Ủy quyền là gì? Quy định về ủy quyền? Thế nào là thừa kế tài sản? Có được uỷ quyền thừa kế tài sản hay không? Thủ tục ủy quyền thừa kế tài sản như thế nào? Nếu như bạn cũng đang thắc mắc về những vấn đề trên thì hãy theo dõi bài viết này để có câu trả lời rõ ràng nhất nhé!
1. Ủy quyền là gì? Quy định về ủy quyền?
1.1. Khái niệm uỷ quyền
Đầu tiên, cần khẳng định rằng ủy quyền không phải là một hình thức chuyển nhượng. Uỷ quyền được hiểu là một cá nhân/ tổ chức cho phép một cá nhân/ tổ chức khác quyền đại diện cho mình trong việc quyết định và tiến hành một hành động pháp lý nào đó, và vẫn phải chịu trách nhiệm trong việc uỷ quyền/ cho phép đó.
Uỷ quyền là cơ sở xác lập mối quan hệ giữa người đại diện và người được phép đại diện, đồng thời là cơ sở để người uỷ quyền tiếp nhận kết quả pháp lý phát sinh từ hành động uỷ quyền mang đến.
1.2. Quy định pháp luật về uỷ quyền
1.2.1. Hình thức giấy ủy quyền
Trên thực tế, việc đại diện theo ủy quyền rất phổ biến, các bên có thể thỏa thuận bằng nhiều cách, kể cả bằng lời nói, nhưng trong một số trường hợp nhất định, việc ủy quyền phải bằng văn bản mới có giá trị.
1.2.2. Các chủ thể trong quan hệ pháp luật đại diện theo ủy quyền
Người đại diện theo ủy quyền gồm các loại sau:
(i) Đại diện theo ủy quyền của cá nhân
(ii) Đại diện theo ủy quyền của pháp nhân
(iii) Đại diện theo uỷ quyền của hộ gia đình hoặc tổ hợp tác đại diện: Có một điểm mà mọi người cần lưu ý đó là người đại diện theo ủy quyền chỉ có thể là người trong gia đình hay tổ hợp tác đó. Và người được ủy quyền phải là người có đủ năng lực về hành vi dân sự, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 143 của Bộ luật dân sự.
1.3. Căn cứ pháp lý để xác định quan hệ uỷ quyền là hợp đồng uỷ quyền hay giấy uỷ quyền
(i) Hợp đồng uỷ quyền: Đặc điểm nổi bật nhất là khi giao kết hợp đồng uỷ quyền thì hai bên có nghĩa vụ ký tên vào.
(ii) Với giấy ủy quyền thì yêu cầu này là không bắt buộc.
Hợp đồng ủy quyền và giấy ủy quyền được yêu cầu theo quy định của pháp luật, tuy nhiên, thỏa thuận giữa các bên được tôn trọng trong việc lựa chọn hình thức công chứng và chứng thực Giấy ủy quyền của mình.
Tóm lại, uỷ quyền là phương tiện pháp lý cần thiết để thực hiện các giao dịch pháp luật dân sự nhằm tạo điều kiện cho cá nhân, pháp nhân và những người khác trong quan hệ pháp luật dân sự có thể tham gia giao dịch pháp luật dân sự một cách thuận tiện nhất và đảm bảo thỏa mãn nhanh chóng các lợi ích mà đối tượng quan tâm.
2. Thế nào là thừa kế tài sản?
Theo quy định của Bộ luật dân sự, thừa kế là việc chuyển tài sản từ người đã chết sang người đang sống. Tài sản thừa kế mà người chết để lại đó được gọi là di sản. Di sản thừa kế được chia thành thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.
Xem thêm: Di sản thừa kế là gì? Di sản thừa kế bao gồm những gì?
3. Có được uỷ quyền thừa kế tài sản hay không?
Nếu như người được hưởng thừa kế ở xa, không tiện trở về địa phương để hoàn tất thủ tục chứng thực di chúc, người đó có thể uỷ quyền cho một người khác làm thủ tục này. Hai người có thể đến bất kỳ cơ quan nhà nước nào tại nơi cư trú để yêu cầu công chứng giấy ủy quyền thừa kế tài sản theo trình tự, thủ tục quy định của Luật Công chứng và các văn bản có liên quan.
Theo quy định tại Điều 55 của Luật Công chứng 2014:
1. Khi công chứng các hợp đồng ủy quyền, công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia.
2. Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.
Trường hợp người ủy quyền, người được ủy quyền và người được thừa hưởng tài sản thừa kế không thể đến cùng một tổ chức công chứng để công chứng hợp đồng ủy quyền này thì có thể thực hiện theo hướng dẫn của Luật công chứng 2014 như sau:
“Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi cư trú của họ công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền”.
4. Thủ tục ủy quyền thừa kế tài sản như thế nào?
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
(i) Hồ sơ bên uỷ quyền thừa kế tài sản cần chuẩn bị bao gồm:
a. Chứng minh nhân dân / hộ chiếu, sổ hộ khẩu của bên uỷ quyền
b. Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân của bên ủy quyền thừa kế tài sản (trường hợp tặng cho tài sản chung như bất động sản,…);
(ii) Các giấy tờ mà người được ủy quyền thừa kế tài sản phải chuẩn bị bao gồm:
a. Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được ủy quyền
b. Hộ khẩu của người được ủy quyền.
Bước 2: Gửi hồ sơ cho nhân viên và nhân viên nhận hồ sơ
Bước 3: Công chứng hoặc chứng thực giấy ủy quyền
Nếu giấy ủy quyền không yêu cầu công chứng hay chứng thực thì bạn có thể bỏ qua bước này và chuyển sang bước tiếp theo đó là lập giấy ủy quyền, các bên ký tên và đóng dấu.
Sau khi chuẩn bị các giấy tờ trên, bên ủy quyền nộp đơn yêu cầu cho cơ quan công chứng hoặc Ủy ban nhân dân để công chứng hay chứng thựuc giấy ủy quyền/ hợp đồng ủy quyền.