1. Những trường hợp cần áp dụng pháp luật
Pháp luật tác động vào các quan hệ xã hội, vào cuộc sống đạt hiệu quả cao nhất chỉ khi tất cả những quy định của nó đều được thực hiện chính xác, triệt để. Nhưng nếu chỉ thòng qua các hình thức tuân theo pháp luật, thi hành pháp luật và sử dụng pháp luật thì sẽ có rất nhiều quy phạm pháp luật không được thực hiện. Lý do có thể là các chủ thể không muốn thực hiện hoặc không đủ khả năng tự thực hiện nếu thiếu sự tham gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do đó, hoạt động áp dụng pháp luật cần phải được tiến hành trong các trườn: hợp sau:
– Khi cần truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với từng chủ thể vi phạm pháp luật hoặc cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước đối với tổ chức hay cá nhân vào đó. Ví dụ, Công dân A đã thực hiện hành vi phạm tội, nhưng A không muốn bị trừng phạt theo hình phạt tương ứng đã được pháp luật quy định. Vì vậy, cần có hoạt động của Tòa án và các cơ quan bảo vệ pháp luật khác có liên quan nhằm điều tra, đối chiếu với pháp luật để xét xử, ra bản án trong đó ấn định trách nhiệm hình sự đối với A là người phạm tội và buộc A phải chấp hành hình phạt đó. Có những trường hợp chủ thể không vi phạm pháp luật nhưng nhà nước thấy cần phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với họ thì nhà nước cũng tiến hành áp dụng pháp luật (xem chương vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý).
– Khi những quyền và nghĩa vụ pháp lý của cơ thể không nặc nhiên phát sinh, thay đổi hoặc chấn đứt nếu thiếu sự chi tiết của nhà nước. Chẳng hạn. Điều 55 của Hiến pháp năm 1992 quy định “lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân”, nhưng quan hệ pháp luật lao động với những quyền và nghĩa vụ lao động cụ thể giữa công dân: N với cơ quan X của nhà nước chỉ phát sinh khi có quyết định của nhà chức trách có thẩm quyền tuyển dụng công dân B đó vào làm việc tại cơ quan X của nhà nước.
– Khi xảy ra tranh chấp về quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật mà các bên đó không tự giải quyết được. Trong trường hợp này, quan hệ pháp luật đã xuất hiện, nhưng do có sự tranh chấp giữa các bên về các quyền và nghĩa vụ pháp lý đó nên các bên không thể thực hiện được các quyền, nghĩa vụ pháp lý của mình. Chẳng hạn, tranh chấp giữa các bên tham gia một hợp đồng kinh tế hoặc hợp đồng dân sự cụ thể nào đó.
– Đối với một số quan hệ pháp luật quan trọng mà nhà nước thấy cần thiết phải tham gia để kiểm tra, giám sát hoạt động của các bên tham gia vào quan hệ đó, hoặc nhà nước xác nhận sự tồn tại hay không tồn tại của một số sự việc, sự kiện thực tế nào đó. Chẳng hạn, nhà nước chứng thực hợp đồng mua bán nhà giữa hai công dân; nhà nước xác nhận đi chúc hợp pháp, nhà nước chúng sinh hay chứng tử cho một người nào đó vv..
2. Những đặc điểm của áp dụng pháp luật
Áp dụng pháp luật có một số đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, cụ thể là:
– Hoạt động áp dụng pháp luật chi do những cơ quan nhà nước hay nhà chức trách có thẩm quyền tiến hành. Mỗi cơ quan nhà nước hay nhà chức trách trong phạm vi thẩm quyền của mình được phép tiến hành một số những hoạt động áp dụng pháp luật nhất định. Trong quá trình áp dụng pháp luật mọi khía cạnh, mọi tình tiết đều phải được xem xét thận trọng và dựa trên cơ sở các quy định, yêu cầu của quy phạm pháp luật đã được xác định để ra quyết định cụ thể. Có thể nói, pháp luật là cơ sở để các cơ quan nhà nước có thẩm quyên áp dụng pháp luật thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình, cũng cần chú ý là có một số trường hợp đặc biệt, khi được nhà nước uỷ quyền một số tổ chức xã hội cũng có thể tiến hành áp dụng pháp luật.
– Nếu bản thân pháp luật là sự thể hiện ý chí nhà nước, thì áp dụng pháp luật được xem là sự tiếp tục thể hiện ý chí nhà nước trong quá trình điều chỉnh pháp luật, vì vậy ở một chừng mực nhất định áp dụng pháp luật còn mang tính chính trị. nó phục vụ cho những mục đích chính trị nhất định. DO vậy, việc áp dụng pháp luật không những phải phù hợp với pháp luật thực định mà còn phải phù hợp với chủ trương chính sách của nhà nước trong mỗi giai đoạn nhất định.
– Hoạt động áp dụng pháp luật được tiến hành chủ yếu theo ý chí đơn phương của các cơ quan nhà nước hay nhà chức trách Có thẩm quyền, không phụ thuộc vào ý chí của chủ thể bị áp dụng pháp luật. Pháp luật cũng quy định trong một số trường hợp nhất định việc áp dụng pháp luật đối với những trường hợp đó chỉ được tiến hành khi có yêu cầu của tổ chức hay cá nhân nhất định theo quy định của pháp luật.
– Áp dụng pháp luật có tính chất bắt buộc đối với chủ thể bị áp dụng và các chủ thể có liên quan. Điều này thể hiện ở chỗ dù việc áp dụng pháp luật được tiến hành theo ý chí nhà nước hay ý chí của chủ thể bị áp dụng thì: Quyết định, văn bản áp dụng pháp luật cũng chi do các chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật ban hành (trong một số trường hợp có tính đến ý chí của các chủ thể bị áp dụng); quyết định, văn bản áp dụng pháp luật mang tính bắt buộc phải thực hiện đối với những tổ chức và cá nhân có liên quan. Trong những trường hợp cần thiết, nhà nước có thể cưỡng chế thi hành quyết định, văn bản áp dụng pháp luật đã có hiệu lực.
Thứ hai, áp dụng phap luật là hoạt động phải tuân theo những hình thức và thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định. Do tính chất quan trọng và phức tạp của áp dụng pháp luật, chủ thể bị áp dụng pháp luật có thể được hưởng những lợi ích rất lớn nhưng cũng có thể phải chịu những hậu quả bất lợi rất nghiêm trọng nên trong pháp luật luôn có sự xác định rõ ràng cơ sở, điều kiện, trình tự, thủ tục, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quá trình áp dụng pháp luật. Chẳng hạn, để giải quyết một vụ án hình sự phải được tiến hành theo những quy định cụ thể của pháp luật tố tụng hình sự hoặc việc xử phạt hành chính được điều chỉnh bởi những quy phạm liên quan đến thủ tục xử phạt hành chính. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các bên có liên quan trong quá trình áp dụng pháp luật phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định có tính thủ tục đó, để tránh những sự tùy tiện có thể dẫn đến việc áp dụng pháp luật không đúng, không chính xác.
Thứ ba, áp dụng pháp luật là hoạt động điều chỉnh có tính cá biệt, cụ thể đối với quan hệ xã hội xác định. Đối tượng của áp dụng pháp luật là những quan hệ xã hội cần đến sự điều chỉnh cá biệt, bổ sung trên cơ sở những mệnh lệnh chung trong quy phạm pháp luật. Nói cách khác, quy tắc xử sự có tính chất chung trong quy phạm pháp luật thông qua hoạt động áp dụng pháp luật sẽ được cá biệt hóa một cách chính xác thành mệnh lệnh cụ thể cho mỗi trường hợp cụ thể đối với những chủ thể cụ thể. Đương nhiên mệnh lệnh cụ thể có được do việc áp dụng pháp luật không được trái với mệnh lệnh chung đã nêu trong quy phạm pháp luật.
Thứ tư, áp dụng pháp luật là hoạt động đòi hỏi tính sáng tạo (sự sáng tạo trong phạm vi quy định của pháp luật). Khi áp dụng pháp luật, các cơ quan nhà nước hay nhà chức trách ( có thẩm quyền phải nghiên cứu kỹ lưỡng vụ việc, làm sáng tỏ cấu thành pháp lý của nó để từ đó lựa chọn quy phạm, xa quyết định, văn bản áp dụng pháp luật và tổ chức thi hành. Trong trường hợp pháp luật chưa quy định hoặc quy định chưa rõ thì phải vận dụng một cách sáng tạo bằng cách áp dụng tập quán hoặc áp dụng pháp luật tương tự để giải quyết vụ việc. Để thực hiện được điều đó, đòi hỏi các nhà chức trách phải có ý thức pháp luật cao, có tri thức tổng hợp, có kinh nghiệm phong phú, có đạo đức và có tay nghề cao.
Như vậy, áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực nhà nước, được thực hiện thông qua những cơ quan nhà nước hay nhà chức trách có thẩm quyền, hoặc các tổ chức xã hội khi được nhà nước uỷ quyền, nhằm cá biệt hóa những quy phạm pháp luật vào các trường hợp củ thể đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể.
3. Văn bản áp dụng pháp luật
Hình thức thể hiện chính thức chủ yếu của hoạt động áp dụng pháp luật là văn bản áp dụng pháp luật. Với tính cách là một mắt xích của cơ chế điều chỉnh pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật có một số đặc điểm sau đây:
a/ Văn bản áp dụng pháp luật đo những cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền hoặc tổ chức xã hội được uỷ quyền áp dụng pháp luật ban hành và đảm bảo thực hiện.
b/ Văn bản áp dụng pháp iu có tính chất cá biệt, một lần đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể trong những trường hợp cụ thể.
c/ Văn bản áp dụng pháp luật phải hợp pháp (có căn cứ pháp lý) và phù hợp với thực tế (có căn cứ thực tế đáng tin cậy). Nó phải được ban hành trên cơ sở các quy định pháp luật cụ thể. Nếu việc ban hành không phù hợp với các quy định pháp luật thì văn bản áp dụng pháp luật sẽ bị đình chỉ hoặc hủy bỏ. Nếu nội dung văn bản không phù hợp với điều kiện thực tế thì nó sẽ khó được thi hành hoặc được thi hành nhưng hiệu quả không cao.
d/ Văn bản áp dụng pháp luật phải được thể hiện trong những hình thức pháp lý nhất định như: bản án, quyết định, lệnh...
đ/ Văn bản áp dụng pháp luật là một yếu tổ của cơ chế điều chỉnh pháp luật, thiếu nó, nhiều quy phạm pháp luật cụ thể không thể thực hiện được. Nó luôn là yếu tổ mang tính chất bổ sung trong những sự kiện pháp lý phức tạp. Văn bản áp dụng pháp luật củng cố các yếu tố này trong một cơ cấu . pháp lý thống nhất, cho chúng độ tin cậy và đưa đến sự xuất hiện quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý được nhà nước bảo . . đảnh thực hiện. Chẳng hạn, để quan hệ pháp luật hôn nhân cụ thể giữa A và B theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam xuất hiện thì phải có đầy đủ các yếu tố của một sự kiện pháp lý phức tạp như họ đã đủ độ tuổi kết hôn, có năng lực hành vi, có sự cam kết tự nguyện vv., và điều quan trọng nhất là có văn bản áp dụng pháp luật Công nhận hôn nhân đó là hợp pháp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Căn cứ vào nội dung và nhiệm vụ của văn bản áp dụng pháp luật, có thể chia chúng thành hai loại: Văn bản xác định quyền và nghĩa vụ pháp lý theo hướng tích cực và văn . bản bảo vệ pháp luật.
Loại văn bản áp dụng pháp luật thứ nhất là văn bản trong đó xác định cụ thể ai có quyền chủ thể, ai mang nghĩa vụ pháp lý bằng con đường cá biệt hóa phần chỉ dẫn quy định) của quy phạm pháp luật.
Văn bản áp dụng mang tính bảo vệ pháp luật là văn bản chứa đựng những biện pháp cưỡng chế nhà nước hoặc biến pháp trừng phạt, đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật.
Như vậy, văn bản áp dụng pháp luật là văn bản pháp lý cá biệt, mang tính quyền lực do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách hoặc các tổ chức xã hội được nhà nước uỷ quyền ban hành trên cơ sở những quy phạm pháp luật, nhằm xác định các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể cụ thể hoặc xác định những biện pháp trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm pháp luật.