Thuận tình ly hôn là việc vợ và chồng yêu cầu Tòa án công nhận việc ly hôn và thỏa thuận về con cái, tài sản (nếu có). Yêu cầu giải quyết việc dân sự này phải được thể hiện bằng văn bản (Mẫu số 01-VDS) – mẫu đơn ly hôn thuận tình ban hành kèm theo Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán nhân dân tối cao.
1. Đơn ly hôn là gì? Các loại đơn ly hôn
Đơn ly hôn là văn bản theo mẫu quy định mà vợ/chồng yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn và tuyên bố chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
Tùy thuộc vào việc yêu cầu ly hôn từ một bên hoặc cả hai bên vợ, chồng mà đơn ly hôn cũng sẽ khác nhau, cụ thể:
– Trường hợp đơn phương ly hôn (yêu cầu ly hôn từ một phía vợ hoặc chồng): thì sẽ sử dụng Mẫu đơn khởi kiện (Mẫu số 23-DS) ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP (thường được người dân gọi là đơn ly hôn đơn phương);
– Trường hợp thuận tình ly hôn (yêu cầu ly hôn từ cả hai phía vợ và chồng): thì sẽ sử dụng Mẫu đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự (Mẫu số 01-VDS) ban hành kèm theo Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP (thường được người dân gọi là đơn ly hôn thuận tình).

2. Mẫu đơn ly hôn thuận tình: Mẫu chuẩn theo quy định của Tòa án
(Mẫu số 01-VDS)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…….., ngày ….. tháng …. năm ………
ĐƠN YÊU CẦU GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ
(V/v: Công nhận thuận tình ly hôn và thỏa thuận về con cái, tài sản)
Kính gửi: Tòa án nhân dân …………………………
Người yêu cầu giải quyết việc dân sự:
1. Tên chồng: ………………………………….. Sinh năm: …………………….
Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………
Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ……………….……….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………………………….. (nếu có)
2. Tên vợ: ………………………………….. Sinh năm: ………………………….
Địa chỉ……………………………………………………………………………………………….
Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ……………….……….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………………………….. (nếu có)
Chúng tôi xin trình bày với Tòa án nhân dân……………….. việc như sau:
……………………………………………………………………………………………………………………….
– Những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết:
1. Về quan hệ hôn nhân: ……………………………………….
2. Về con chung: ……………………………………………
3. Về tài sản chung: …………………………………….
– Lý do, mục đích, căn cứ yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề nêu trên:
……………………………………………………………………………
– Tên và địa chỉ của những người có liên quan đến những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết: …………………………………………………………………………….
– Thông tin khác:
……………………………………………………………………………..
Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn gồm có:
1. Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Căn cước (bản chứng thực)
2. giấy xác nhận thông tin cư trú
3. Giấy khai sinh (Bản chứng thực)
4. Đăng ký kết hôn
5. Một số giấy tờ khác có liên quan
6 ….
Chúng tôi cam kết những lời khai trong đơn là hoàn toàn đúng sự thật.
NGƯỜI YÊU CẦU
Vợ ………….. | Chồng ………….. |
Hướng dẫn điền biểu mẫu:
Về phần thông tin chung: Ghi chính xác thông tin của 02 vợ chồng khớp với thông tin cư trú hoặc khớp với thông tin trên căn cước.
Về quan hệ hôn nhân: Trình bày chính xác toàn bộ thời gian, quá trình chung sống giữa hai vợ chồng, lý do dẫn đến ly hôn? (Do ngoại tình/cờ bạc/bạo hành gia đình hay do bất đồng quan điểm, cuộc sống hôn nhân nhạt nhẽo….?), mâu thuẫn phát sinh do đâu, 02 vợ chồng đã ly thân hay chưa, thời gian sống ly thân là từ bao giờ đến bao giờ, đã bao giờ được hòa giải chưa?…
Về con cái: Nếu đã có con chung ghi đầy đủ thông tin các con chung (tên, ngày tháng năm sinh…), nguyện vọng và để nghị nuôi con …. Nếu chưa có con chung ghi: Chưa có.
Nếu 02 vợ chồng đã thỏa thuận được việc nuôi con thì ghi nội dung thỏa thuận.
Nếu không thỏa thuận được việc nuôi con thì ghi: Hai bên không thỏa thuận được quyền nuôi con, đề nghị Tòa án căn cứ theo các quy định pháp lý hiện hành và phân chia quyền nuôi con và cấp dưỡng theo đúng quy định của pháp luật.
Về tài sản: Nếu có tài sản chung và yêu cầu Tòa án phân chia thì liệt kê toàn bộ thông tin về tài sản, trị giá thực tế, đề nghị phân chia. Nếu không có tài sản chung ghi: Không có. Nếu không yêu cầu Tòa án phân chia thì ghi 02 bên tự thỏa thuận, không yêu cầu Tòa án phân chia.
Phần nợ chung: Nếu có nợ chung ghi cụ thể số nợ, chủ nợ là ai, thời gian trả nợ… và đề nghị phân nghĩa vụ trả nợ trong đơn. Nếu không có nợ chung ghi: Không có… Nếu có nợ chung nhưng không cần phân chia thì ghi: Nợ chung do hai bên tự nguyện thỏa thuận không yêu cầu Tòa án phân chia….
3. Tải về mẫu Đơn ly hôn thuận tình (Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự)
Nếu bạn muốn tải về Đơn ly hôn thuận tình (Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự), bạn có thể tham khảo các dịch vụ pháp lý của LawFirm.Vn hoặc mẫu văn bản được cung cấp dưới đây (có dạng PDF hoặc Word), giúp bạn dễ dàng chỉnh sửa và sử dụng theo nhu cầu của mình.
Mẫu đơn ly hôn thuận tình (Mẫu số 01-VDS) (File Word):
Mẫu đơn ly hôn thuận tình (Mẫu số 01-VDS) (File PDF):
4. Một số thắc mắc thường gặp liên quan đến đơn ly hôn
4.1. Nộp đơn xin ly hôn ở đâu?
Trường hợp ly hôn đơn phương, người có yêu cầu xin ly hôn đơn phương phải gửi đơn đến Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, tức là nếu vợ đơn phương ly hôn chồng, thì phải nộp đơn đến Tòa án nơi chồng đang tạm trú, thường trú, làm việc.
Đối với thuận tình ly hôn, nộp đơn tại nơi cư trú của hai vợ chồng. Nếu nơi cư trú khác nhau, hai vợ chồng có thể thỏa thuận đến Tòa án nơi cư trú của vợ hoặc của chồng để làm thủ tục.
4.2. Nộp đơn ly hôn cùng giấy tờ gì?
Nộp kèm đơn ly hôn gồm các giấy tờ, tài liệu sau đây:
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính). Nếu không có giấy chứng nhận kết hôn thì có thể nộp bản sao chứng thực đăng ký kết hôn; Bản sao từ sổ gốc (trích lục) đăng ký kết hôn; Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn đã được đăng ký lại…
– Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực). Trường hợp không có, vợ/chồng thực hiện theo hướng dẫn của Tòa án để nộp giấy tờ tùy thân khác thay thế.
– Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, bản sao có chứng thực);
– Giấy xác nhận thông tin về cư trú;
– Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản chung (nếu có tài sản chung, bản sao có chứng thực) như Sổ đỏ; hợp đồng mua bán, tặng cho, thừa kế chung…
3.3. Đơn xin ly hôn có bắt buộc 2 vợ chồng cùng ký?
Khi thực hiện thủ tục ly hôn, vợ chồng có thể sử dụng một trong hai cách: Thuận tình và đơn phương. Trong đó, thuận tình là việc cả hai vợ chồng cùng đồng ý và thỏa thuận được việc ly hôn. Ngược lại, đơn phương ly hôn là khi một bên có yêu cầu ly hôn.
Do đó, trong đơn ly hôn thuận tình, bắt buộc phải có chữ ký của cả hai vợ chồng còn đơn ly hôn đơn phương thì không bắt buộc.
3.4. Đơn ly hôn viết tay có được chấp nhận không?
Hiện nay, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân tối cao ban hành đơn ly hôn kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP và Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP. Tuy nhiên, tại văn bản này cũng như các văn bản liên quan cũng không yêu cầu vợ, chồng bắt buộc phải sử dụng hai mẫu này để gửi Tòa án ly hôn.
Người muốn ly hôn có thể gửi đơn theo mẫu hoặc viết tay với đầy đủ nội dung về: Tên Tòa án nhận đơn, họ tên người yêu cầu ly hôn, những nội dung yêu cầu Tòa án giải quyết về quan hệ hôn nhân, con chung, tài sản (nếu có)…