Thành lập công ty du lịch lữ hành đòi hỏi đáp ứng các quy định pháp lý đặc thù về giấy phép kinh doanh, vốn pháp định và điều kiện hoạt động. LawFirm.Vn đồng hành cùng quý khách từ khâu tư vấn, chuẩn bị hồ sơ đến hoàn tất thủ tục đăng ký một cách chuyên nghiệp và hiệu quả nhất.
1. Công ty du lịch lữ hành là gì?
Công ty du lịch lữ hành là một doanh nghiệp hoặc tổ chức chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan đến hoạt động du lịch, đặc biệt là xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cho khách hàng. Công ty này có trách nhiệm thiết kế các chương trình du lịch phù hợp với nhu cầu và mong muốn của khách, tổ chức vận chuyển, đặt phòng khách sạn, hướng dẫn viên du lịch và các dịch vụ hỗ trợ khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách trong hành trình của họ.
Công ty du lịch lữ hành thường hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ lữ hành, bao gồm cả dịch vụ nội địa và quốc tế, và phải đáp ứng các điều kiện pháp lý nhất định để hoạt động hợp pháp.

2. Trình tự, thủ tục thành lập công ty du lịch lữ hành
Trình tự, thủ tục đăng ký thành lập công ty du lịch lữ hành cơ bản gồm 03 bước sau: (i) Kiểm tra điều kiện đăng ký kinh doanh; (ii) Nộp hồ sơ, nhận kết quả đăng ký thành lập công ty, doanh nghiệp và (iii) Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.
2.1. Kiểm tra các điều kiện đăng ký kinh doanh
Trước khi đăng ký thành lập công ty, doanh nghiệp về lĩnh vực du lịch lữ hành, (những) người sáng lập cần kiểm tra các điều kiện tiên quyết trước khi nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh như:
– Chủ thể thành lập và quản lý công ty, doanh nghiệp: Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020, mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định, trừ trường hợp theo quy định pháp luật.
Yêu cầu về cấp bậc, trình độ của người quản lý doanh nghiệp sẽ khác nhau tùy theo loại hình kinh doanh lữ hành, cụ thể:
- Dịch vụ lữ hành nội địa: Người quản lý cần có ít nhất bằng trung cấp chuyên ngành lữ hành.
- Dịch vụ lữ hành quốc tế: Người quản lý phải có bằng cao đẳng trở lên trong lĩnh vực du lịch quốc tế.
– Loại hình đăng ký kinh doanh: Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hiện nay có 05 loại hình doanh nghiệp, bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân; Công ty hợp danh; Công ty TNHH một thành viên; Công ty TNHH hai thành viên trở lên và Công ty cổ phần.
– Tên công ty/doanh nghiệp: Khi đặt tên công ty, doanh nghiệp cần tuân thủ quy định đặt tên tại Luật Doanh nghiệp 2020, không đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với công ty, doanh nghiệp khác.
– Địa chủ trụ sở chính: Trụ sở chính của công ty, doanh nghiệp phải đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính.
– Vốn điều lệ: là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
Để đảm bảo sự ổn định và uy tín trong quá trình hoạt động, công ty cần thực hiện ký quỹ tại ngân hàng theo mức quy định của pháp luật. Ngoài ra, việc đăng ký vốn điều lệ cao hơn mức ký quỹ cũng là một chiến lược thông minh giúp công ty đảm bảo khả năng tài chính vững vàng, tạo nền tảng cho các hoạt động kinh doanh bền vững và phát triển lâu dài trong ngành du lịch.
Điều 14 Nghị định 168/2017/NĐ-CP sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 94/2021/NĐ-CP, quy định về mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành như sau:
- Mức ký quỹ đối với dịch vụ lữ hành nội địa: 20.000.000 VNĐ;
- Mức ký quỹ đối với dịch vụ lữ hành quốc tế:
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành cho khách quốc tế đến Việt Nam: 50.000.000 VNĐ;
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành cho khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài: 100.000.000 VNĐ;
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành cho cả khách quốc tế đến Việt Nam và khách Việt Nam ra nước ngoài: 100.000.000 VNĐ.
– Ngành nghề kinh doanh: Công ty, doanh nghiệp dự kiến thành lập phải đăng ký mã ngành, nghề kinh doanh theo quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
Trong lĩnh vực du lịch lưu hành, có một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam. Cụ thể, các ngành nghề này bao gồm:
- Kinh doanh dịch vụ lưu trú
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành
- Kinh doanh vận chuyển khách du lịch
- Kinh doanh dịch vụ hướng dẫn viên du lịch
- Kinh doanh dịch vụ mua bán, cho thuê thiết bị, phương tiện phục vụ du lịch
- Kinh doanh các dịch vụ hỗ trợ khác trong lĩnh vực du lịch
- …
Các ngành nghề này đều yêu cầu doanh nghiệp hoặc cá nhân phải đáp ứng các điều kiện về pháp lý, an toàn, kỹ thuật và có giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc hoạt động không đúng quy định có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự tùy theo mức độ vi phạm.
Khi đăng ký ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp cần xem xét và lựa chọn ngành hoặc nghề phù hợp nhất để đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra một cách hiệu quả.
Dưới đây là một số mã ngành, nghề mà công ty nên xem xét, tham khảo khi thực hiện thủ tục đăng ký thành lập công ty du lịch lữ hành:
2.2. Nộp hồ sơ và nhận kết quả đăng ký thành lập công ty du lịch lữ hành
2.2.1. Thành phần hồ sơ
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020, Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà hồ sơ đăng ký thành lập công ty du lịch lữ hành bao gồm một trong các tài liệu sau:
– Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp;
– Điều lệ công ty du lịch lữ hành;
– Danh sách thành viên/cổ đông;
– Giấy tờ pháp lý cá nhân;
– Văn bản ủy quyền thực hiện thủ tục.
2.2.2. Nơi nộp hồ sơ
Người thành lập công ty, doanh nghiệp hoặc công ty, doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo phương thức sau đây:
– Đăng ký công ty, doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh;
– Đăng ký công ty, doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính;
– Đăng ký công ty, doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
2.2.3. Thời hạn giải quyết
Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký công ty, doanh nghiệp là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
2.2.4. Nhận kết quả
Sau khi hồ sơ đăng ký được chấp thuận bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, công ty, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2.3. Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Công ty, doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định của pháp luật. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:
– Ngành, nghề kinh doanh;
– Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần (nếu có).
Lưu ý: Công ty cần phải thực hiện thêm các thủ tục cần thiết khác sau khi thành lập công ty, doanh nghiệp.
3. Dịch vụ thành lập công ty du lịch lữ hành tại LawFirm.Vn
Dịch vụ thành lập công ty, doanh nghiệp về lĩnh vực du lịch lữa hành tại LawFirm.Vn giúp quý khách hàng giảm khá nhiều thời gian và công sức. Đến với LawFirm.Vn bạn sẽ được cung cấp dịch vụ thành lập công ty du lịch lữ hành bao gồm:
- Tư vấn quy trình, thủ tục thành lập công ty du lịch lữ hành;
- Tư vấn khách hàng chuẩn bị tài liệu cần thiết;
- Soạn thảo và thay mặt khách hàng nộp hồ sơ thành lập công ty, doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh;
- Theo dõi hồ sơ, bổ sung hoặc sửa chữa hồ sơ (nếu có) theo yêu cầu của chuyên viên;
- Thực hiện thủ tục công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp lên Cổng thông tin;
- Bàn giao giấy phép kinh doanh;
- Hướng dẫn các thủ tục cần lưu ý sau thành lập công ty, doanh nghiệp cho khách hàng…
Lĩnh vực: Doanh nghiệp | Hotline: 0782244468 |
Website: LawFirm.Vn | Email: info@lawfirm.vn |
Facebook: VN Law Firm | Zalo: 0782244468 |
4. Một số câu hỏi thường gặp khi thành lập công ty du lịch lữ hành
Những việc cần làm sau khi thành lập công ty du lịch lữ hành
Việc hoàn thành thủ tục thành lập doanh nghiệp và được cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh chỉ là điều kiện cần, để đủ điều kiện đi vào hoạt động, doanh nghiệp cần thực hiện các việc sau đây:
– Khắc con dấu pháp nhân
– Treo bảng hiệu công ty
– Mua chữ ký số
– Mở tài khoản ngân hàng
– Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu
– Thông báo phát hành hóa đơn điện tử
– Góp đủ số vốn điều lệ đã đăng ký
Mã ngành nghề công ty du lịch lữ hành là gì?
7911 – Đại lý du lịch
7912 – Điều hành tua du lịch
7990 – Dịch vụ đặt chỗ và các dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch
7310 – Quảng cáo
7710 – Cho thuê xe có động cơ
4932 – Vận tải hành khách đường bộ khác
4931 – Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt)
5229 – Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải
5510 – Dịch vụ lưu trú ngắn ngày
8230 – Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại
Thành lập công ty du lịch lữ hành có cần bằng cấp gì không?
Để thành lập công ty du lịch lữ hành, doanh nghiệp cần có người phụ trách có trình độ phù hợp và có chứng chỉ hành nghề hoặc chứng chỉ nghiệp vụ điều hành tour du lịch