Trong bối cảnh giáo dục ngày càng được coi trọng, việc thành lập công ty giáo dục trở thành một xu hướng hấp dẫn. Tuy nhiên, để đảm bảo hoạt động hiệu quả và hợp pháp, các nhà đầu tư cần nắm rõ trình tự, thủ tục thành lập công ty giáo dục. Bài viết này, LawFirm.Vn sẽ hướng dẫn chi tiết các bước cần thiết để bạn có thể khởi nghiệp thành công trong lĩnh vực này.
1. Công ty giáo dục là gì?
Công ty giáo dục được hiểu là công ty được thành lập bởi một tổ chức hoặc cá nhân. Việc thành lập những công ty giáo dục nhằm mục đích đào tạo kinh doanh về mảng giáo dục, hay còn được gọi là giáo dục tư thục.
Theo đó, những chủ thể mở công ty giáo dục có thể thành lập trường mầm non, trường tiểu học (cấp 1), trường THCS (cấp 2), trường THPT (cấp 3), trường đại học, cao đẳng hoặc là trung tâm dạy nghề, trung tâm đào tạo ngoại ngữ, trung tâm đào tạo kỹ năng sống, trung tâm dạy các kỹ năng mềm và một số loại hình đào tạo liên quan đến giáo dục khác,…
Hầu hết các ngành nghề trong lĩnh vực giáo dục đều thuộc nhóm ngành kinh doanh có điều kiện. Vì vậy, việc đảm bảo tuân thủ các yêu cầu pháp lý theo quy định là rất quan trọng để có thể xin giấy phép hoạt động trong ngành này.
2. Điều kiện thành lập công ty giáo dục
2.1. Điều kiện về người thành lập công ty giáo dục
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 và Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020, tất cả tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập, góp vốn thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam. Ngoại trừ những trường hợp sau:
- Tổ chức không có tư cách pháp nhân.
- Người dưới 18 tuổi hoặc không có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
- Cơ quan nhà nước và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản của nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh với mục tiêu lợi ích riêng.
- Cán bộ, công chức, và viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, và viên chức.
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, và quân nhân chuyên nghiệp, cùng với công nhân quốc phòng trong các cơ quan và đơn vị thuộc quân đội nhân dân Việt Nam. Tương tự, sĩ quan và hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan và đơn vị thuộc công an nhân dân Việt Nam.
- Cán bộ lãnh đạo và quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu của nhà nước, trừ những người được uỷ quyền để đại diện quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại các doanh nghiệp khác.
- Người đang thụ án tù hoặc đang bị toà án cấm hành nghề kinh doanh.
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.
2.2. Điều kiện về chứng chỉ hành nghề
Các loại chứng chỉ cần cung cấp sẽ tùy thuộc vào lĩnh vực giáo dục mà doanh nghiệp đăng ký. Mỗi ngành nghề có những chứng chỉ cụ thể yêu cầu khác nhau.
2.3. Điều kiện về giấy phép hoạt động
Để một công ty giáo dục có thể chính thức bắt đầu kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có giấy phép hoạt động. Giấy phép này sẽ do Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo tại địa phương cấp, phụ thuộc vào ngành nghề và lĩnh vực mà công ty hoạt động.
2.4. Điều kiện về vốn pháp định
Pháp luật hiện tại không yêu cầu vốn pháp định đối với việc thành lập công ty giáo dục nói chung. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp muốn thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp, sẽ cần đáp ứng yêu cầu về vốn pháp định. Cụ thể, theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định 143/2016/NĐ-CP, mức vốn pháp định cần có là:
- Tối thiểu 5 tỷ đồng đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp.
- 50 tỷ đồng đối với trường trung cấp.
- 100 tỷ đồng đối với trường cao đẳng.
2.5. Điều kiện khác
Ngoài các điều kiện trên, doanh nghiệp cũng cần đáp ứng các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật cần thiết cho hoạt động giáo dục.
3. Trình tự, thủ tục thành lập công ty giáo dục
Trình tự, thủ tục đăng ký thành lập công ty xây dựng cơ bản gồm 03 bước sau: (i) Kiểm tra điều kiện đăng ký kinh doanh; (ii) Nộp hồ sơ, nhận kết quả đăng ký thành lập công ty, doanh nghiệp và (iii) Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.
3.1. Kiểm tra các điều kiện đăng ký kinh doanh
Trước khi đăng ký thành lập công ty, doanh nghiệp, (những) người sáng lập cần kiểm tra các điều kiện tiên quyết trước khi nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh như:
– Chủ thể thành lập và quản lý công ty, doanh nghiệp
– Loại hình đăng ký kinh doanh
– Tên công ty/doanh nghiệp
– Địa chủ trụ sở chính
– Vốn điều lệ
– Ngành nghề kinh doanh
Dưới đây là một số mã ngành mà doanh nghiệp nên xem xét khi thực hiện thủ tục thành lập công ty giáo dục:
STT | Tên ngành nghề | Mã ngành nghề |
---|---|---|
1 | Giáo dục nhà trẻ | 8511 |
2 | Giáo dục mẫu giáo | 8512 |
3 | Giáo dục tiểu học | 8521 |
4 | Giáo dục trung học cơ sở | 8522 |
5 | Giáo dục trung học phổ thông | 8523 |
6 | Đào tạo sơ cấp | 8531 |
7 | Đào tạo trung cấp | 8532 |
8 | Đào tạo cao đẳng | 8533 |
9 | Giáo dục thể thao và giải trí | 8551 |
10 | Giáo dục văn hóa nghệ thuật | 8552 |
11 | Giáo dục khác chưa được phân vào đâu | 8559 |
12 | Dịch vụ hỗ trợ giáo dục | 8560 |
3.2. Nộp hồ sơ và nhận kết quả đăng ký thành lập công ty giáo dục
3.2.1. Thành phần hồ sơ
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020, Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà hồ sơ đăng ký thành lập công ty, doanh nghiệp bao gồm một trong các tài liệu sau:
– Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp;
– Điều lệ công ty;
– Danh sách thành viên/cổ đông;
– Giấy tờ pháp lý cá nhân;
– Văn bản ủy quyền thực hiện thủ tục.
3.2.2. Nơi nộp hồ sơ
Người thành lập công ty, doanh nghiệp hoặc công ty, doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo phương thức sau đây:
– Đăng ký công ty, doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh;
– Đăng ký công ty, doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính;
– Đăng ký công ty, doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
2.2.3. Thời hạn giải quyết
Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký công ty, doanh nghiệp là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
3.2.4. Nhận kết quả
Sau khi hồ sơ đăng ký được chấp thuận bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, công ty, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3.3. Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Công ty, doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định của pháp luật. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:
– Ngành, nghề kinh doanh;
– Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần (nếu có).
Lưu ý: Công ty cần phải thực hiện thêm các thủ tục cần thiết khác sau khi thành lập công ty, doanh nghiệp.
4. Dịch vụ thành lập công ty giáo dục tại LawFirm.Vn
Dịch vụ thành lập công ty, doanh nghiệp về lĩnh vực giáo dục tại LawFirm.Vn giúp quý Khách hàng giảm khá nhiều thời gian và công sức. Đến với LawFirm.Vn bạn sẽ được cung cấp dịch vụ thành lập công ty, doanh nghiệp về lĩnh vực giáo dục bao gồm:
- Tư vấn quy trình, thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp;
- Tư vấn khách hàng chuẩn bị tài liệu cần thiết;
- Soạn thảo và thay mặt khách hàng nộp hồ sơ thành lập công ty, doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh;
- Theo dõi hồ sơ, bổ sung hoặc sửa chữa hồ sơ (nếu có) theo yêu cầu của chuyên viên;
- Thực hiện thủ tục công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp;
- Bàn giao Giấy phép kinh doanh;
- Hướng dẫn các thủ tục cần lưu ý sau thành lập công ty, doanh nghiệp cho khách hàng…
Lĩnh vực: Doanh nghiệp | Hotline: 0782244468 |
Website: LawFirm.Vn | Email: info@lawfirm.vn |
Facebook: LawFirm.Vn | Zalo: 0782244468 |