Thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa đòi hỏi đáp ứng các điều kiện pháp lý về vốn, ngành nghề và hồ sơ đăng ký. Với kinh nghiệm chuyên sâu, LawFirm.Vn cam kết đồng hành cùng quý khách hàng trong suốt quá trình thành lập doanh nghiệp một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
1. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa là gì?
Doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. Căn cứ Điều 5 Nghị định 80/2021/NĐ-CP có quy định về tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa, cụ thể như sau:
1.1. Tiêu chí xác định doanh nghiệp siêu nhỏ
Loại doanh nghiệp nhỏ | Tiêu chí xác định |
---|---|
Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng | Sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng. |
Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ | Sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng. |
1.2. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ
Loại doanh nghiệp nhỏ | Tiêu chí xác định |
---|---|
Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng | Sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ. |
Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ | Sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ. |
1.3. Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa
Loại doanh nghiệp vừa | Tiêu chí xác định |
---|---|
Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng | Sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ. |
Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ | Sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ. |

2. Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trình tự, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa cơ bản gồm 03 bước sau: (i) Kiểm tra điều kiện đăng ký kinh doanh; (ii) Nộp hồ sơ, nhận kết quả đăng ký thành lập công ty, doanh nghiệp và (iii) Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.
2.1. Kiểm tra các điều kiện đăng ký kinh doanh
Trước khi đăng ký thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa, (những) người sáng lập cần kiểm tra các điều kiện tiên quyết trước khi nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh như:
– Chủ thể thành lập và quản lý công ty, doanh nghiệp: Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020, mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định, trừ trường hợp theo quy định pháp luật.
– Loại hình đăng ký kinh doanh: Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hiện nay có 05 loại hình doanh nghiệp, bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân; Công ty hợp danh; Công ty TNHH một thành viên; Công ty TNHH hai thành viên trở lên và Công ty cổ phần.
– Tên công ty/doanh nghiệp: Khi đặt tên công ty, doanh nghiệp cần tuân thủ quy định đặt tên tại Luật Doanh nghiệp 2020, không đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với công ty, doanh nghiệp khác.
– Địa chủ trụ sở chính: Trụ sở chính của công ty, doanh nghiệp phải đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính.
– Vốn điều lệ: là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
– Ngành nghề kinh doanh: Công ty, doanh nghiệp dự kiến thành lập phải đăng ký mã ngành, nghề kinh doanh theo quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
Khi đăng ký ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp cần xem xét và lựa chọn ngành hoặc nghề phù hợp nhất để đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra một cách hiệu quả.
2.2. Nộp hồ sơ và nhận kết quả đăng ký thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa
2.2.1. Thành phần hồ sơ
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020, Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm một trong các tài liệu sau:
– Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp;
– Điều lệ công ty cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;
– Danh sách thành viên/cổ đông;
– Giấy tờ pháp lý cá nhân;
– Văn bản ủy quyền thực hiện thủ tục.
2.2.2. Nơi nộp hồ sơ
Người thành lập công ty, doanh nghiệp hoặc công ty, doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo phương thức sau đây:
– Đăng ký công ty, doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh;
– Đăng ký công ty, doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính;
– Đăng ký công ty, doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
2.2.3. Thời hạn giải quyết
Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký công ty, doanh nghiệp là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
2.2.4. Nhận kết quả
Sau khi hồ sơ đăng ký được chấp thuận bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, công ty, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2.3. Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Công ty, doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định của pháp luật. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:
– Ngành, nghề kinh doanh;
– Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần (nếu có).
Lưu ý: Công ty cần phải thực hiện thêm các thủ tục cần thiết khác sau khi thành lập công ty, doanh nghiệp.
3. Dịch vụ thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa tại LawFirm.Vn
Dịch vụ thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa tại LawFirm.Vn giúp quý khách hàng giảm khá nhiều thời gian và công sức. Đến với LawFirm.Vn bạn sẽ được cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm:
- Tư vấn quy trình, thủ tục thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa;
- Tư vấn khách hàng chuẩn bị tài liệu cần thiết;
- Soạn thảo và thay mặt khách hàng nộp hồ sơ thành lập công ty, doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh;
- Theo dõi hồ sơ, bổ sung hoặc sửa chữa hồ sơ (nếu có) theo yêu cầu của chuyên viên;
- Thực hiện thủ tục công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp lên Cổng thông tin;
- Bàn giao giấy phép kinh doanh;
- Hướng dẫn các thủ tục cần lưu ý sau thành lập công ty, doanh nghiệp cho khách hàng…
Lĩnh vực: Doanh nghiệp | Hotline: 0782244468 |
Website: LawFirm.Vn | Email: info@lawfirm.vn |
Facebook: VN Law Firm | Zalo: 0782244468 |