Căn cứ khoản 1 Điều 403 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Pháp luật quy định phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Như vậy trong trường hợp có một số thông tin trong hợp đồng cần phải sửa đổi, điều chỉnh, các bên có thể ký phụ lục hợp đồng. Và cũng không có giới hạn về số lượng phụ lục hợp đồng đi kèm trừ một số trường hợp hợp đồng đặc thù. Cùng LawFirm.Vn tìm hiểu về mẫu phụ lục thay đổi thông tin hợp đồng qua bài viết dưới đây.
1. Quy định về phụ lục hợp đồng
Phụ lục hợp đồng không phải là hợp đồng phụ. Hợp đồng phụ là một hợp đồng riêng biệt tách khỏi hợp đồng chính và có hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính. Còn phụ lục hợp đồng là một bộ phận của hợp đồng, hiệu lực của nó như hiệu lực của hợp đồng mà nó kèm theo. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.
Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.
Trường hợp phụ lục hợp đồng bị vô hiệu thì hợp đồng vẫn có hiệu lực, tuy nhiên nếu hợp đồng vô hiệu một phần hoặc toàn bộ sẽ dẫn đến phụ lục hợp đồng cũng bị vô hiệu tương ứng với điều khoản bị vô hiệu ở hợp đồng.
2. Trường hợp phải ký phụ lục thay đổi thông tin hợp đồng
Trên thực tế, không ít trường hợp khi thực hiện hợp đồng sẽ phát sinh rất nhiều vấn đề mà các bên chưa lường trước được. Khi đó, nếu các bên muốn thống nhất ý chí để tiếp tục thực hiện hợp đồng thì có thể thỏa thuận ký phụ lục thay đổi thông tin hợp đồng. Tùy theo nội dung thể hiện mà phụ lục sẽ có tên gọi khác nhau. Ví dụ: Phụ lục thay đổi tên công ty.
Như vậy, hợp đồng cần phải có phụ lục trong 02 trường hợp sau:
- Trường hợp 1: Quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng và nội dung của phụ lục không được trái với nội dung của hợp đồng;
- Trường hợp 2: Sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của hợp đồng. Loại phụ lục này thường được lập sau khi hợp đồng được lập nhằm thay đổi, sửa đổi các nội dung ban đầu của hợp đồng.
3. Mẫu phụ lục thay đổi thông tin hợp đồng
PHỤ LỤC: THAY ĐỔI THÔNG TIN HỢP ĐỒNG
(Kèm theo hợp đồng số: …… Ký ngày: …./…./20…..)
…….., ngày ….. tháng …. năm 20……
Căn cứ Hợp đồng … số: ………….. đã ký ngày …./…./20…., hai bên thỏa thuận và bổ sung các nội dung ghi trong bảng kê của Phụ lục này vào Hợp đồng. Bên B cam kết thực hiện các công việc được ghi theo các bảng kê dưới đây theo yêu cầu bên A, cụ thể:
Thay đổi thông tin:
STT | Thông tin hiện tại | Thông tin mới | |
1 | Tên công ty | ||
2 | Địa chỉ | ||
3 | Mã số thuế | ||
4 | Số điện thoại |
Bên A cam kết thanh toán đầy đủ chi phí như Hợp đồng số: ………….. ký ngày ……/…./20…… cho đến ngày chấm dứt Hợp đồng đối với các dịch vụ có yêu cầu chấm dứt.
Phụ lục này được thành lập 02 bản, mỗi Bên giữ 01 bản.
Đại diện Bên A (Ký và ghi rõ họ tên) | Đại diện Bên B (Ký và ghi rõ họ tên) |
4. Ký phụ lục để kéo dài thời hạn hợp đồng lao động bị xử phạt không?
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
- Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
- Công việc và địa điểm làm việc;
- Thời hạn của hợp đồng lao động;
- Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
- Chế độ nâng bậc, nâng lương;
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
- Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
- Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
Theo quy định tại Điều 22 Bộ luật Lao động 2019, phụ lục hợp đồng lao động không được thay đổi thời hạn của hợp đồng lao động.
Tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định 28/2020/NĐ-CP, có quy định:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trong đó có.
Sửa đổi quá một lần thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động hoặc khi sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động làm thay đổi loại hợp đồng lao động đã giao kết trừ trường hợp kéo dài thời hạn hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi và người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật Lao động.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì việc sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động sẽ bị xử phạt lần thứ 2 trở đi. Mức phạt dựa trên số lượng lao động.