Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của ngành xây dựng, việc nắm rõ trình tự, thủ tục thành lập công ty xây dựng mới nhất là rất quan trọng. Bài viết này, LawFirm.Vn sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các bước cần thực hiện, từ việc chuẩn bị hồ sơ đến các quy định pháp lý cần tuân thủ. Hãy cùng khám phá để bạn có thể khởi nghiệp thành công trong lĩnh vực này!
1. Công ty xây dựng là gì?
Công ty xây dựng là một đơn vị hay tổ chức có đầy đủ chức năng, năng lực về ngành xây dựng. Lĩnh vực cụ thể bao gồm thiết kế và quản lý các công trình xây dựng. Công ty này có thể ký kết trực tiếp hợp đồng xây dựng với các chủ đầu tư. Sau đó doanh nghiệp tiến hành nhận thầu toàn bộ một loại công việc. Hoặc có thể là toàn bộ công việc của dự án đầu tư xây dựng cho một công trình.
Công ty này chuyên về việc xây dựng các công trình như nhà ở, tòa nhà, cơ sở hạ tầng, cầu đường và các công trình công cộng khác. Công ty xây dựng cần phải tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn an toàn và môi trường. Song công ty xây dựng phải đảm bảo rằng các công trình được xây dựng chất lượng và an toàn.
2. Điều kiện thành lập công ty xây dựng
2.1. Điều kiện về người thành lập doanh nghiệp xây dựng
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 và Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020, tất cả tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập, góp vốn thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam. Ngoại trừ những trường hợp sau:
- Tổ chức không có tư cách pháp nhân.
- Người dưới 18 tuổi hoặc không có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
- Cơ quan nhà nước và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản của nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh với mục tiêu lợi ích riêng.
- Cán bộ, công chức, và viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, và viên chức.
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, và quân nhân chuyên nghiệp, cùng với công nhân quốc phòng trong các cơ quan và đơn vị thuộc quân đội nhân dân Việt Nam. Tương tự, sĩ quan và hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan và đơn vị thuộc công an nhân dân Việt Nam.
- Cán bộ lãnh đạo và quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu của nhà nước, trừ những người được uỷ quyền để đại diện quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại các doanh nghiệp khác.
- Người đang thụ án tù hoặc đang bị toà án cấm hành nghề kinh doanh.
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.
2.2. Điều kiện về chứng chỉ hành nghề khi thành lập công ty tư vấn xây dựng
Nếu doanh nghiệp chọn đăng ký trong nhóm ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp thông thường, không có các yêu cầu cụ thể về vốn, trình độ, hoặc kinh nghiệm. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp quyết định hoạt động trong các lĩnh vực sau đây, họ phải có chứng chỉ năng lực liên quan đến xây dựng:
- Khảo sát xây dựng.
- Lập quy hoạch xây dựng.
- Thiết kế và kiểm tra thiết kế dự án xây dựng.
- Lập và kiểm tra dự án đầu tư xây dựng.
- Tư vấn quản lý dự án.
- Thi công xây dựng công trình.
- Giám sát thi công xây dựng.
- Kiểm định xây dựng.
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Khi đăng ký ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp cần xem xét và lựa chọn ngành hoặc nghề phù hợp nhất để đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra một cách hiệu quả.
3. Trình tự, thủ tục thành lập công ty xây dựng
Trình tự, thủ tục đăng ký thành lập công ty xây dựng cơ bản gồm 03 bước sau: (i) Kiểm tra điều kiện đăng ký kinh doanh; (ii) Nộp hồ sơ, nhận kết quả đăng ký thành lập công ty, doanh nghiệp và (iii) Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.
3.1. Kiểm tra các điều kiện đăng ký kinh doanh
Trước khi đăng ký thành lập công ty, doanh nghiệp, (những) người sáng lập cần kiểm tra các điều kiện tiên quyết trước khi nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh như:
– Chủ thể thành lập và quản lý công ty, doanh nghiệp
– Loại hình đăng ký kinh doanh
– Tên công ty/doanh nghiệp
– Địa chủ trụ sở chính
– Vốn điều lệ
– Ngành nghề kinh doanh
Dưới đây là một số mã ngành mà doanh nghiệp nên xem xét khi thực hiện thủ tục thành lập công ty xây dựng:
3.2. Nộp hồ sơ và nhận kết quả đăng ký thành lập công ty xây dựng
3.2.1. Thành phần hồ sơ
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020, Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà hồ sơ đăng ký thành lập công ty, doanh nghiệp bao gồm một trong các tài liệu sau:
– Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp;
– Điều lệ công ty;
– Danh sách thành viên/cổ đông;
– Giấy tờ pháp lý cá nhân;
– Văn bản ủy quyền thực hiện thủ tục.
3.2.2. Nơi nộp hồ sơ
Người thành lập công ty, doanh nghiệp hoặc công ty, doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo phương thức sau đây:
– Đăng ký công ty, doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh;
– Đăng ký công ty, doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính;
– Đăng ký công ty, doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
2.2.3. Thời hạn giải quyết
Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký công ty, doanh nghiệp là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
3.2.4. Nhận kết quả
Sau khi hồ sơ đăng ký được chấp thuận bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, công ty, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3.3. Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Công ty, doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định của pháp luật. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:
– Ngành, nghề kinh doanh;
– Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần (nếu có).
Lưu ý: Công ty cần phải thực hiện thêm các thủ tục cần thiết khác sau khi thành lập công ty, doanh nghiệp.
4. Dịch vụ thành lập công ty xây dựng tại LawFirm.Vn
Dịch vụ thành lập công ty, doanh nghiệp về lĩnh vực xây dựng tại LawFirm.Vn giúp quý Khách hàng giảm khá nhiều thời gian và công sức. Đến với LawFirm.Vn bạn sẽ được cung cấp dịch vụ thành lập công ty, doanh nghiệp về lĩnh vực xây dựng bao gồm:
- Tư vấn quy trình, thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp;
- Tư vấn khách hàng chuẩn bị tài liệu cần thiết;
- Soạn thảo và thay mặt khách hàng nộp hồ sơ thành lập công ty, doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh;
- Theo dõi hồ sơ, bổ sung hoặc sửa chữa hồ sơ (nếu có) theo yêu cầu của chuyên viên;
- Thực hiện thủ tục công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp;
- Bàn giao Giấy phép kinh doanh;
- Hướng dẫn các thủ tục cần lưu ý sau thành lập công ty, doanh nghiệp cho khách hàng…
Lĩnh vực: Doanh nghiệp | Hotline: 0782244468 |
Website: LawFirm.Vn | Email: info@lawfirm.vn |
Facebook: LawFirm.Vn | Zalo: 0782244468 |