Bảo lãnh ngân hàng là gì? Bảo lãnh dân sự là gì? Sự khác nhau giữa hai loại bảo lãnh này như thế nào? Cùng LawFirm.Vn tìm hiểu chi tiết qua bài viết này.
Tiêu chí | Bảo lãnh ngân hàng | Bảo lãnh (dân sự) |
Căn cứ pháp lý | – Khoản 18 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010;
– Khoản 1 Điều 3 Thông tư 11/2022/TT-NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành. |
– Điều 335 Bộ luật Dân sự 2015. |
Khái niệm | Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên bảo lãnh là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh theo thỏa thuận đã ký. | Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. |
Bản chất | Là một hình thức cấp tín dụng – cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng. | Là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. |
Chủ thể bảo lãnh | Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài | Tổ chức, cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự |
Đối tượng thực hiện bảo lãnh | Nghĩa vụ tài chính (trả tiền, giấy tờ có giá…) | Nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh phải thực hiện (chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác…)
Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác |
Điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh | Khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh | Nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ;
Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh |
Quyền yêu cầu của bên bảo lãnh | Bên được bảo lãnh bắt buộc nhận nợ trả thay, lãi suất áp dụng đối với số tiền trả thay và nghĩa vụ hoàn trả nợcho bên bảo lãnh theo thỏa thuận đã ký. | Bên bảo lãnh có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh đã thực hiện, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. |
Phí/thù lao | Có thể thỏa thuận phí bảo lãnh trong thỏa thuận cấp bảo lãnh | Bên bảo lãnh được hưởng thù lao nếu bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh có thỏa thuận. |
Miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh | Trong trường hợp bên nhận bảo lãnh miễn thực hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh hoặc bên xác nhận bảo lãnh thì bên được bảo lãnh vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đã cam kết đối với bên nhận bảo lãnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc thực hiện nghĩa vụ liên đới theo quy định của pháp luật. | Trường hợp bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh mà bên nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh thì bên được bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
|