Đầu tư là một khái niệm không còn xa lạ tại Việt Nam. Trước khi thực hiện hoạt động đầu tư, các Nhà đầu tư cần lựa hình thức đầu tư phù hợp với điều kiện, nhu cầu và mục tiêu của mình. Việc có thể lựa chọn cho mình hình thức đầu tư phù hợp rất quan trọng để mang lại lợi nhuận cho Nhà đầu tư. Vì vậy, việc nắm rõ ưu và nhược điểm của từng hình thức đầu trước khi tiến hành hoạt động đầu tư là rất cần thiết. Theo đây LawFirm.Vn phân tích ưu và nhược điểm của 03 hình thức đầu tư chủ yếu tại Việt Nam:
1. Thành lập Tổ chức kinh tế;
2. Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp; và
3. Hợp đồng BCC.
Như vậy, tùy vào trường hợp cụ thể, nhu cầu và khả năng chiến lược của mình, các Nhà đầu tư có thể cân nhắc ưu điểm, nhược điểm của 03 hình thức đầu tư trên để lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp nhất với điều kiện thời gian và chi phí của mình
Hình thức đầu tư | Ưu điểm | Nhược điểm |
Thành lập Tổ chức kinh tế | Giảm rủi ro tranh chấp do Dự án đầu tư được thực hiện dưới danh nghĩa của Tổ chức kinh tế thay vì cá nhân một nhà đầu tư (“NĐT”), mọi nhà đầu tư được tiếp cận, biết đến các thông tin về quá trình thực hiện dự án đầu tư. Khi có lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, các NĐT sẽ được chia lợi nhuận dựa theo tỷ lệ vốn đầu tư. Điều này đảm bảo tính công bằng, minh bạch cho mỗi bên tham gia đầu tư. | Phải thực hiện nhiều thủ tục, tốn nhiều thời gian như Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, … Mặc dù thành lập Tổ chức kinh tế, song vẫn có thể xảy ra rủi ro là NĐT không góp vốn điều lệ đúng tiến độ, thời hạn. Lúc đó, các NĐT sẽ phải thực hiện thủ tục điều chỉnh giảm vốn điều lệ. Việc quyết định các vấn đề của dự án đầu tư phải phụ thuộc vào quyết định của các bên tham gia đầu tư và thực hiện các thủ tục họp, ra nghị quyết, thông báo, … theo quy định của pháp luật. |
Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp | Không phải thành lập pháp nhân mới nên NĐT có thể tận dụng được tài nguyên sẵn có của doanh nghiệp như nhân sự, tài sản, danh tiếng, thương hiệu, … Thủ tục góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp đơn giản hơn thành lập pháp nhân mới. NĐT được tham dự vào các cuộc họp, được biểu quyết để quyết định một số vấn đề về đầu tư trong doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và điều lệ của doanh nghiệp. Được trả lợi nhuận theo tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp, đảm bảo rõ ràng, minh bạch cho NĐT. | Rủi ro có thể xảy ra khi NĐT đã đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp nhưng không thực hiện đúng thời hạn đã cam kết, dẫn tới phải nhiều lần thực hiện điều chỉnh giảm vốn điều lệ. Rủi ro phát sinh tranh chấp khi các NĐT đã góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp nhưng doanh nghiệp không thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông đúng theo quy định của pháp luật hoặc không trả lợi nhuận cho nhà đầu tư đúng theo tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp, ảnh hưởng tới quyền và lợi ích chính đáng của các NĐT.
|
Hợp đồng BCC | Tiết kiệm thời gian và chi phí liên quan đến thành lập, vận hành và giải thể doanh nghiệp. Do không cần thành lập Tổ chức kinh tế mới nên các NĐT đưa ra các quyết định về Dự án đầu tư sẽ chủ động, linh hoạt hơn và ít phụ thuộc vào đối tác hơn. Giúp hạn chế rủi ro trong trường hợp các bên tham gia đầu tư muốn ngừng hợp tác đầu tư và kinh doanh, vì chỉ cần tiến hành thanh lý Hợp đồng BCC đã ký. | Việc không thành lập Tổ chức kinh tế mới không có sự ràng buộc chặt chẽ giữa các bên tham gia đầu tư. Việc này sẽ gây ra nhiều rủi ro, không minh bạch bởi việc đầu tư thường do một hoặc một vài NĐT đại diện thực hiện. Những NĐT không trực tiếp tham gia trong quá trình thực hiện đầu tư khó tiếp cận với thông tin, tài liệu liên quan đến Dự án đầu tư. Điều này có thể gây ra nghi ngờ, mâu thuẫn giữa các NĐT về việc phân chia lợi nhuận không công bằng. Khó khăn khi hợp tác với bên thứ ba vì không có tư cách pháp nhân. |
Như vậy, tùy vào trường hợp cụ thể và nhu cầu của mình, NĐT có thể cân nhắc ưu điểm, nhược điểm để lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp nhất.