Tình trạng người lao động thử việc cảm thấy không phù hợp với năng lực, sở thích vẫn thường gặp, nhất là đối với những bạn trẻ mới ra trường. Vậy nếu thử vệc không phù hợp nghỉ ngang có được không? Cùng LawFirm.Vn tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé!
1. Thử việc không phù hợp nghỉ ngang được không?
Căn cứ theo Bộ luật Lao động 2019 tại khoản 1 Điều 27 thì người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động khi kết thúc thời gian thử việc.
– Nếu người lao động thử việc đạt yêu cầu, người sử dụng lao động:
+ Tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động
+ Hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc
Nếu người lao động thử việc không đạt yêu cầu:
Hai bên chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
Do đó, nếu cảm thấy thử việc không phù hợp bạn có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết và không cần báo trước, cũng không phải bồi thường.
2. Thử việc dưới 10 ngày, có được nhận lương không?
Theo quy định trên có thể thấy, bạn có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu trong thời gian thử việc cảm thấy công việc không phù hợp với bản thân.
Về phần lương thử việc, bạn vẫn được chi trả theo đúng quy định dựa trên số ngày thực tế bạn đã làm việc tại công ty.
Điều 26 Bộ luật Lao Động 2019, tiền lương trong thời gian thử việc của người lao động là do hai bên thỏa thuận tuy nhiên mức thấp nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Hiện, không có quy định số ngày thử việc tối thiểu để được trả lương, vì vậy, cho dù bạn làm chỉ một ngày vẫn được trả lương bình thường.
Ví dụ: lương chính thức của bạn là 10 triệu đồng, thì mức lương thử việc tối thiểu phải là 85% tức là 8,5 triệu đồng.
Nếu một tháng có 25 công thì một ngày công thử việc của bạn sẽ là:
8.500.000 : 25 = 340.000 đồng.
Nếu bạn làm 9 ngày thì số tiền lương 09 ngày thử việc bạn nhận được là:
340.000 x 9 = 3.060.000 đồng.
Ngoài bị phạt tiền, người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.
3. Các lý do nên cân nhắc nghỉ việc khi đang thử việc
3.1 Công việc không giống với mô tả khi phỏng vấn
Thử việc là giai đoạn để làm quen với công việc mớ, cũng là thời điểm để so sánh những gì nhà tuyển dụng đã nói về công việc khi phỏng vấn và công việc thực tế. Nên nếu nhận ra có sự sai lệch, nên trao đổi trực tiếp với quản lý để có thể làm đúng công việc được tuyển. Nếu không được đáp ứng, bạn có thể nghĩ đến việc tìm một công việc khác.
3.2. Có một người quản lý kém hiệu quả
Việc bất mãn với người quản lý khi đang trong thời gian thử việc có lẽ không hiếm gặp. Đó có thể là sự không hòa hợp về phong cách làm việc, không có tiếng nói chung trong nhiêu vấn đề. Nếu không thể trao đổi và giải quyết sự khác biệt thì bạn nên tìm cho mình một người dẫn dắt tốt hơn.
3.3. Không hòa nhập được với văn hóa công ty
“Sốc” văn hóa là tình trạng nhiều nhân viên mới gặp phải, nếu công ty không có động thái để giúp người mới hòa nhập thì vị trí việc làm tốt cũng không có ý nghĩa gì.
Làm việc ở môi trường làm việc bí bách, bị cô lập,… thì vấn đề nghỉ làm chỉ là việc sớm hay muộn, cần tìm một môi trường khiến tinh thần làm việc tích cực, hăng say, dễ kết nối hơn.
3.4. Không yêu thích công việc đang làm
Nếu đang làm một công việc mà không có động lực cũng không có một chút đam mê hay hứng khởi có thể là công việc này không phù hợp với bạn.
Nếu công việc mà bản thân không yêu thích sẽ không được bền lâu và khó đạt được hiệu quả tốt. Cần tìm cho mình công việc mới đúng sở thích với bản thân.
3.5. Khi có cơ hội việc làm tốt hơn
Nhiều người nghỉ việc khi đang thử việc ở công ty này để nhận một cơ hội việc làm tốt hơn tại công ty khác. Tốt hơn ở đây có thể là mức lương, cơ hội phát triển trong tương lai.
Tuy nhiên, trước khi quyết định hãy cân nhắc những ưu và nhược điểm của cả hai công việc để có sự lựa chọn đúng đắn nhất.
Thử việc là thời gian để cả người sử dụng lao động và người lao động nhìn nhận, đánh giá xem liệu cả hai bên có phù hợp để gắn bó lâu dài không. Người lao động có thể nghỉ việc trong thời gian thử việc nếu có lý do hợp lý. Thế nhưng, nếu sơ yếu lý lịch ghi nhận nhiều lần “nhảy việc” sẽ là điều hạn chế của ứng viên trong quá trình tìm việc. Do đó, dù nghỉ việc trong thời gian thử việc với bất kì lý do gì cũng cần cân nhắc một cách cẩn thận.