Dưới đây là một số Đề thi môn Pháp luật về Y tế và An toàn thực phẩm do LawFirm.Vn tổng hợp xin chia sẻ để các bạn tham khảo, ôn tập.
1. Đề thi môn Pháp luật về Y tế và kiểm dịch số 01
Nhận định
Trong những nhận định sau, nhận định nào đúng? Nhận định nào sai? Tại sao?
1 – Người nước ngoài hành nghề khám, chữa bệnh tại Việt Nam phải có Giấy chứng nhận đầu tư.
3 – Người nước ngoài hành nghề khám chữa bệnh tại Việt Nam bắt buộc phải biết tiếng Việt thành thạo, trường hợp không biết tiếng Việt thành thạo thì phải đăng ký ngôn ngữ sử dụng và có người phiên dịch.
4 – Người đã đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể không thuộc đối tượng ưu tiên ghép mô, bộ phận cơ thể người khi có chỉ định của cơ sở y tế.
5 – Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ được tiến hành phẫu thuật khi được sự đồng ý bằng văn bản của người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh.
6 – Cán bộ, công chức, người đang làm việc tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước được đăng ký làm người đứng đầu của một hoặc nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân.
7 – Trong trường hợp phải lựa chọn giữa người được chỉ định ghép bộ phận cơ thể có tên đầu tiên trong danh sách chờ ghép của Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người hoặc trong danh sách chờ ghép của cơ sở y tế lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người thì sẽ ưu tiên cho người có tên trong danh sách chờ ghép của cơ sở y tế đã lấy bộ phận cơ thể của người hiến.
Bài tập
Ông A là người Việt Nam đang định cư ở trong nước có nhu cầu thành lập một nhà thuốc để kinh doanh dịch vụ bán lẻ thuốc tại TP. HCM. Anh chị hãy cho biết:
1 – Điều kiện để ông A được thành lập và làm chủ nhà thuốc nói trên;
2 – Điều kiện để nhà thuốc được phép hoạt động.
2. Đề thi môn Pháp luật về Y tế và vệ sinh an toàn thực phẩm số 02
Nhận định
Sinh viên trả lời ngắn gọn các câu hỏi sau:
1 – Việc cho nhận tinh trùng, noãn, phôi phải đảm bảo nguyên tắc bí mật.
2 – Pháp luật Việt Nam cấm mang thai hộ.
3 – Người nước ngoài không được phép thành lập bệnh viện tại Việt Nam.
4 – Bác sĩ A là công chức, hiện đang làm việc tại một bệnh viện của Nhà nước. Bác sĩ A muốn thành lập một cơ sở khám, chữa bệnh chuyên khoa phụ sản. Bác sĩ A có thể thành lập và đăng ký là người lãnh đạo một bệnh viện chuyên khoa phụ sản hay không? Tại sao?
5 – Thuốc chưa được cấp số đăng ký lưu hành ở Việt Nam thì không được sử dụng để điều trị.
6 – Cơ sở y tế không được lấy bộ phận cơ thể và lấy xác của người chết nếu thân nhân họ không đồng ý.
7 – Trong mọi trường hợp, người bệnh được quyền từ chối chữa bệnh và ra khỏi cơ sở khám, chữa bệnh.
8 – Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
3. Đề thi môn Pháp luật về Y tế và kiểm dịch số 03
Nhận định
Trong những nhận định sau, nhận định nào đúng? Nhận định nào sai? Tại sao?
1 – Tổ chức, cá nhân người nước ngoài không được cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh tại Việt Nam dưới hình thức bệnh viện 100% vốn nước ngoài.
2 – Cơ sở khám chữa bệnh không được bán thuốc dưới mọi hình thức.
3 – Cơ sở khám chữa bệnh có nghĩa vụ phải cho người bệnh chuyển tuyến khi người bệnh yêu cầu.
4 – Trong mọi trường hợp, cơ sở y tế chỉ được phép lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống khi họ đã đăng ký hiến.
5 – Người nước ngoài không được ghép bộ phận cơ thể của người hiến là người Việt Nam.
6 – Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại về tính mạng sức khỏe do hành vi vi phạm chuyên môn, kỹ thuật trong khám chữa bệnh gây ra là 2 năm.
Bài tập
Bác sĩ A là công chức, hiện đang làm việc tại một cơ sở y tế của Nhà nước. Nay bác sĩ A muốn thành lập một Phòng khám chuyên khoa phụ sản – kế hoạch hóa gia đình.
Hỏi:
1 – Để được thành lập phòng khám, bác sĩ A cần phải đăng ký kinh doanh dưới hình thức nào;
2 – Để được thành lập và là người đứng đầu phòng khám, bác sĩ A có bắt buộc phải có chứng chủ hành nghề không? Tại sao?
3 – Giả sử do công việc kinh doanh thuận lợi, bác sĩ A có thể thành lập thêm một hoặc nhiều cơ sở khám, chữa bệnh nữa không? Tại sao?./.
4. Đề thi Pháp luật về Y tế và An toàn thực phẩm số 04
Nhận định
Sinh viên trả lời ngắn gọn các câu hỏi sau:
1 – Người nước ngoài có thể thành lập bệnh viện ở Việt Nam hay không? Tại sao?
2 – Bác sỹ A là công chức, hiện đang làm việc tại một bệnh viện của Nhà nước. Bác sĩ A có thể góp vốn với một bác sĩ người nước ngoài để thành lập một cơ sở khám, chữa bệnh chuyên khoa phụ sản không? Tại sao?
3 – Người nước ngoài khám chữa bệnh ở Việt Nam đều phải biết Tiếng Việt.
4 – Ông B gửi tinh trung của mình tại bệnh viện. Khi ông chết, bệnh viện có được phép sử dụng tinh trùng của ông để thụ tinh với noãn của vợ ông B hay không? Tại sao?
5 – Thầy thuốc chỉ được phẫu thuật khi có sự đồng ý của người bệnh hoặc thân nhân người bệnh.
6 – Tất cả các cơ sở khám chữa bệnh có nghĩa vụ tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu trong mọi trường hợp.
7 – Chỉ có Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm./.
5. Đề thi Pháp luật về Y tế và An toàn thực phẩm số 05
Nhận định
Sinh viên trả lời ngắn gọn các câu hỏi sau:
1 – Người nước ngoài không thể đăng ký hành nghề khám, chữa bệnh tại một cơ sở khám, chữa bệnh ở Việt Nam.
2 – Bệnh viện không được phép giải phẫu tử thi nếu người nhà người chết không đồng ý.
3 – Đứa con được sinh ra bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản là con của ai?
4 – Thuốc chưa được cấp số đăng ký lưu hành ở Việt Nam thì không được sử dụng để điều trị.
5 – Bác sỹ A là công chức, hiện đang làm việc tại một bệnh viện của Nhà nước. Bác sĩ A có thể góp vốn với một bác sĩ người nước ngoài để thành lập một cơ sở khám, chữa bệnh chuyên khoa phụ sản không? Tại sao?
6 – Pháp luật hiện hành có cấm nạo phá thai và siêu âm để chẩn đoán giới tính thai nhi không? Vì sao?
7 – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn là cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm./.
6. Đề thi Pháp luật về Y tế và An toàn thực phẩm số 06
Tự luận
Anh chị hãy đưa ra ý kiến bình luận để bảo vệ quyền được (hoặc cấm) nạo phá thai. (4 điểm)
Nhận định
Sinh viên trả lời ngắn gọn các câu hỏi sau: (6 điểm)
1 – Bệnh viện không được phép giải phẫu tử thi nếu người nhà người chết không đồng ý.
2 – Thuốc chưa được cấp số đăng ký lưu hành ở Việt Nam thì không được sử dụng để điều trị.
3 – Bác sỹ A là công chức, hiện đang làm việc tại một bệnh viện của Nhà nước. Bác sĩ A có thể góp vốn với một bác sĩ người nước ngoài để thành lập một cơ sở khám, chữa bệnh chuyên khoa phụ sản không? Tại sao?
4 – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn là cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm./.
7. Đề thi Pháp luật về Y tế và An toàn thực phẩm số 07
Lý thuyết
Phân biệt “Chứng chỉ hành nghề” và “Giấy phép hoạt động” khám, chữa bệnh. (2 điểm)
Nhận định
Sinh viên trả lời ngắn gọn các câu hỏi sau: (4 điểm)
1 – Người nước ngoài không được phép cho, nhận tinh trùng, cho, nhận noãn.
2 – Người hành nghề khám, chữa bệnh không được phép bán thuốc cho người bệnh.
3 – Tất cả các cơ sở khám chữa bệnh có nghĩa vụ tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu trong mọi trường hợp.
4 – Chỉ có Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Tự luận
Sinh viên chọn 1 trong 2 câu để làm:
1 – Cho ý kiến bình luận các quy định pháp luật về nạo phá thai ở Việt Nam và đưa ra cơ sở khoa học và thực tiễn bảo vệ quyền được hoặc cấm nạo phá thai.
2 – Đưa ra các cơ sở khoa học và thực tiễn ủng hộ hoặc phản đối việc phẫu thuật thẩm mỹ./.