1. Căn cứ pháp lý
Tội đầu cơ được quy định tại Điều 196 Bộ luật Hình sự 2015 (được bổ sung bởi Điểm i Khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017):
Điều 196. Tội đầu cơ
1. Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Hàng hóa trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
d) Hàng hóa trị giá từ 1.500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
đ) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Hàng hóa trị giá 3.000.000.000 đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;
c) Tái phạm nguy hiểm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị xử phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, d, đ và e khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;
d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
2. Cấu thành tội phạm của tội đầu cơ
2.1. Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm là trật tự quản lý thị trường hàng hoá và lợi ích người tiêu dùng. Tội đầu cơ là một tội phạm về kinh tế xâm phạm trật tự quản lý thị trường hàng hóa của Nhà nước gây thiệt hại cho Nhà nước và người tiêu dùng. Người phạm tội đầu cơ đã lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo về hàng hóa trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh thực hiện hành vi mua vét hàng hóa nhàm bán lại thu lợi bất chính. Theo pháp luật, người đó bị xử phạt về tội đầu cơ theo quy định tại Điều 196 BLHS.
2.2. Mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội phạm thể hiện ở hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa nhằm bán lại thu lời bất chính. Đối tượng của tội đầu cơ là hàng hoá được phép lưu thông.
– Lợi dụng tình hình khan hiếm mua vét hàng hoá là lợi dụng những khó khăn về sản xuất, lưu thông một loại hàng hoá nào đó.
– Tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh mua vét hàng hóa nhàm bán lại kiếm lời bất chính là dùng thủ đoạn trái phép, tác động một cách giả tạo đến cung cầu, giá cả, gây nên những khó khăn mới hoặc làm trầm trọng thêm những khó khăn trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh mua vét hàng hóa để bán lại kiếm lời bất chính.
– Mua vét hàng hóa có số lượng lớn là mua vét với số lượng quá nhiều so với nhu cầu dự trừ hoặc sinh hoạt của bản thân hoặc gia đình. Đó là hành vi mua gom hàng hoá về tích lại với mục đích chờ giá cao hơn rồi bán lại thu lời bất chính lớn.
– Hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội đầu cơ. Hậu quả nghiêm trọng là thị trường bị lùng loạn, giá cả đột biến, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
Tội phạm hoàn thành từ thời điểm mua vét hàng hoá và gây ra hậu quả nghiêm trọng nêu trên.
2.3. Mặt chủ quan của tội phạm
Tội đầu cơ được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích thu lợi bất chính là dấu hiệu bắt buộc của tội đầu cơ không phụ thuộc vào việc thực tế người phạm tội có thể thu lời được hoặc không thu lời được thậm chí bị lỗ hay không. Do vậy, trong thực tiễn áp dụng pháp luật phải chứng minh mục đích của người phạm tội là thu lợi bất chính.
2.4. Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội đầu cơ là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi do luật định.
3. Về hình phạt
– Khoản 1, phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
– Khoản 2, bị phạt tù từ ba năm đến mười năm nếu: Có tổ chức; gây hậu quả rất nghiêm trọng; tái phạm nguy hiểm; lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; thu lợi bất chính lớn; hàng đầu cơ có số lượng rất lớn.
– Khoản 3, bị phạt tù từ tám năm đến mười lăm năm nếu: hàng đầu cơ có sổ lượng đặc biệt lớn; thu lợi bất chính đặc biệt lớn; gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Ngoài ra, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 30 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.