1. Căn cứ pháp lý
Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới được quy định tại Điều 189 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 39 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017):
Điều 189. Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới
1. Người nào vận chuyển qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
c) Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Phạm tội 02 lần trở lên;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội trong trường hợp vật phạm pháp trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; hàng hóa trị giá dưới 200.000.000 đồng nhưng là di vật, cổ vật; hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, e và g khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
2. Cấu thành tội phạm của tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới
2.1. Khách thể của tội phạm
Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới xâm phạm chế độ quản lý ngoại thương của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đối tượng của tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới là: Hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý; vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa; hàng cấm.
2.2. Mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội phạm là hành vi vận chuyển trái phép qua biên giới hàng hoá, tiền tệ, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý có giá trị từ một trăm triệu đồng trở lên hoặc người vận chuyển đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án và chưa được xoá án tích về hành vi quy định tại Điều này hoặc một trong các Điều 188, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 BLHS.
Ví dụ: Cuối tháng 3/2018, Ngô Tuấn V và Nguyễn Văn H là thuyền trưởng của tàu NB-27.. và NB-23… cho đã có hành vi vận chuyển 1700 tấn than trị giá 1.400.000.000 đ không cỏ giấy tờ từ thành phố Móng Cái sang Trung Quốc. Khi hai tàu chạy đến khu vực cửa Tiếu, huyện Hải Hà (Quảng Ninh) thì bị Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh bắt giữ. sổ than mà V, H vận chuyến là của Nguyễn Quang H ở thành phố Hạ Long thuê V và H vận chuyển sang Trung Quốc.
Đối với hàng cấm, người vận chuyển phải vận chuyển trái phép qua biên giới số lượng lớn hàng cấm hoặc đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án và chưa được xoá án tích về hành vi được quy định trong các điều luật nêu trên thì mới cấu thành tội danh này.
Tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới hoàn thành từ thời điểm người phạm tội thực hiện hành vi chuyển hàng hóa một cách trái phép qua biên giới hoặc chuyển hàng hoá một cách trái phép vào hoặc ra khỏi kho ngoại quan.
2.3. Mặt chủ quan của tội phạm
Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý.
2.4. Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội buôn lậu là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi do luật định.
3. Hình phạt
– Khoản 1 quy định phạt tiền từ năm triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến hai năm.
– Khoản 2 bị phạt tù từ hai năm đến năm năm nếu: Vật phạm pháp có giá trị từ ba trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; hàng cấm có số lượng rất lớn; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; phạm tội nhiều lần; tái phạm nguy hiểm.
– Khoản 3, bị phạt tù từ năm năm đến mười năm nếu: Vật phạm pháp có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên hoặc hàng cẩm có số lượng đặc biệt lớn – Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm…