Một doanh nghiệp nếu muốn hoạt động tốt đều cần phải nắm rõ các loại vốn. Trong đó, có các loại vốn như vốn điều lệ, vốn pháp định, vốn góp. Bài viết dưới đây sẽ đi sâu vào phân tích vốn đầu tư và các tiêu chí để phân loại vốn đầu tư. Cùng LawFirm.Vn tìm hiểu nhé!
1. Vốn đầu tư là gì?
Vốn đầu tư là số tiền mà người quản lý cân nhắc về việc bỏ vốn để đầu tư vào một mục tiêu kinh doanh nào đó. Việc đầu tư vốn với hy vọng mang lại lợi nhuận hoặc đạt được một mục tiêu kinh doanh nào đó trong tương lai. Số tiền đầu tư này thường được tích lũy từ xã hội, tích lũy từ các cơ sở sản xuất kinh doanh. Hoặc tiền tiết kiệm của dân và vốn huy động từ nước ngoài.
Hay nói một cách khác, vốn đầu tư là tổng số tiền mà bỏ ra với mong muốn đạt được một mục đích đầu tư nào đó. Vốn đầu tư sẽ được thu về trong một khoảng thời gian nhất định.
- Trong sản xuất hàng hóa, vốn đầu tư dùng làm tiền để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Đối với các cơ sở kinh doanh, số tiền này dùng để xây dựng nhà xưởng. Đồng thời, mua sắm các trang thiết bị, nguyên vật liệu và trả lương cho người lao động.
- Tăng thêm vốn lưu động nhằm mở rộng cơ sở, hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại.
- Sửa chữa hoặc mua sắm các tài sản cố định. Hay thay thế tài sản cũ đã bị hư hỏng.
2. Các tiêu chí phân loại vốn đầu tư
Phân loại vốn đầu tư là gì? Đây là một hành động nhằm chia nhỏ tổng mức đầu tư. Thành từng nhóm, từng tổ nhỏ nhằm đáp ứng những yêu cầu, mục tiêu đầu tư khác nhau cho doanh nghiệp. Vì sao cần phải phân loại vốn đầu tư? Để phản ánh được mọi mặt và toàn diện của hoạt động đầu tư. Qua đó, ta nắm bắt được tỷ lệ đầu tư của doanh nghiệp, cân đối lại các khoản đầu tư sao cho có lời nhất.
2.1. Phân loại theo đối tượng đầu tư
– Đầu tư vào cơ sở vật chất: nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị, vật tư… Để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp. Hoặc phục vụ cho các mục đích liên quan đến xã hội.
– Đầu tư tài chính có nhiều hình thức khác nhau. Có thể là mua cổ phiếu, trái phiếu. Hoặc cũng có thể là cho vay lấy lãi, gửi tiền ngân hàng…
2.2. Phân loại theo tiêu chí tái sản xuất tài sản cố định
– Đầu tư mới: trang bị những tài sản mới hoàn toàn. Đó là những tài sản trước nay chưa từng có tại các công ty, các doanh nghiệp. Đó là các thiết bị, vật tư, máy móc, công nghệ hoàn toàn mới.
– Đầu tư mở rộng: trên cơ sở đã có sẵn và phát triển lên. Vốn để mua sắm thêm các trang thiết bị, các bộ phận hoặc hiện đại hóa, cải tiến các tài sản hiện có.
– Đầu tư hỗn hợp: kết hợp hai loại trên.
2.3. Phân loại theo nguồn vốn
– Vốn đầu tư Nhà nước: dành cho mục đích liên quan đến xã hội. Trong đó bao gồm các hoạt động như: cơ sở hạ tầng an sinh xã hội, an ninh Quốc phòng. Hoặc hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhà nước phát triển.
– Vốn đầu tư tín dụng do nhà nước bảo lãnh. Ở đây, các doanh nghiệp vay vốn nhà nước phục vụ cho hoạt động kinh doanh và phát triển của mình.
– Vốn đầu tư phát triển của các doanh nghiệp nhà nước: vốn khấu hao cơ bản, vốn của các doanh nghiệp nước ngoài gồm FDI và ODA. Bên cạnh đó còn có vốn tích lũy từ lợi nhuận sau thuế, vốn tự huy động của doanh nghiệp…
Xem thêm: Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả kinh doanh của DN nhỏ và vừa