Mẫu số 12-HS Quyết định bắt, tạm giam (áp dụng khi kết thúc phiên tòa đối với bị cáo đang được tại ngoại) ban hành kèm theo Nghị quyết 05/2017/NQ-HĐTP.
1. Thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam
Điều 113 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định những người sau đây có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam:
– Trong giai đoạn điều tra, việc bắt bị can để tạm giam do thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp trong và ngoài quân đội quyết định.
Lệnh bắt bị can để tạm giam của Cơ quan điều tra phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Sự phê chuẩn của Viện kiểm sát là thủ tục pháp lý bắt buộc nhằm kiểm tra tính có căn cứ và tính hợp pháp của lệnh bắt để bảo đảm hiệu lực của lệnh bắt người cũng như sự cần thiết phải bắt tạm giam bị can. Ngoài ra, quy định việc xem xét để phê chuẩn lệnh bắt người của Cơ quan điều tra trước khi thi hành còn giúp hạn chế tình trạng lạm dụng quyền được áp dụng biện pháp ngăn chặn để tác động một cách trái pháp luật đến quyền con người, quyền công dân vì những mục đích cá nhân. Thời hạn xem xét để ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn lệnh bắt bị can để tạm giam là 03 ngày kể từ khi Viện kiểm sát nhận được công văn đề nghị xét phê chuẩn cùng các tài liệu có liên quan đến việc bắt. Trường hợp chưa rõ căn cứ để phê chuẩn hoặc để từ chối phê chuẩn lệnh bắt bị can để tạm giam, Viện kiểm sát làm văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra bổ sung tài liệu chứng cứ để xác định rõ các căn cứ này trước khi ra quyết định.
– Trong giai đoạn truy tố, việc bắt bị can để tạm giam do Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp quyết định.
– Trong giai đoạn xét xử, việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam do Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử quyết định.
2. Mẫu số 12-HS Quyết định bắt, tạm giam (áp dụng khi kết thúc phiên tòa đối với bị cáo đang được tại ngoại)
Mẫu số 12-HS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐTP ngày 19 tháng 9 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
TÒA ÁN…………………….(1)
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
Số:…./…. (2)/HSPT-QĐBTG | ………., ngày….. tháng….. năm…… |
QUYẾT ĐỊNH BẮT, TẠM GIAM
TÒA ÁN(3)……………………………..
Thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm có:
Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa: Ông (Bà)(4)……………………………………..
Thẩm phán: Ông (Bà)(5)……………………………………………………………………
Ông (Bà)………………………………………………………………………
Căn cứ các điều 109, 113, 119 và 347 của Bộ luật Tố tụng hình sự;
Căn cứ Biên bản nghị án ngày……tháng……năm……của Hội đồng xét xử phúc thẩm;
Xét thấy cần thiết bắt, tạm giam bị cáo để thi hành án,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1
Bắt, tạm giam bị cáo:(6)…………………………………………………………………….
Bị Tòa án cấp phúc thẩm xử phạt(7)………….. về tội (các tội)(8)………………
Theo điểm (các điểm)…….khoản (các khoản)………Điều (các điều)……… của Bộ luật Hình sự.
Thời hạn tạm giam là:(9)……………, kể từ ngày tuyên án.
Điều 2
Công an(10)…………………………………………có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: – (11)…………………….; – Lưu hồ sơ vụ án. | TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ
|
Mẫu số 12-HS Quyết định bắt, tạm giam (áp dụng khi kết thúc phiên tòa đối với bị cáo đang được tại ngoại):
3. Hướng dẫn sử dụng mẫu số 12-HS Quyết định bắt, tạm giam (áp dụng khi kết thúc phiên tòa đối với bị cáo đang được tại ngoại)
(1) và (3) ghi tên Tòa án xét xử phúc thẩm; nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi tên Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội); nếu là Tòa án nhân dân cấp cao thì ghi: Tòa án nhân dân cấp cao tại (Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh…); nếu là Tòa án quân sự ghi Tòa án quân khu (Tòa án quân sự Quân khu 1).
(2) ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra Quyết định (ví dụ: Số: 01/2017/HSPT-QĐBTG).
(4) và (5) ghi đầy đủ họ tên của Thẩm phán; nếu là Tòa án quân sự thì không ghi Ông (Bà) mà ghi cấp bậc quân hàm.
(6) ghi họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp.
(7) nếu là tù có thời hạn ghi cả số và cả bằng chữ mức phạt tù bị Tòa án cấp phúc thẩm xử phạt.
(8) ghi các tội bị Tòa án xét xử .
(9) ghi cả số và cả bằng chữ; nếu thời hạn hình phạt tù còn lại từ 45 ngày trở lên thì ghi thời hạn tạm giam là 45 ngày (bốn mươi lăm ngày); nếu thời hạn hình phạt tù còn lại dưới 45 ngày thì ghi thời hạn tạm giam bằng thời hạn hình phạt tù còn lại và trong trường hợp này cần ghi thêm hết thời hạn tạm giam này, Trại tạm giam, Nhà tạm giữ, Buồng tạm giữ có trách nhiệm trả tự do ngay cho bị cáo, nếu họ không bị giam, giữ về hành vi vi phạm nào khác.
(11) nếu là Tòa án quân sự thì ghi Đơn vị Cảnh vệ.
(12) Viện kiểm sát cùng cấp; Cơ quan công an (Đơn vị Cảnh vệ), bị cáo.