1. Khám xét là gì?
Khám xét là biện pháp điều tra mang tính chất cưỡng chế do những người có thẩm quyền tiến hành bằng việc lực soát trong người, chỗ ở, nơi làm việc, thư tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử của một người theo thủ tục luật định nhằm tìm kiếm, thu thập công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, các tài liệu, đổ vật có liên quan đến vụ án hình sự.
Đặc điểm của biện pháp điều tra khám xét so với các biện pháp điều tra khác đó là nó mang tính chất cưỡng chế. Tính chất cưỡng chế thể hiện ở việc người có thẩm quyền khám xét được sử dụng quyển lực nhà nước ra mệnh lệnh, hoặc yêu cầu người bị khám xét phải để người có thẩm quyền lục soát thân thể, chò ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, tài liệu, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử của mình. Biện pháp cưỡng chế này nhằm và chỉ có mục đích thu thập chứng cứ nên khác với biện pháp cưỡng chế khác như biện pháp ngăn chặn, biện pháp bảo đảm cho hoạt động tố tụng khác như áp giải, tạm đình chỉ chức vụ bị can đang đảm nhiệm, buộc phải rời khỏi phòng xử án…
Tính cưỡng chế của biện pháp khám xét thể hiện ở việc thông qua khám xét, Nhà nước hạn chế quyền của người bị khám xét như quyền tự do thân thể, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, thư tín, điện tín, dữ liệu điện tử cá nhân… của con người trong trường hợp cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hình sự. Chính vì vậy, việc khám xét cần phải tuân thủ các nguyên tắc nhất định: như khám xét phải có căn cứ, khám xét phải tôn trọng và bảo vệ nhân phẩm, danh dự, tính mạng, sức khỏe, tài sản các quyền bất khả xâm phạm vê’ chỗ ở, thư tín, dữ liệu điện tử của cá nhân; khám xét phải bảo đảm đúng trình tự, thủ tục luật định, khám xét chỉ áp dụng trong trường hợp nếu không áp dụng việc thu thập chứng cứ sẽ không thực hiện được hoặc gặp khó khăn.
Thể hiện các nguyên tắc trên, luật tố tụng hình sự quy định căn cứ khám xét. Căn cứ khám xét là những thông tin mà dựa vào đó để cơ quan có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp điều tra khám xét. Căn cứ khám xét là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền thực hiện quyền được khám xét đổng thời nó cũng có ý nghĩa hạn chế việc áp dụng biện pháp này bằng hàm ý cơ quan có thẩm quyền không được khám xét nếu không có các căn cứ này. Khi Cơ quan điều tra có đủ thông tin sau đây thì có thể áp dụng biện pháp khám xét:
Thứ nhất, có thông tin cho thấy khả năng trong người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án. Các thông tin trên có thể từ nhiều nguồn như lời khai của bị can, bị hại, người làm chứng, kết luận giám định. Khi có thông tin từ nguồn này, người có thẩm quyền xác minh, đánh giá tính có căn cứ của thông tin này để quyết định áp dụng hay không áp dụng biện pháp khám xét.
Thứ hai, khi có căn cứ để nhận định trong thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản liên quan đến vụ án thì có thể khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử.
Thứ ba, khi có thông tin cho thấy tại chỗ ở, địa điểm, nơi làm việc, phương tiện có người đang bị truy nã, truy tìm và nạn nhân mà cần thiết phải khám xét để phát hiện, bắt giữ và giải cứu nạn nhân.
Trong quá trình khám xét, phải tuân thủ nguyên tắc không được xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, tính mạng, sức khỏe, tài sản của con người. Nguyên tắc này đòi hỏi việc khám xét chỉ nhằm đạt được mục đích của khám xét là thu thập chứng cứ, không được thu giữ những tài liệu, đồ vật không liên quan đến vụ án. Các tài liệu, đồ vật thu được trong quá trình khám xét phải được bảo quản, niêm phong và bảo vệ theo thủ tục luật định. Trong quá trình khám xét không được có bất kỳ hành vi nào xâm phạm tính mạng, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người bị khám xét và những người khác.
Việc khám xét phải thực hiện đúng theo thẩm quyền, thủ tục mà pháp luật quy định. Thẩm quyền áp dụng biện pháp khám xét được quy định tại Điều 193 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Theo đó, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam cũng có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp khám xét, bao gồm:
– Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện:kjem sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;
– Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
– Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đổng xét xử.
Trong trường hợp không thể trì hoãn thì Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra và những người khác có thẩm quyền giữ người trong trường hợp khẩn cấp cũng có quyền áp dụng biện pháp điều tra khám xét.
Mọi trường hợp khám xét phải có lệnh của những người có thẩm quyền khám xét trừ trường hợp sau đây thì có thể khám xét mà không cần lệnh khám xét, đó là: khám xét người khi giữ, bắt người trong trường hợp khẩn cấp hoặc bắt bị can, bị cáo để tạm giam; khi có căn cứ để khẳng định người có mặt tại nơi khám xét đang giấu trong người những đồ vật, tài liệu cần thu giữ.
Việc khám xét trong mọi trường hợp phải được thể hiện bằng biên bản được lập theo đúng quy định tại Điều 178 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và phải được đưa vào trong hồ sơ vụ án.
2. Thủ tục áp dụng các biện pháp khám xét cụ thể
2.1. Khám xét người
Khám xét người là biện pháp lục soát, tìm kiếm trong người, quần áo đang mặc, đồ vật, phương tiện mang theo của một người khi có căn cứ cho rằng họ đang cất giấu các đồ vật, tài liệu có liên quan đến việc giải quyết vụ án cần phải thu giữ.
Người bị khám bao gồm: người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, đang bị truy nã, bị can, bị cáo, người có mặt tại nơi khám xét bị nghi đang cất giữ tài liệu, đồ vật cần được thu giữ. Khám người bao gồm khám thân thể con người, quần áo họ đang mặc trên người, đồ vật, phương tiện họ mang theo hoặc đang sử dụng.
Khám xét người được tiến hành theo thủ tục sau:
Khi bắt đẩu khám xét người, người thi hành lệnh khám xét phải đọc lệnh và đưa cho người bị khám xét đọc lệnh đó; giải thích cho người bị khám xét và những người có mặt biết quyền và nghĩa vụ của họ. Có thể tiến hành khám xét người mà không cần có lệnh trong trường hợp bắt người hoặc khi có căn cứ để khẳng định người có mặt tại nơi khám xét giấu trong người vũ khí, hung khí, chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án.
Người tiến hành khám xét phải yêu cầu người bị khám xét đưa ra các tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ án, nếu họ từ chối hoặc đưa ra không đầy đủ các tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án thì tiến hành khám xét.
Việc khám xét người phải do người cùng giới thực hiện và có người khác cùng giới chứng kiến. Việc khám xét không được xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người bị khám xét.
2.2. Khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện
Khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện là lục soát chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện khi có căn cứ cho rằng ở những nơi này có chứa các tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án cần thu thập để giải quyết vụ án hình sự.
Chỗ ở được khám là khoảng không gian có giới hạn nơi một người hoặc gia đình họ sử dụng làm nơi cư trú, nghỉ ngơi. Chỗ ở có thể là chỗ ở cố định, thường xuyên như nhà riêng thuộc sở hữu hợp pháp của cá nhân. Chỗ ở có thể là chỗ ở tạm thời như phòng trọ, phòng thuê của khách sạn, nhà ở thuê, mượn của người khác hoặc người khác cho ở nhờ trong thời gian nhất định. Ngoài ra còn có chỗ ở di động như tàu, thuyền, xe ô tô được sử dụng như chỗ ở.
Chỗ ở được khám bao gồm không gian và những đồ vật, tài sản gắn với chỗ ở như nhà kho, gara, nhà bếp, nơi chăn nuôi gia súc, công trình vệ sinh, sân, vườn, ao, cây cối, súc vật và các tài sản khác.
Nơi làm việc bị khám xét là nơi mà người bị giữ, bị bắt, bị can, bị cáo làm việc. Địa điểm bị khám xét là không gian được xác định cụ thể vê’ phạm vi mà có căn cứ cho rằng ở đó đang cất giấu, tẩu tán, phi tang vật chứng, tài liệu, đổ vật, nơi người tình nghi lẩn trốn.
Thủ tục khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện như sau:
Khi khám xét chỗ ở thì phải có mặt người đó hoặc người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người chứng kiến; trường hợp người đó, người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc vì lý do khác họ không có mặt mà việc khám xét không thể trì hoãn thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và hai người chứng kiến. Không được bắt đầu việc khám xét chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Khi khám xét nơi làm việc của một người thì phải có mặt người đó, trừ trường hợp không thể trì hoãn nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản. Việc khám xét nơi làm việc phải có đại diện của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến. Trong trường hợp không có đại diện cơ quan, tổ chức thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và 02 người chứng kiến.
Khi khám xét địa điểm phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và người chứng kiến.
Việc khám xét phương tiện phải có mặt chủ sở hữu hoặc người quản lý phương tiện và người chứng kiến. Trường hợp chủ sở hữu hoặc người quản lý phương tiện vắng mặt, bỏ trốn hoặc vì lý do khác họ không có mặt mà việc khám xét không thể trì hoãn thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có hai người chứng kiến. Khi khám xét phương tiện có thê mời người có chuyên môn liên quan đến phương tiện tham gia.
Khi tiến hành khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, những người có mặt không được tự ý rời khỏi nơi đang bị khám, không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với những người khác cho đến khi khám xét xong.