Thành lập công ty giáo dục yêu cầu đáp ứng các điều kiện về vốn pháp định, cơ sở vật chất và chương trình đào tạo. LawFirm.Vn hỗ trợ toàn diện từ A-Z: tư vấn điều kiện pháp lý, chuẩn bị hồ sơ xin cấp phép, đến hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh – giúp doanh nghiệp gia nhập thị trường giáo dục nhanh chóng và đúng luật.
1. Công ty giáo dục là gì?
Công ty giáo dục là một loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Đây là tổ chức kinh doanh có mục tiêu cung cấp các dịch vụ liên quan đến giáo dục, đào tạo, phát triển kỹ năng, kiến thức cho các cá nhân hoặc tổ chức. Công ty giáo dục có thể bao gồm các loại hình như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hoặc các hình thức doanh nghiệp khác, hoạt động trong các lĩnh vực như giáo dục nghề nghiệp, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, đào tạo kỹ năng nghề, hoặc các dịch vụ giáo dục khác.
Các hoạt động của công ty giáo dục thường liên quan đến việc xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức lớp học, cung cấp tài liệu học tập, hoặc phát triển các nền tảng học trực tuyến. Để thành lập công ty giáo dục, doanh nghiệp cần đáp ứng các yêu cầu pháp lý và thủ tục liên quan theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Trình tự, thủ tục thành lập công ty giáo dục
Trình tự, thủ tục đăng ký thành lập công ty giáo dục cơ bản gồm 03 bước sau: (i) Kiểm tra điều kiện đăng ký kinh doanh; (ii) Nộp hồ sơ, nhận kết quả đăng ký thành lập công ty, doanh nghiệp và (iii) Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.
2.1. Kiểm tra các điều kiện đăng ký kinh doanh
Trước khi đăng ký thành lập công ty, doanh nghiệp về lĩnh vực giáo dục, (những) người sáng lập cần kiểm tra các điều kiện tiên quyết trước khi nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh như:
– Chủ thể thành lập và quản lý công ty, doanh nghiệp: Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020, mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định, trừ trường hợp theo quy định pháp luật.
– Loại hình đăng ký kinh doanh: Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hiện nay có 05 loại hình doanh nghiệp, bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân; Công ty hợp danh; Công ty TNHH một thành viên; Công ty TNHH hai thành viên trở lên và Công ty cổ phần.
– Tên công ty/doanh nghiệp: Khi đặt tên công ty, doanh nghiệp cần tuân thủ quy định đặt tên tại Luật Doanh nghiệp 2020, không đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với công ty, doanh nghiệp khác.
– Địa chủ trụ sở chính: Trụ sở chính của công ty, doanh nghiệp phải đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính.
– Vốn điều lệ: là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
Ngành nghề giáo dục không yêu cầu vốn pháp định khi thành lập công ty. Tuy nhiên, nếu công ty giáo dục thành lập các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thì phải đáp ứng điều kiện về vốn pháp định.
Ví dụ: Theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định 143/2016/NĐ-CP, mức đầu tư (vốn điều lệ) khi thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp được đầu tư bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai, cụ thể như sau:
- Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp tối thiểu là 5 tỷ đồng.
- Đối với trường trung cấp tối thiểu là 50 tỷ đồng.
- Đối với trường cao đẳng tối thiểu là 100 tỷ đồng.
– Ngành nghề kinh doanh: Công ty, doanh nghiệp dự kiến thành lập phải đăng ký mã ngành, nghề kinh doanh theo quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
Trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam, có một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, đòi hỏi doanh nghiệp hoặc tổ chức phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện pháp lý cụ thể để được phép hoạt động. Dưới đây là một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực giáo dục:
- Hoạt động của các trung tâm ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm
- Hoạt động của các trường trung học, phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học
- Hoạt động giáo dục nghề nghiệp
- Hoạt động của các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài hoặc liên doanh trong lĩnh vực giáo dục
- …
Các ngành nghề này đều yêu cầu doanh nghiệp, tổ chức phải thực hiện các thủ tục đăng ký, xin phép, và đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, nhân sự, chương trình đào tạo theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Khi đăng ký ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp cần xem xét và lựa chọn ngành hoặc nghề phù hợp nhất để đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra một cách hiệu quả.
Dưới đây là một số mã ngành, nghề mà công ty nên xem xét, tham khảo khi thực hiện thủ tục đăng ký thành lập công ty giáo dục:
STT | Mã ngành | Tên ngành |
---|---|---|
1 | 8511 | Giáo dục nhà trẻ |
2 | 5812 | Giáo dục mẫu giáo |
3 | 8521 | Giáo dục tiểu học |
4 | 8522 | Giáo dục trung học cơ sở |
5 | 8523 | Giáo dục trung học phổ thông |
6 | 8531 | Đào tạo sơ cấp |
7 | 8532 | Đào tạo trung cấp |
8 | 8533 | Đào tạo cao đẳng |
9 | 8551 | Giáo dục thể thao và giải trí |
10 | 8552 | Giáo dục văn hóa nghệ thuật |
11 | 8559 | Giáo dục khác chưa được phân vào đâu Chi tiết: – Giáo dục không xác định theo cấp độ tại các trung tâm đào tạo bồi dưỡng; – Các dịch vụ dạy kèm (gia sư); – Giáo dục dự bị; – Các trung tâm dạy học có các khoá học dành cho học sinh yếu kém; – Các khoá dạy về phê bình, đánh giá chuyên môn; – Dạy ngoại ngữ và dạy kỹ năng đàm thoại; – Dạy đọc nhanh; – Dạy về tôn giáo; – Các trường của các tổ chức Đảng, đoàn thể. Nhóm này cũng gồm: – Dạy lái xe cho những người không hành nghề lái xe; – Dạy bay; – Đào tạo tự vệ; – Đào tạo về sự sống; – Đào tạo kỹ năng nói trước công chúng; – Dạy máy tính. |
12 | 8560 | Dịch vụ hỗ trợ giáo dục |
2.2. Nộp hồ sơ và nhận kết quả đăng ký thành lập công ty giáo dục
2.2.1. Thành phần hồ sơ
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020, Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà hồ sơ đăng ký thành lập công ty giáo dục bao gồm một trong các tài liệu sau:
– Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp;
– Điều lệ công ty giáo dục;
– Danh sách thành viên/cổ đông;
– Giấy tờ pháp lý cá nhân;
– Văn bản ủy quyền thực hiện thủ tục.
2.2.2. Nơi nộp hồ sơ
Người thành lập công ty, doanh nghiệp hoặc công ty, doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo phương thức sau đây:
– Đăng ký công ty, doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh;
– Đăng ký công ty, doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính;
– Đăng ký công ty, doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
2.2.3. Thời hạn giải quyết
Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký công ty, doanh nghiệp là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
2.2.4. Nhận kết quả
Sau khi hồ sơ đăng ký được chấp thuận bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, công ty, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2.3. Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Công ty, doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định của pháp luật. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:
– Ngành, nghề kinh doanh;
– Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần (nếu có).
Lưu ý: Công ty cần phải thực hiện thêm các thủ tục cần thiết khác sau khi thành lập công ty, doanh nghiệp.
3. Dịch vụ thành lập công ty giáo dục tại LawFirm.Vn
Dịch vụ thành lập công ty, doanh nghiệp về lĩnh vực giáo dục tại LawFirm.Vn giúp quý khách hàng giảm khá nhiều thời gian và công sức. Đến với LawFirm.Vn bạn sẽ được cung cấp dịch vụ thành lập công ty giáo dục bao gồm:
- Tư vấn quy trình, thủ tục thành lập công ty giáo dục;
- Tư vấn khách hàng chuẩn bị tài liệu cần thiết;
- Soạn thảo và thay mặt khách hàng nộp hồ sơ thành lập công ty, doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh;
- Theo dõi hồ sơ, bổ sung hoặc sửa chữa hồ sơ (nếu có) theo yêu cầu của chuyên viên;
- Thực hiện thủ tục công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp lên Cổng thông tin;
- Bàn giao giấy phép kinh doanh;
- Hướng dẫn các thủ tục cần lưu ý sau thành lập công ty, doanh nghiệp cho khách hàng…
Lĩnh vực: Doanh nghiệp | Hotline: 0782244468 |
Website: LawFirm.Vn | Email: info@lawfirm.vn |
Facebook: VN Law Firm | Zalo: 0782244468 |
4. Một số câu hỏi thường gặp khi thành lập công ty giáo dục
Những việc cần làm sau khi thành lập công ty giáo dục?
Việc hoàn thành thủ tục thành lập doanh nghiệp và được cấp Giấy phép đăng ký kinh doanh chỉ là điều kiện cần, để đủ điều kiện đi vào hoạt động, doanh nghiệp cần thực hiện các việc sau đây:
– Khắc con dấu pháp nhân
– Treo bảng hiệu công ty
– Mua chữ ký số
– Mở tài khoản ngân hàng
– Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu
– Thông báo phát hành hóa đơn điện tử
– Góp đủ số vốn điều lệ đã đăng ký
Mã ngành nghề công ty giáo dục là gì?
8511 – Giáo dục nhà trẻ
8512 – Giáo dục mẫu giáo
8521 – Giáo dục tiểu học
8522 – Giáo dục trung học cơ sở
8523 – Giáo dục trung học phổ thông
8531 – Đào tạo sơ cấp
8532 – Đào tạo trung cấp
8533 – Đào tạo cao đẳng
8551 – Giáo dục thể thao và giải trí
8552 – Giáo dục văn hóa nghệ thuật
8559 – Giáo dục khác chưa được phân vào đâu
8560 – Dịch vụ hỗ trợ giáo dục
Thành lập công ty giáo dục có cần bằng cấp gì không?
Khi thành lập công ty giáo dục, theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP, không yêu cầu bằng cấp hay chứng chỉ hành nghề khi đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, tùy thuộc vào loại hình hoạt động giáo dục mà công ty sẽ thực hiện, có thể có những yêu cầu cụ thể về bằng cấp hoặc chứng chỉ cho những người trực tiếp giảng dạy hoặc quản lý.