cầu giám định. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị này, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải xem xét, ra quyết định trưng cầu giám định.
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được kết luận giám định thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo kết luận giám định cho bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác có liên quan. Việc thông báo kết luận giám định sẽ bảo đảm quyền của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác có liên quan, đặc biệt khi họ không đổng ý với kết luận giám định.
Bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến của mình về kết luận giám định; đề nghị giám định bổ sung hoặc giám định lại. Trường hợp họ trình bày trực tiếp thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải lập biên bản. Trường hợp Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án không chấp nhận đề nghị của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác thì phải thông báo cho người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do.