Có rất nhiều chứng từ được sử dụng trong thương mại và thanh toán quốc tế, trong đó, vận đơn đường biển là một trong số chứng từ này. Tuy nhiên, vận đơn đường biển là chứng từ quan trọng, bởi vì nó là chứng từ đại diện cho hàng hóa.
Trước đây và cũng như ngày nay, vận tải bằng đường biển luôn đóng vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hóa quốc tế. Hiện nay, chuyên chở bằng đường biển chiếm khoảng 80% về khối lượng và khoảng 65% về giá trị hàng hóa; ngược lại, vận tải hàng không chỉ chiếm một số lượng hàng hóa vận chuyển quốc tế khoảng 1%, nhưng lại chiếm từ 20 tới 30% giá trị hàng hóa trong ngoại thương. Các phương tiện vận tải khác như đường sắt, đường bộ, đường sông, đường ống chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ đối với vận chuyển quốc tế. Qua đó cho thấy, vận tải đường biển chiếm ưu thế cả về khối lượng và giá trị. Từ đó cho thấy vai trò nổi bật của vận đơn đường biển so với các chứng từ vận tải khác.
1. Vận đơn đường biển là gì?
Vận đơn đường biển (Ocean Bill of Lading hay Marine Bill of Lading – thường được viết tắt là B/L) là chứng từ chuyên chở hàng hóa (Transport documents) bằng đường biển do người có chức năng ký phát cho người gửi hàng sau khi hàng hóa đã được bốc lên tàu hoặc được nhận để chở.
2. Đặc điểm của vận đơn đường biển
Thứ nhất, khi nói đến vận đơn đường biển thì việc chuyên chở hàng hóa bằng đường biển bắt buộc phải xảy ra.
Thứ hai, do có nhiều phương thức vận tải khác nhau, làm cho chứng từ vận tải có nhiều loại và chức năng của chúng cũng khác nhau, trong đó, khi nói đến vận đơn đường biển ta hiểu đây là loại chứng từ sở hữu hàng hóa và có tên gọi là Bill of Lading.
Thứ ba, người ký phát vận đơn phải là người có chức năng chuyên chở, thường là người có phương tiện chuyên chở, hoặc người kinh doanh chuyên chở.
Thứ tư, thời điểm cấp vận đơn có thể là:
– Sau khi hàng hóa đã được bốc xong lên tàu (Shipped on Board).
– Sau khi hàng hóa được nhận để chở (Received for Shipment).
– Thời điểm phát hành vận đơn có ý nghĩa quan trọng trong thương mại và thanh toán quốc tế. Một mặt, nó thể hiện trách nhiệm về chuyên chở hàng hóa và trách nhiệm về hàng hóa đối với người chuyên chở; mặt khác, nó là bằng chứng của việc giao hàng của người bán cho người mua và là thời điểm hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của người bán.
3. Chức năng và phạm vi sử dụng của vận đơn đường biển
Xem chi tiết tại: Chức năng và phạm vi sử dụng của vận đơn đường biển
4. Hình thức và nội dung của vận đơn đường biển
Xem chi tiết tại: Hình thức và nội dung của vận đơn đường biển