Bạn đang muốn thành lập công ty văn phòng phẩm? Bài viết từ LawFirm.Vn sẽ hướng dẫn chi tiết điều kiện pháp lý, hồ sơ cần chuẩn bị và quy trình đăng ký kinh doanh ngành văn phòng phẩm một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
1. Công ty văn phòng phẩm là gì?
Công ty văn phòng phẩm là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và phân phối các loại sản phẩm phục vụ văn phòng, học tập và công việc hàng ngày. Các sản phẩm này bao gồm các mặt hàng như giấy, bút, bút chì, bút mực, thước, kéo, bìa hồ sơ, sổ tay, bìa cứng, các dụng cụ văn phòng khác, và các sản phẩm liên quan đến văn phòng phẩm.
Công ty văn phòng phẩm có thể hoạt động theo hình thức doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hoặc các loại hình doanh nghiệp khác phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam. Mục tiêu của công ty là cung cấp các sản phẩm văn phòng phẩm đa dạng, chất lượng, giá cả hợp lý nhằm phục vụ nhu cầu của khách hàng là các tổ chức, doanh nghiệp, trường học, cá nhân và các cơ sở giáo dục.
Ngoài ra, công ty còn có thể mở rộng hoạt động sang lĩnh vực nhập khẩu, phân phối, hoặc sản xuất các mặt hàng văn phòng phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

2. Trình tự, thủ tục thành lập công ty văn phòng phẩm
Trình tự, thủ tục đăng ký thành lập công ty văn phòng phẩm cơ bản gồm 03 bước sau: (i) Kiểm tra điều kiện đăng ký kinh doanh; (ii) Nộp hồ sơ, nhận kết quả đăng ký thành lập công ty, doanh nghiệp và (iii) Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.
2.1. Kiểm tra các điều kiện đăng ký kinh doanh
Trước khi đăng ký thành lập công ty, doanh nghiệp về lĩnh vực văn phòng phẩm, (những) người sáng lập cần kiểm tra các điều kiện tiên quyết trước khi nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh như:
– Chủ thể thành lập và quản lý công ty, doanh nghiệp: Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020, mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định, trừ trường hợp theo quy định pháp luật.
– Loại hình đăng ký kinh doanh: Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hiện nay có 05 loại hình doanh nghiệp, bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân; Công ty hợp danh; Công ty TNHH một thành viên; Công ty TNHH hai thành viên trở lên và Công ty cổ phần.
– Tên công ty/doanh nghiệp: Khi đặt tên công ty, doanh nghiệp cần tuân thủ quy định đặt tên tại Luật Doanh nghiệp 2020, không đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với công ty, doanh nghiệp khác.
– Địa chủ trụ sở chính: Trụ sở chính của công ty, doanh nghiệp phải đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính.
– Vốn điều lệ: là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
– Ngành nghề kinh doanh: Công ty, doanh nghiệp dự kiến thành lập phải đăng ký mã ngành, nghề kinh doanh theo quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
Khi đăng ký ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp cần xem xét và lựa chọn ngành hoặc nghề phù hợp nhất để đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra một cách hiệu quả.
Dưới đây là một số mã ngành, nghề mà công ty nên xem xét, tham khảo khi thực hiện thủ tục đăng ký thành lập công ty văn phòng phẩm:
2.2. Nộp hồ sơ và nhận kết quả đăng ký thành lập công ty văn phòng phẩm
2.2.1. Thành phần hồ sơ
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020, Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà hồ sơ đăng ký thành lập công ty văn phòng phẩm bao gồm một trong các tài liệu sau:
– Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp;
– Điều lệ công ty văn phòng phẩm;
– Danh sách thành viên/cổ đông;
– Giấy tờ pháp lý cá nhân;
– Văn bản ủy quyền thực hiện thủ tục.
2.2.2. Nơi nộp hồ sơ
Người thành lập công ty, doanh nghiệp hoặc công ty, doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo phương thức sau đây:
– Đăng ký công ty, doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh;
– Đăng ký công ty, doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính;
– Đăng ký công ty, doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
2.2.3. Thời hạn giải quyết
Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký công ty, doanh nghiệp là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
2.2.4. Nhận kết quả
Sau khi hồ sơ đăng ký được chấp thuận bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, công ty, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2.3. Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Công ty, doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định của pháp luật. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:
– Ngành, nghề kinh doanh;
– Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần (nếu có).
Lưu ý: Công ty cần phải thực hiện thêm các thủ tục cần thiết khác sau khi thành lập công ty, doanh nghiệp.
3. Dịch vụ thành lập công ty văn phòng phẩm tại LawFirm.Vn
Dịch vụ thành lập công ty, doanh nghiệp về lĩnh vực văn phòng phẩm tại LawFirm.Vn giúp quý khách hàng giảm khá nhiều thời gian và công sức. Đến với LawFirm.Vn bạn sẽ được cung cấp dịch vụ thành lập công ty văn phòng phẩm bao gồm:
- Tư vấn quy trình, thủ tục thành lập công ty văn phòng phẩm;
- Tư vấn khách hàng chuẩn bị tài liệu cần thiết;
- Soạn thảo và thay mặt khách hàng nộp hồ sơ thành lập công ty, doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh;
- Theo dõi hồ sơ, bổ sung hoặc sửa chữa hồ sơ (nếu có) theo yêu cầu của chuyên viên;
- Thực hiện thủ tục công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp lên Cổng thông tin;
- Bàn giao giấy phép kinh doanh;
- Hướng dẫn các thủ tục cần lưu ý sau thành lập công ty, doanh nghiệp cho khách hàng…
Lĩnh vực: Doanh nghiệp | Hotline: 0782244468 |
Website: LawFirm.Vn | Email: info@lawfirm.vn |
Facebook: VN Law Firm | Zalo: 0782244468 |
4. Một số câu hỏi thường gặp khi thành lập công ty văn phòng phẩm
Những việc cần làm sau khi thành lập công ty văn phòng phẩm
Việc hoàn thành thủ tục thành lập doanh nghiệp và được cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh chỉ là điều kiện cần, để đủ điều kiện đi vào hoạt động, doanh nghiệp cần thực hiện các việc sau đây:
– Khắc con dấu pháp nhân
– Treo bảng hiệu công ty
– Mua chữ ký số
– Mở tài khoản ngân hàng
– Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu
– Thông báo phát hành hóa đơn điện tử
– Góp đủ số vốn điều lệ đã đăng ký
Mã ngành nghề công ty văn phòng phẩm là gì?
4761 – Bán lẻ sách, báo, tạp chí văn phòng phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh
4762 – Bán lẻ băng đĩa âm thanh, hình ảnh (kể cả băng, đĩa trắng) trong các cửa hàng chuyên doanh
4763 – Bán lẻ thiết bị, dụng cụ thể dục, thể thao trong các cửa hàng chuyên doanh
4764 – Bán lẻ trò chơi, đồ chơi trong các cửa hàng chuyên doanh
8211 – Dịch vụ hành chính văn phòng tổng hợp
8219 – Photo, chuẩn bị tài liệu và các hoạt động hỗ trợ văn phòng đặc biệt khác
Thành lập công ty văn phòng phẩm có cần bằng cấp gì không?
Việc thành lập công ty kinh doanh văn phòng phẩm tại Việt Nam không yêu cầu bằng cấp cụ thể của người thành lập hoặc người đứng đầu doanh nghiệp.