Trong hoạt động ngoại giao và lãnh sự, các quốc gia phải tuân theo các nguyên tắc đặc thù của luật ngoại giao và lãnh sự.
1. Nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử
Quan hệ giữa các quốc gia về ngoại giao và lãnh sự là bình đắng trên cơ sở chủ quyền. Sự bình đẳng này không cho phép có bất cứ sự phân biệt đối xử nào giữa các nước có chế độ chính trị-xã hội và vị trí địa lý, kinh tế, chính trị khác nhau. Đối xử trong thị và bình đẳng là đặc thù của loại hình quan hệ hợp tác về ngoại giao và lãnh sự.
2. Nguyên tắc thoả thuận
Thoả thuận là nguyên tắc được áp dụng triệt để nhất trong quan hệ ngoại giao và lãnh sự. Các hoạt động thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ lãnh sự và cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, bổ nhiệm người đứng đầu các cơ quan này giữa nước cử đại diện (hoặc cử lãnh sự) và nước nhận đại diện (hoặc tiếp nhận lãnh sự) đều phải thông qua quá trình trao đổi thoả thuận để đi đến quyết định cuối cùng. Có thể coi nguyên tắc này là “chìa khoá” để mở ra quan hệ đối ngoại và thiết lập cơ quan quan hệ đối ngoại của nhà nước ở nước ngoài.
3. Nguyên tắc tôn trọng quyền ad đãi và miễn trừ của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và thành viên của các cơ quan này
Xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng quyền miễn trừ của quốc gia, trong quan hệ ngoại giao và lãnh sự, nước nhận đại diện và tiếp nhận lãnh sự phải tôn trọng quyền ưu đãi, miễn trừ của cơ quan đại diện ngoại giao và cơ quan lãnh sự. Các quyền ưu đãi và miễn trừ này xuất phát từ chủ quyền quốc gia, được pháp luật quốc tế ghi nhận và bảo đảm thực hiện. Quốc gia sở tại phải đối xử trọng thú với viên chức ngoại giao và viên chức lãnh sự, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật quốc tế để cơ quan đại diện ngoại giao và cơ quan lãnh sự được hưởng đầy đủ quyền ưu đãi, miễn trừ trong khi thực hiện chức năng mà nhà nước trao cho.
4. Nguyên tắc tôn trọng pháp luật và phong tục tập quán của nước tiếp nhận trong các hoạt động ngoại giao và lãnh sự
Hoạt động của các cơ quan và thành viên của cơ quan quan hệ đối ngoại của nhà nước ở nước ngoài phải luôn phù hợp với luật quốc tế, với pháp luật nước mình và tôn trọng pháp luật cũng như phong tục tập quán của nước tiếp nhận. Tôn trọng pháp luật của nước sở tại là hành vi biểu hiện sự tôn trọng chủ quyển quốc gia trong quan hệ quốc tế đồng thời là việc làm để xây dựng và thát chặt thêm quan hệ hữu hảo giữa các quốc gia.
5. Nguyên tắc có đi có lại
Có đi có lại là nguyên tắc mang tính tập quán và truyền thống trong quan hệ ngoại giao và lãnh sự. Nguyên tắc bình đẳng là nền tảng để xây dựng các quan hệ ngoại giao và lãnh sự trên cơ sở có đi có lại. Biểu hiện thực tế của nguyên tắc có đi có lại trong quan hệ giữa các quốc gia là việc cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của các quốc gia được hưởng chế độ pháp lý và đối xử như nhau, không cho phép một bên đòi hỏi cơ quan và thành viên của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của mình được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ nhiều hơn những gì mà mình đã, đang và sẽ dành cho bên kia.
Nguyên tắc có đi có lại cũng có nghĩa là các quốc gia có thể áp dụng biện pháp trả đũa trong trường hợp nước nhận đại diện có hành vi xử sự làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín hoặc làm thiệt hại đến lợi ích của nước cử đại diện.