Bảo lãnh tài sản của bên thứ ba được hiểu là gì? Hợp đồng bảo lãnh có bắt buộc phải công chứng không? Cùng LawFirm.Vn tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé!
1. Bảo lãnh tài sản của bên thứ ba là gì?
Bảo lãnh với ngân hàng về bản chất chính là việc bên thứ ba cam kết với bên có quyền về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh) nếu đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ (Điều 335 Bộ luật Dân sự 2015).
Từ định nghĩa trên, suy ra, bảo lãnh buộc phải có bên thứ ba tham dự vào mối quan hệ của bên có quyền, bên có nghĩa vụ trong giao dịch dân sự.
Dễ hiểu hơn, khi hoạt động bảo lãnh được thực hiện, tức là đã có sự tham gia của bên thứ ba trong mối quan hệ giữa bên có quyền và bên có nghĩa vụ.
Căn cứ Điều 336 Bộ luật Dân sự, bảo lãnh có thể sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ hoặc không sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản.
Nếu bên bảo lãnh sử dụng tài sản bảo đảm để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì đó chính là việc bảo lãnh bằng tài sản của bên bảo đảm trong trường hợp của bạn.
Dựa trên quy định chung của Bộ luật Dân sự, Nghị định 21/2021/NĐ-CP, trình tự cơ bản để thực hiện bảo lãnh bằng tài sản bảo đảm như sau:
Bước 1: Ký kết hợp đồng bảo lãnh
Bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh ký kết hợp đồng bảo lãnh với các điều khoản đã được thỏa thuận, thống nhất
Bước 2: Đăng ký biện pháp bảo đảm
Nếu trường hợp tài sản bảo lãnh phải tiến hành đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền thì bên có nghĩa vụ thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm;
Theo Nghị định 99/2022/NĐ-CP, các tài sản có thể bảo lãnh không phải đăng ký biện pháp bảo đảm;
Bước 3: Thực thi theo hợp đồng bảo lãnh
Các bên thực hiện nội dung công việc theo hợp đồng bảo lãnh đã có hiệu lực;
Nếu phát sinh tình huống phải xử lý tài sản bảo đảm theo hợp đồng bảo lãnh, bên có quyền xử lý tài sản bảo đảm (bên nhận bảo lãnh) được quyền xử lý theo phương thức đã được các bên thỏa thuận;
Thực tế cho thấy, đối với những giao dịch có giá trị tương đối lớn, các ngân hàng thường sẽ yêu cầu bên bảo lãnh phải có tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Nếu không có tài sản để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ, ngân hàng sẽ không giải ngân/cấp tín dụng cho bên được bảo lãnh.
Điều này một mặt giúp ngân hàng có thể giảm thiểu rủi ro hình thành nợ xấu, mặt khác cũng là căn cứ để thiết lập sự tin tưởng giữa ngân hàng và bên bảo lãnh.
Như vậy, bảo lãnh tài sản của bên thứ ba được hiểu là bên bảo lãnh sử dụng tài sản của mình để dùng làm tài sản bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh nếu tới thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện hoặc thực hiện không đúng.
Trong bảo lãnh, bên bảo lãnh có quyền sử dụng tài sản bảo đảm để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh hoặc không.
Việc có sử dụng tài sản bảo đảm hay không phụ thuộc vào sự thỏa thuận, thống nhất giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh.
2. Hợp đồng bảo lãnh có cần công chứng không?
Hình thức của bảo lãnh có thể là thư bảo lãnh hoặc hợp đồng bảo lãnh.
Đây đều là những cách thức thể hiện cam kết bảo lãnh của bên bảo lãnh đối với bên có quyền về việc sẽ thực hiện những nghĩa vụ của bên được bảo lãnh nếu đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện hoặc thực hiện không đúng.
Theo quy định pháp luật hiện hành, không buộc phải công chứng hợp đồng bảo lãnh.
Mà công chứng hợp đồng bảo lãnh hay không phụ thuộc vào nhu cầu của các bên.
Lưu ý rằng, trong hợp đồng bảo lãnh, nếu là bảo lãnh có tài sản bảo đảm thì tài sản này cần thỏa mãn một số điều kiện sau:
- Tài sản bảo lãnh không phải là bất động sản;
- Là tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự và phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên bảo lãnh;
- Thường, tài sản được dùng để bảo lãnh phải được thẩm định giá trước khi các bên ký kết hợp đồng bảo lãnh;
- Tài sản bảo lãnh thường có giá trị lớn hơn hoặc bằng khoản nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ với bên có quyền, trừ trường hợp có nhiều người cùng bảo lãnh (đồng bảo lãnh) cho nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ;
- Tùy thuộc vào thỏa thuận, thống nhất của các bên và từng dự án, giao dịch cụ thể mà loại tài sản được lựa chọn làm tài sản bảo đảm cũng có sự khác biệt;
Như vậy, hợp đồng bảo lãnh tài sản của bên thứ ba có thể được công chứng hoặc không, tùy thuộc vào nhu cầu, sự thỏa thuận, thống nhất của các bên.
Khi lựa chọn tài sản bảo lãnh, các bên cần lưu ý đến một số tiêu chí, đặc điểm như chúng tôi đã nêu ở trên.