Dưới đây là một số Đề thi môn Luật Ngân hàng do LawFirm.Vn tổng hợp xin chia sẻ để các bạn tham khảo, ôn tập.
1. Đề thi môn Luật Ngân hàng số 01
Nhận định
Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích và nêu cơ sở pháp lý? (3 điểm)
1/ Tất cả các tổ chức tín dụng đều được tái cấp vốn tại Ngân hàng nhà nước. (1 điểm)
2/ Ngân hàng thương mại đương nhiên được góp vốn, mua cổ phần của bất kỳ doanh nghiệp nào trong nền kinh tế. (1 điểm)
3/ Giao dịch bảo lãnh ngân hàng đương nhiên chấm dứt khi hợp đồng có nghĩa vụ được bảo lãnh bị vô hiệu. (1 điểm)
Lý thuyết
Chứng minh tính chuyển nhượng của séc. Khi nào thì một tờ séc mất tính chuyển nhượng?
Bài tập
(Giả định rằng văn bản có hiệu lực để giải quyết tranh chấp là các văn bản có hiệu lực tại thời điểm làm bài thi)
Từ ngày 28/11/2014, Công ty TNHH Cỏ Xanh ký hợp đồng vay vốn với Ngân hàng HD Bank, tổng số tiền vay là 25 tỷ đồng lãi suất tất cả các khoản vay là 10%/năm. Tiền nợ gốc được trả góp từ năm 2016 đến 2021.
Bà Quỳnh Giao là cá nhân đứng ra bảo lãnh cho khoản vay của Công ty. Hợp đồng bảo lãnh không thực hiện công chứng, chứng thực và đăng ký.
Công ty Cỏ Xanh thực hiện đúng các khoản trả nợ gốc và lãi định kỳ cho đến tháng 01/2017 thì không tiếp tục trả nợ. HD Bank khởi kiện tại TAND huyện Bến Cát để thu hồi nợ. Ngày 01/5/2017, Tòa án mở phiên xét xử. Hỏi:
1/ Theo em, giao dịch bảo lãnh đã có hiệu lực hay chưa? Tại sao? (1.5 điểm)
2/ Công ty Cỏ Xanh lập luận rằng: Theo hợp đồng cho vay, thời hạn vay từ khi giải ngân cho đến 31/12/2021. Đến thời điểm xét xử là chưa hết thời hạn cho vay, do đó Công ty chỉ đồng ý hoàn trả phần gốc đến hạn trước ngày 01/5/2017, còn các khoản nợ gốc và lãi được thỏa thuận hoàn trả trong thời gian từ 01/5/2017 đến 31/12/2021 thì Công ty chỉ phải trả khi nghĩa vụ dến hạn theo thỏa thuận trên hợp đồng. Do đó ngân hàng không được yêu cầu hoàn trả toàn bộ khoản vay theo thỏa thuận cho vay. Lập luận này của Công ty là đúng hay sai? Tại sao? (1.5 điểm)
3/ Tại phiên tòa, bà Giao trình bày: Trong hợp đồng bảo lãnh, bà cam kết bảo lãnh cho khoản vay của Công ty Cỏ Xanh chỉ là trong trường hợp Công ty Cỏ Xanh không còn tài sản, khả năng trả nợ. Tuy nhiên, hiện tại dù Công ty không trả các khoản vay đúng hạn nhưng bản thân Công ty còn sở hữu rất nhiều tài sản có giá trị, chứng tỏ Công ty còn khả năng trả nợ. Đề nghị Ngân hàng ưu tiền xử lý các tài sản của Công ty để thu hồi nợ trước. Khi nào Công ty không còn tài sản để trả nợ thì mới xử lý tài sản của bà. Lập luận này có đúng căn cứ không? Tại sao? (2 điểm)
2. Đề thi môn Luật Ngân hàng số 02
Lý thuyết
1/ Chứng minh rằng Ngân hàng nhà nước Việt nam là cơ quan thực hiện chính sách tiền tệ Quốc gia ở Việt Nam. (2 điểm)
2/ Trình bày lý do tồn tại của các quy định pháp luật về kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng? (1,5 điểm)
3/ Vì sao nghiệp vụ bao thanh toán lại được coi là một hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng? (1.5 điểm)
Bài tập
Ông Trương Văn A là thành viên hội đồng quản trị của Ngân hàng thương mại cổ phần Khải Việt. Ông A có em trai là ông Trương Văn B, ông B trước đây là giám đốc của công ty cổ phần Sáng Tạo, kinh doanh trong lĩnh vực truyền thông. Tuy nhiên đến năm 2013, công ty Sáng Tạo đã giải thể vì kết thúc thời hạn hoạt động trong điều lệ mà không gia hạn. Năm 2014, Ngân hàng TMCP Khải Việt có nhu cầu tuyển dụng nhân sự cho vị trí Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Khải Việt.
1/ Ông Trương Văn B có thể đảm nhiệm chức vụ trên được không theo các quy định của pháp luật ngân hàng? Vì sao pháp luật lại quy định như vậy? (1.5 điểm)
2/ Ông A có số tiền 20 tỷ và muốn gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Khải Việt có được không? Vì sao pháp luật lại quy định như vậy? (1 điểm)
3/ Ông A có thể mở thẻ tín dụng tại Ngân hàng Khải Việt được không? Vì sao pháp luật lại quy định như vậy? (1.5 điểm)
4/ Ngân hàng Khải Việt cho Công ty cổ phần Mai Linh vay 2 tỷ đồng trên cơ sở nhận bảo đảm bằng cổ phiếu của chính Công ty Mai Linh có được không? Tại sao? (1 điểm).
3. Đề thi môn Luật Ngân hàng số 03
Lý thuyết
1/ Anh chị hiểu thế nào là người có liên quan trong hoạt động cấp tín dụng trong pháp luật ngân hàng?. Theo anh chị để xây dựng khái niệm người có liên quan phải dựa trên những tiêu chí nào?
2/ Theo quan điểm của anh chị, có nên để ngân hàng phá sản không. Quan điểm của Nhà nước về vấn đề này như thế nào?. Chứng minh?.
3/ So sánh hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước và nghiệp vụ thị trường mở.
Bài tập
Bà Nguyễn Thị Văn sở hữu 01 căn hộ cao cấp trị giá 8 tỷ đồng tại Vinhome Tân Cảng, bà đang cho thuê mỗi tháng 30 triệu đồng, thời hạn cho thuê 02 năm bắt đầu từ ngày 01/01/2017.
Ngày 05/05/2017, bà Văn do có nhu cầu vốn để kinh doanh nên đã làm đơn vay 4 tỷ đồng trong 05 năm tại Ngân hàng TMCP Hải Dương, tài sản đảm bảo là căn hộ nói trên.
1/ Hỏi ngân hàng có chấp nhận căn hộ đang cho thuê nói trên làm tài sản bảo đảm hay không? Tại sao? (1.5 điểm)
2/ Giả sử ngân hàng chấp nhận, theo anh chị để đảm bảo quyền lợi, ngân hàng cần quy định nội dung nào trong hợp đồng bảo đảm. (1.5 điểm)
3/ Giả sử, nhu cầu vốn vay nói trên được chấp nhận, tháng 12/2017 bà Văn vi phạm nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng. Hỏi Ngân hàng có được xử lý tài sản bảo đảm không? Tại sao? (1 điểm)
4. Đề thi môn Luật Ngân hàng số 04
Nhận định
1/ Mọi tổ chức tín dụng đều được phép kinh doanh ngoại hối. (1 điểm)
2/ Thống đốc ngân hàng Nhà nước là chủ thể có thẩm quyền ra quyết định thành lập các chi nhánh của Ngân hàng nhà nước. (1 điểm)
3/ Đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay có ý nghĩa xác nhận tính xác thực nội dung của hợp đồng bảo đảm tiền vay. (1 điểm)
4/ Tổ chức tín dụng được phép dùng vốn huy động để kinh doanh bất động sản. (1 điểm)
5/ Ủy nhiệm chi là chứng từ nhờ thu do chủ tài khoản phát hành để yêu cầu Ngân hàng thu hộ tiền hàng hóa, dịch vụ đã cung ứng. (1 điểm)
Bài tập
Ngày 15/5/2015, ông A ký phát hành sec trị giá 300 triệu đồng để trả tiền mua hàng cho người bán là ông B.
Ngày 30/5/2015, do cần tiền sửa nhà nên ông B kí hậu chuyển nhượng cho doanh nghiệp C kinh doanh vật liệu xây dựng.
1/ Ngày 20/6/2015, doanh nghiệp này đem tờ sec nói trên đến ngân hàng X là tổ chức cung ứng sec để yêu càu thanh toán và đã bị ngân hàng này từ chôi thanh toán với lý do đã hết thời hạn thanh toán.
Hỏi: Lý do mà ngân hàng đưa ra là đúng hay sai? Tại sao? (1.5 điểm)
2/ Giả sử ngày 10/6/2015, doanh nghiệp C đem tờ sec này đến ngân hàng X yêu cầu thanh toán nhưng bị từ chối với lý do tiền trong tài khoản của ông A không đủ để thanh toán. Hỏi:
Ngân hàng có quyền từ chối không? Tại sao? (1 điểm)
Doanh nghiệp C phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình? (1 điểm)
3/ Giả sử cũng trong ngày 10/6/2015, ông A ra thông báo cho Ngân hàng X yêu cầu đình chỉ thanh toán Sec, do đó khi doanh nghiệp C đem tờ sec đến ngân hàng yêu cầu thanh toán thì bị ngân hàng này từ chối với lý do đã có yêu cầu đình chỉ thanh toán sec từ người ký phát.
Hỏi: Việc Ngân hàng từ chối thanh toán là đúng hay sai? Tại sao? (1.5 điểm)
5. Đề thi môn Luật Ngân hàng số 05
Nhận định
Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao? Nêu căn cứ pháp lý khi trả lời?
1/ Tất cả tổ chức tín dụng đều được nhận tiền gửi của cá nhân. (1 điểm)
2/ Người bị ký phát luôn có trách nhiệm thanh toán khi tờ séc được xuất trình. (1 điểm)
3/ Cơ quan thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ thanh tra, giám sát hoạt động của các cơ quan trong cơ cấu tổ chức của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. (1 điểm)
4/ Chỉ có tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mới được quyền thực hiện hoạt động ngân hàng. (1 điểm)
Lý thuyết
Chiết khấu giấy tờ có giá là gì? Vì sao chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước được xem là hoạt động tái cấp vốn? (1.5 điểm)
Bài tập
Thiên An là một công ty hoạt động trong lĩnh vực thu mua và chế biến nông sản xuất khẩu. Để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình, Thiên An cần vay 2 tỷ đồng để mua mới dây chuyền chế biến nông sản từ Nhật Bản. Một số phương án được Công ty đưa ra bao gồm:
1/ Sử dụng căn nhà thuộc sở hữu của ông An (giám đốc công ty) làm tài sản bảo đảm vay vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Bình Minh. Biết rằng căn nhà đã được ông An thế chấp tại Ngân hàng Rạng Đông để vay 1 tỷ đồng. Tại thời điểm vay, tài sản được định giá 2,5 tỷ đồng. (1.5 điểm)
2/ Dùng chính dây chuyền chế biến nông sản là tài sản hình thành từ vốn vay để làm tài sản bảo đảm cho khoản vay nêu trên. (1.5 điểm)
3/ Đề nghị Ngân hàng thương mại cổ phần Bình Minh cấp tín dụng dưới hình thức cho thuê tài chính để thuê mua lại dây chuyền chế biến nông sản nói trên. (1.5 điểm)
Anh chị hãy: Tư vấn về tính khả thi của các phương án nêu trên theo quy định của pháp luật?
6. Đề thi môn Luật Ngân hàng số 06
Lý thuyết
1/ Khi nào tổ chức tín dụng bị coi là lâm vào tình trạng phá sản. Theo quan điểm của bạn, có nên để tổ chức tín dụng phá sản hay không? Giải thích ngắn gọn? (1.5 điểm)
2/ Phân biệt chiết khấu giấy tờ có giá và bao thanh toán. (1.5 điểm)
Nhận định
Các nhận định sau đây là đúng hay sai? Giải thích ngắn gọn? Nêu cơ sở pháp lý? (3 điểm)
1/ Mọi tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm đều được chấp nhận làm tài sản bảo đảm tiền vay. (1 điểm)
2/ Tổ chức tín dụng nếu rơi vào tình trạng mất khả năng chi trả sẽ được đặt vào tình trạng Kiểm soát đặc biệt. (1 điểm)
3/ Ngân hàng nhà nước có quyền ấn định lãi suất trong quan hệ cho vay giữa tổ chức tổ chức tín dụng và khách hàng. (1 điểm)
Bài tập
Ngày 1/6/2017, Công ty TNHH Phạm Toản mua trả chậm 01 dây chuyền sấy khô, đóng gói trị giá 10 tỉ đồng trong vòng 2 năm tại Công ty TNHH Sáng Thu. Ngày 15/11/2018, Công ty Phạm Toản cần vốn kinh doanh nên đã nộp đơn đề nghị vay 5 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Thuận Thảo. Tài sản bảo đảm là thiết bị nói trên. Hỏi:
1/ Ngân hàng có chấp nhận cho vay không? Tại sao? Nếu có, việc chấp nhận cho vay có những rủi ro gì? (2 điểm)
2/ Giả sử, vợ của ông Toản (giám đốc công ty Phạm Toản) là bà Mai đang giữ chức vụ giám đốc tại Ngân hàng TMCP Thuận Thảo. Hỏi ngân hàng có chấp thuận cho Công ty Phạm Toản vay vốn trên cơ sở tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất làm trụ sở công ty hay không? Tại sao? (2 điểm)
7. Đề thi môn Luật Ngân hàng số 07
Nhận định
Các nhận định sau đây là đúng hay sai? Giải thích ngắn gọn? Nêu cơ sở pháp lý? (6 điểm)
1/ Tín chấp là biện pháp bảo đảm tiền vay bằng uy tín của bên vay. (1 điểm)
2/ Ngân hàng Nhà nước không được mua cổ phần của các tổ chức tín dụng. (1 điểm)
3/ Quỹ tín dụng nhân dân được phép cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. (1 điểm)
4/ Sổ tiết kiệm tại ngân hang được coi là giấy tờ có giá và được làm tài sản bảo đảm tiền vay. (1 điểm)
5/ Ngân hàng thương mại được phép phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn. (1 điểm)
6/ Công ty tài chính không được cấp tín dụng cho khách hàng vượt quá 25% vốn tự có của công ty tài chính. (1 điểm)
Bài tập
Theo nội dung hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được ký kết giữa ông A và Công ty B, Công ty B phải thanh toán cho A 13 tỷ đồng sau 01 tháng kể từ ngày ký hợp đồng.
1/ Ông A có thể đem quyền đòi nợ công ty B để xin cấp tín dụng ngân hàng dưới hình thức bao thanh toán không? (1.5 điểm)
2/ Quyền đòi nợ nói trên có thể xem là tài sản hình thành trong tương lai để đảm bảo vay vốn ngân hàng được không? (1.5 điểm)
Lý thuyết
Theo quan điểm của em, trong các điều kiện vay vốn ngân hàng của bên vay (Điều 7 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng), thì điều kiện nào là quan trọng nhất? Tại sao? (1 điểm)
8. Đề thi môn Luật Ngân hàng số 08
Lý thuyết
1/ Phân biệt hoạt động cho vay và hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng. (2,5 điểm)
2/ Trình bày cơ chế tác động của nghiệp vụ thị trường mở đối với lượng tiền tệ trong lưu thông. (2 điểm)
Bài tập
Ngân hàng thương mại cổ phần An Phú (AN Bank) thành lập năm 2010. Ông Bình là Chủ tịch hội đồng quản trị của Ngân hàng này. Năm 2014, để mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh, ngân hàng An Phú quyết định thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn quản lý tài sản ngân hàng An Phú (AP Bank AMC) bằng nguồn vốn điều lệ và một số quỹ của AP Bank.
1/ Việc thành lập AP Bank AMC với các dữ liệu nên trên, có được phù hợp với quy định của pháp luật không? Giải thích? (1 điểm)
2/ Ngân hàng An Phú muốn đề cử ông Bình là tổng giám đốc của AP Bank AMC có được không? Tại sao? (1.5 điểm)
3/ Ông Bình muốn vay 5 tỷ đồng cho con trai đi du học. Ông có thể vay tiền từ ngân hàng An Phú với tài sản bảo đảm là căn nhà tại Quận 3 (trị giá 20 tỷ đồng), thuộc sở hữu của ông và vợ là bày My được không? Tại sao? (1.5 điểm)
4/ Bà My là cổ đông, sở hữu 2% cổ phần của Ngân hàng An Phú. Bà My có thể sử dụng số cổ phiếu nêu trên làm tài sản bảo đảm để cho ông Hưng (là em trai của bà) để vay tiền tại Ngân hàng An Phú được không? Tại sao? (1.5 điểm)
9. Đề thi môn Luật Ngân hàng số 09
Nhận định
1. Ngân hàng thương mại được góp vốn để thành lập công ty con hoạt động trong lĩnh vực bắt động sản.
2. Mọi giao dịch bảo đảm tiền vay phải được đăng ký mới có hiệu lực.
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là tổ chức tín dụng.
4. Ban Kiểm soát đặc biệt được quyết định tạm đình chỉ mọi chức danh trong tổ chức tín dụng đang bị kiểm soát đặc biệt.
Lý thuyết
Bảo hiểm tiền gửi là gì? Nêu các điều kiện để một khoản tiền gửi tại tổ chức tín dụng được chi trả bảo hiểm tiền gửi?
Bài tập
Ngày 01/06/2020, Công ty TNHH Bá Vương ký hợp đồng tín dụng với Ngân hàng Á Đông để vay vốn mua dây chuyển khép kín sản xuất nước uống đóng chai với số tiền vay 2 tỷ đồng, lãi suất 10%/năm. Thời hạn vay 5 năm. Ông Vương là Tổng giám đốc Công ty TNHH Bá Vương sử dụng căn nhà thuộc sở hữu của mình để bảo đảm cho nghĩa vụ của Công ty TNHH Bá Vương phát sinh từ hợp đồng tín dụng.
Sau khi được giải ngân, doanh doanh nghiệp bán dây chuyển không thể giao dây chuyền cho Công ty TNHH Bá Vương vì ảnh hưởng của Đại dịch Covid-19, trong khi Công ty TNHH Bá Vương đang cần tiền trả các khoản vay đến hạn khác, Công ty TNHH Bá Vương đã dùng 2 tỷ tiền vay được giải ngân để đi trả nợ.
Hỏi:
1. Việc Công ty TNHH Bá Vương dùng 2 tỷ tiền vay để đi trả nợ cho các khoản vay khác có vi phạm hợp đồng tín dụng hay không? Tại sao?
2. Giả sử vào tháng 6/2022, khi Ngân hàng Á Đông xử lý tài sản thế chấp là căn nhà của ông Vương để thu hồi khoản vay thì phát hiện căn nhà đang cho thuê. Hợp đồng thuê nhà có thời hạn từ 01/01/2020 đến 31/12/2023. Ngân hàng có được xử lý tài sản bảo đảm hay không? Nếu có thì quyền lợi của người thuê nhà như thế nào?
10. Đề thi môn Luật Ngân hàng số 10
Lý thuyết
1. So sánh tái cấp vốn và cho vay trong trường hợp đặc biệt.
2. Tái cấp vốn là gì? Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sử dụng công cụ tái cấp vốn như thế nào để tác động đến lượng tiền tệ trong lưu thông?
Bài tập
Ngày 20/4/2021, Ngân hàng Thương mại Cổ phần X ký hợp đồng tín dụng với Công ty trách nhiệm hữu hạn A để cho Công ty A vay 3 tỷ đồng Việt Nam (thời hạn vay 36 tháng). Theo hợp đồng này, lãi suất cho vay (trong hạn) là 1,8%/tháng. Nếu đến hạn mà Công ty A không trả được cả gốc và lãi thì lãi suất quá hạn đối với khoản nợ gốc chậm trả là 2,8%/tháng. Hợp đồng tín dụng này được bảo đảm bằng căn nhà thuộc quyền sở hữu của ông B. Hợp đồng thế chấp nhà ở được công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật.
Hỏi:
1. Theo anh (chị), quy định về lãi suất trong hạn, lãi suất quán hạn trong hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng X với Công ty A có phù hợp với quy định của pháp luật ngân hàng và quy định của pháp luật khác có liên quan không?
2. Giả sử, đến hạn trả nợ, Ngân hàng buộc phải xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, nhưng số tiền thu được không đủ để thu hồi nợ thì ông B có phải tiếp tục trả nợ hay không?
3. Giả sử là luật sư tư vấn cho ông B, anh (chị) sẽ tư vấn cho ông B như thế nào để bảo vệ quyền lợi của ông B trong trường hợp Công ty A không trả nợ gốc và lãi đúng hạn dẫn đến việc xử lý tài sản của ông B để thu hồi nợ?
11. Đề thi môn Luật Ngân hàng số 11
Nhận định
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố lãi suất cấp tín dụng giữa tổ chức tín dụng với khách hàng.
2. Tổ chức tín dụng có thể tồn tại dưới mọi loại hình chủ thể kinh doanh.
3. Con dâu của Tổng giám đốc một ngân hàng thương mại có thể xin vay tại chính ngân hàng thương mại đó.
4. Tài sản đang cho thuê không được phép đem thế chấp làm tài sản bảo đảm vay vốn tại ngân hàng.
Bài tập
Ngày 24/03/2018, ông A – là đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH X – đã ký hợp đồng tín dụng số 789/2018 với Ngân hàng TMCP Y. Nội dung hợp đồng: Ngân hàng Y cho Công ty X vay số tiền là 04 tỷ đồng, với mục đích xây dựng nhà xưởng, thời hạn vay 12 tháng, lãi suất 0,9%/năm. Tài sản bảo đảm cho khoản vay là quyền sử dụng đất của ông A được định giá 3,5 tỷ đồng vào thời điểm vay vốn. Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất đã được đăng ký biện pháp bảo đảm.
1. Việc Ngân hàng Y nhận quyền sử dụng đất của ông A làm tài sản bảo đảm có phù hợp với quy định của pháp luật không khi giá trị quyền sử dụng đất nhỏ hơn giá trị khoản vay của Công ty X.
2. Giả sử sau khi Công ty X được vay 04 tỷ đồng nhưng không dùng để xây dựng nhà xưởng mà lại dùng để mua phương tiện vận chuyển. Hành vi này của Công ty X là đúng hay sai theo quy định hiện hành? Nếu hành vi đó là sai thì Ngân hàng Y có quyền xử lý như thế nào?
3. Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất trên có hiệu lực pháp lý không? Giải thích?
4. Giả sử các hợp đồng trên đều phát sinh hiệu lực pháp lý và khi đến hạn Công ty X không trả được tiền vay cho Ngân hàng Y nên Ngân hàng Y tiến hành xử lsy tài sản bảo đảm để thu hồi nợ và giá trị tài sản bảo đảm lúc xử lý được định giá 3,5 tỷ đồng. Ai sẽ chịu trách nhiệm trả khoản nợ còn lại cho Ngân hàng Y?
12. Đề thi môn Luật Ngân hàng số 12
Nhận định
1. Trong trường hợp nền kinh tế bị lạm phát, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ thực hiện việc mua giấy tờ có giá và giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
2. Vì lí do bảo đảm an toàn cho hoạt động của ngân hàng, Ngân hàng thương mại X bị cấm cấp tín dụng cho cổ đông sáng lập của Ngân hàng thương mại X.
3. Trong mọi giao dịch bảo đảm đều phải có tài sản bảo đảm.
4. Theo pháp luật hiện hành, tổ chức tín dụng được quyền trích từ vốn điều lệ và các quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp không phải là TCTD.
Bài tập
Năm 2016, Trần V. An thành lập Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thiên Thanh (“Công ty Thiên Thanh”) và giữ chức vụ giám đốc. Năm 2018, Công ty Thiên Thanh cần vốn để mở rộng phạm vi kinh doanh.
1. Công ty Thiên Thanh muốn vay 13 tỷ đồng từ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Binh Minh (“Ngân hàng Bình Minh”) do cha của ông An là ông Trần V. Bình giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quản trị. Hỏi: Việc vay vốn trên có được phép hay không? Vì sao?
2. Giả sử, vợ ông An là bà Nguyễn T. Mai đứng ra thực hiện giao dịch vay vốn trên có được không? Vì sao?
3. Giả sử, ông An muốn vay 13 tỷ trên tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Phú (“Ngân hàng An Phú”). Ông Bình bảo lãnh cho khoản vay của ông An và dùng căn nhà trị giá 15 tỷ đồng thuộc sở hữu của mình để bảo đảm cho nghĩa vụ cam kết. Hỏi: Giao dịch bảo đảm trên có được phép không? Vì sao?
4. Giả sử, đến hạn trả nợ nhưng ông An không trả được tiền vay cho Ngân hàng An Phú, Ngân hàng An Phú tiến hành xử lý tài sản bảo đảm nhưng giá trị căn nhà tại thời điểm xử lý là 12 tỷ đồng. Hỏi: Ai sẽ chịu trách nhiệm về khoản nợ còn lại đối với Ngân hàng An Phú?
13. Đề thi môn Luật Ngân hàng số 13
Nhận định
1. Trong trường hợp nền kinh tế bị giảm phát, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ thực hiện việc mua giấy tờ có giá và tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
2. Trừ ngân hàng chính sách, các tổ chức tín dụng có nhận tiền gửi phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.
3. Ngân hàng nước ngoài được hoạt động ngân hàng ở Việt Nam thông qua các hình thức văn phòng đại diện, ngân hàng thương mại cổ phần.
4. Cổ đông lớn của một tổ chức tín dụng và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng khác.
Bài tập
Công ty trách nhiệm hữu hạn Bình Minh (“Công ty”) được thành lập và hoạt động theo đúng pháp luật hiện hành, do ông Văn Bình làm giám đốc đồng thời là người đại diện theo pháp luật của Công ty. Ngày 22/05/2017, Công ty tiến hành vay 02 tỷ đồng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tấn Phát (“Ngân hàng Tấn Phát”), với thời hạn vay là 12 tháng, lãi suất 9%/năm, và mục đích sử dụng vốn vay để phục vụ kinh doanh. Hỏi:
1. Ông Bình và vợ là bà Thanh Minh (đang trong thời kỳ hôn nhân) muốn dùng căn nhà thuộc sở hữu của hai vợ chồng ở Quận 12, TP.HCM làm tài sản đảm bảo cho khoản vay trên được không? Hãy xác định loại giao dịch bảo đảm trong tình huống này?
2. Đến ngày 01/07/2017, vợ chồng ông Bình, bà Minh có nhu cầu vay vốn của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Đông (“Ngân hàng Á Đông”) để mua nguyên vật liệu sản xuất với giá trị khoản vay là 500 triệu đồng, trong 12 tháng với lãi suất là 8%/năm. Do Ngân hàng Á Đông có yêu cầu về biện pháp bảo đảm nên ông Bình, bà Minh muốn tiếp tục sử dụng căn nhà ở Quận 12 nói trên làm tài sản bảo đảm cho khoản vay này. Căn cứ vào những quy định pháp luật hiện hành, nguyện vọng trên của ông Bình và bà Minh có hợp pháp không? Giải thích vì sao?
3. Đến hạn trả nợ cho Ngân hàng Tấn Phát nhưng Công ty kinh doanh thua lỗ nên không trả được nợ, Ngân hàng Tấn Phát muốn xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Tuy nhiên, Ngân hàng Á Đông không đồng ý vì khoản nợ 500 triệu đồng của ông Bình và bà Minh tại Ngân hàng Á Đông vẫn chưa đến hạn. Hỏi: Theo quy định của pháp luật hiện hành, lý do trên của Ngân hàng Á Đông có phù hợp không? Tại sao? Giả sử mọi giao dịch tín dụng, bảo đảm trong tình huống đều tuân thủ đúng các quy định pháp luật.
14. Đề thi môn Luật Ngân hàng số 14
Bài tập 1
Hậu Covid19 cùng diễn biến phức tạp của tình hình địa chính trị hiện nay đã đem đến không ít khủng hoảng cho nền kinh tế – tài chính toàn cầu, vì vậy, các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, thậm chí lâm vào tình trạng phá sản. Trước tình hình đó, hoạt động của các ngân hàng cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (“NHNN VN”) đã có những hành động, những chính sách và biện pháp để can thiệp, hỗ trợ cho nền kinh tế cũng như đảm bảo an toàn cho hoạt động của các tổ chức tín dụng (“TCTD”). Dựa vào các quy định pháp luật ngân hàng, anh/chị hãy cho biết các hoạt động sau đây của NHNN VN là đúng hay sai? Giải thích vì sao?
a. Ban hành liên tiếp các quyết định về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam có kì hạn từ 01 tháng đến dưới 06 tháng của tổ chức, cá nhân tại TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, và hiện nay là 6,0%/năm.
b. Đối với các hợp đồng tín dụng đang có hiệu lực, NHNN có công văn yêu cầu văn yêu cầu các ngân hàng thương mại phải miễn lãi suất cho các khách hàng là doanh nghiệp trong khoảng thời gian từ tháng 3/2021 đến tháng 6/2021 để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng.
c. Tiến hành bảo lãnh cho một số doanh nghiệp dệt may, doanh nghiệp chế biến thuỷ hải sản, doanh nghiệp xuất khẩu giày da của Việt Nam đi vay tại các tổ chức tài chính quốc tế.
d. Nhằm kiểm soát tình trạng lạm phát hiện nay của nền kinh tế, NHNN thực hiện tăng lãi suất tiền gửi và mua các giấy tờ có giá.
Bài tập 2
Ngày 12/04/2021, Ngân hàng Thương mại Cổ phần B (“Ngân hàng B”) cho Công ty A vay số tiền 02 tỷ đồng thông qua hợp đồng tín dụng số 001/2021/HĐT-NHTMCPB được kí kết giữa Ngân hàng B với ông Trần Văn X (người đại diện theo pháp luật của Công ty A). Hợp đồng tín dụng có nội dung như sau: thời hạn vay 24 tháng, lãi suất 9%/năm, khoản vay được bảo lãnh bởi bà Lê Thị Y. Mặt khác, bà Y đã dùng căn nhà thuộc sở hữu của mình làm tài sản bảo đảm cho nghĩa vụ cam kết với Ngân hàng B.
a. Khoản nợ đến hạn nhưng Công ty A không trả được nợ cho Ngân hàng B, Ngân hàng B trực tiếp tiến hành xử lý căn nhà của bà Y để thu hồi nợ. Hãy cho biết hành vi trên của Ngân hàng B là đúng hay sai? Vì sao
b. Khi Ngân hàng B yêu cầu bà Y giao nhà để tiến hành xử lý nhằm thu hồi nợ thì Bà Y Tron không đồng ý với lý do: Hợp đồng thế chấp mà bà đã kí bị vô hiệu vì chưa được công chứng. Lý do bà Y đưa ra có đúng quy định pháp luật hay không? Vì sao?
c. Trong trường hợp đồng thể hợp lý do của bà Y phù hợp quy định pháp luật, hiệu lực pháp lý của chấp này có làm ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng tín dụng số 001/2021/HĐTNHTMCPB không? Vì sao? Giả sử, hợp đồng thế chấp của bà Y thực hiện đầy đủ thủ tục theo quy định pháp luật và Ngân hàng B tiến hành xử lý tài sản để thu hồi nợ. Tuy nhiên, giá trị ngôi nhà tại
4. thời điểm xử lý được định giá là 1,5 tỷ. Hỏi: Chủ thể nào sẽ có trách nhiệm trả số no còn lại cho Ngân hàng B?
15. Đề thi môn Luật Ngân hàng số 15
Nhận định
a. Mọi ngân hàng thương mại đều đương nhiên được thực hiện tất cá các hoạt động ngân hàng
b. Ngân hàng nhà nước Việt Nam có thẩm quyền xử phạt vị phạm hành chính đổi với các tổ chức tín dụng
c. Mọi khoản tiền gửi của cá nhân, tổ chức tại tổ chức tín dụng đều được bảo hiểm tiền
d. Ban kiểm soát đặc biệt có quyền quyết định đình chỉ và thay thế thành viên Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng bị kiểm soát đặc biệt
Lý thuyết
Hạn chế cấp tin dụng là gì? Tại sao pháp luật ngân hàng phải cỏ các quy phạm về hạn chế cấp tin dụng?
Bài tập
Ngày 20/1/202x, công ty TNHH Đại Vinh ký hợp đồng tín dụng vay ngân hàng TMCP Thình Phát số tiền 2 ty đồng. Hợp đồng tín dụng được bảo đảm bằng căn nhà thuộc sử hữu của ông Trần Bình. Giao địch thể chấp được công chứng, chứng thực và đãng ký. Ngày 20/1/2023, khi đến hạn thanh toán nợ gốc, Công ty Đại Vinh không trả được nợ. Ngân hàng tiến hành bán đầu giả tải sản bảo đảm là cản nhà của ông Bình để thu hồi nợ và phát hiện căn nhà này ông Bình đang cho thuê. Hợp đồng thuê nhà có thời hạn từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/12/2024. Tuy nhiên tại thời điểm ký kết hợp đồng thể chấp, ngân hàng không được ông Bình và công ty Đại Vinh thông báo về hợp đồng thuê nhà. Hỏi:
a. Khi phát hiện cần nhà là tải sản đang cho thuê được dùng để thể chấp, ngân hàng có được thực hiện xử lý tải sản thế chấp hay không? Tại sao?
b. Già sử căn nhà của ông Bình bán đầu giá được 1.7 tỷ đồng, chủ thể nào có nghĩa vụ thanh toán cho ngân hàng Thịnh Phát giá trị khoản vay còn thiều? Tại sao?
16. Đề thi môn Luật Ngân hàng số 16
Nhận định
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là chủ thể của hoạt động ngân hàng.
2. Mọi tổ chức tín dụng đều được nhận tiền gửi của cá nhân.
3. Cơ quan thanh tra, giám sát của ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ thanh tra, giám sát hoạt động của các cơ quan trong cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
4. Khách hàng không thể vay vốn nếu nhu cầu vốn vượt quá giới hạn cấp tín dụng theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng.
5. Tất cả ngân hàng đều hoạt động vì mục tiêu sinh lợi.
6. Người bị ký phát không có nghĩa vụ thanh toán séc nếu có bằng chứng chứng minh người thụ hưởng séc vi phạm nghiêm trọng quy định pháp luật.
Bài tập
Ông Minh và bà Thúy kết hôn năm 2017. Sau kết hôn, do nhu cầu nhà ở, ngày 20/5/2018, ông bà đã tìm đến Ngân hàng thương mại cổ phần Đại An vay 2 tỷ đồng, lãi suất 11%/năm, thời hạn vay vốn 10 năm. Tài sản bảo đảm cho khoản vay nói trên chính là căn nhà (tài sản hình thành từ vốn vay) của ông bà tại Quận 9, trị giá 3 tỷ đồng.
1. Việc ông Minh và bà Thúy dùng căn nhà là tài sản hình thành từ vốn vay để đảm bảo cho khoản vay nêu trên là đúng hay sai? Nếu đúng, biện pháp bảo đảm này được gọi là gì?
2. Ngày 21/3/2019, ông Minh, bà Thúy có đủ tiền trả cho khoản vay trên nên đã mang đến Ngân hàng Đại An yêu cầu thanh toán cả gốc, lãi và thanh lý hợp đồng song bị Ngân hàng từ chối. Hành vi này của Ngân hàng có phù hợp với quy định của pháp luật không?
3. Giả sử, tháng 5/2019, ông Minh và bà Thúy lại có nhu cầu vay vốn kinh doanh. Ông bà có thể tiếp tục sử dụng ngôi nhà tại Quận 9 để bảo đảm cho khoản vay mới tại Ngân hàng Đại An không?
17. Đề thi môn Luật Ngân hàng số 17
Nhận định
1. Ngân hàng có nghĩa vụ thay toán số tiền ghi trên cam kết bảo lãnh nếu cam kết bảo lãnh được xuất trình trong thời hạn bảo lãnh.
2. Hợp đồng tín dụng bắt buộc phải được công chứng mới có hiệu lực.
3. Séc chỉ được thanh toán qua tài khoản của người thụ hưởng mở tại ngân hàng là bên bị ký phát.
4. Mọi tổ chức kinh tế được được vay tái cấp vốn tại Ngân hàng Nhà nước.
Bài tập
Ngày 20/8/2019, anh Nguyễn Văn Bắc ký hợp đồng vay tiêu dùng với Ngân hàng Phương Đông vay số tiền 40 triệu đồng. Thời hạn vay 12 tháng, lãi suất 5%/tháng. Gốc và lãi trả hàng tháng.
Từ tháng 02/2020, anh Bắc mất việc làm nên không trả nợ đúng hạn. Đến tháng 6/2020, anh Bắc được người sử dụng lao động thanh toán số tiền trợ cấp thôi việc 15 triệu đồng vào tài khoản của anh Bắc mở tại Ngân hàng Phương Đông. Ngân hàng Phương Đông đã tự ý cấn trừ số tiền này trong tài khoản của anh Bắc để thanh toán cho khoản nợ còn lại của Hợp đồng vay tiêu dùng nói trên.
1. Việc Ngân hàng Phương Đông tự ý cấn trừ số tiền trong tài khoản của anh Bắc mở tại Ngân hàng này để thu hồi nợ là đúng hay sai? Tại sao?
2. Anh Bắc cho rằng, lãi suất 5%/tháng trong Hợp đồng vay tiêu dùng nêu trên là quá cao, vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa theo quy định của Bộ luật Dân sự. Do đó, anh Bắc chỉ đồng ý trả nợ gốc và lãi còn lại theo lãi suất đối đa của hợp đồng cho vay quy định tại Bộ luật Dân sự là 20%/năm. Hỏi: Anh Bắc lập luận như trên là đúng hay sai? Tại sao? Biết rằng Khoản 1 Điều 468 BLDS 2015 quy định như sau:
“Điều 468. Lãi suất
1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực”.
18. Đề thi môn Luật Ngân hàng số 18
Lý thuyết
a. Ngân hàng Nhà nước có được quyền bảo lãnh cho các tổ chức tín dụng vay vốn của nhau không? Vì sao?
b. Bên bảo đảm có được phép sử dụng tài sản đang thế chấp tại tổ chức tín dụng để cho thuê hay không? Nếu khoản vay đến hạn buộc phải xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ thì hợp đồng thuê được xử lý như thế nào?
Bài tập
Do nhu cầu thay đổi công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, Công ty TNHH A muốn mua một dây chuyền sấy khô tôm thuộc một công ty tại Nhật Bản.
Tuy nhiên, do thiếu vốn nên Công ty A đã tiến hành nộp hồ sơ vay vốn tại Ngân hàng thương mại B số tiền 5 tỷ đồng.
a. Giả sử A không có tài sản thế chấp nên muốn dùng dây chuyền đang mua trả góp làm tài sản thế chấp với Ngân hàng B thì pháp luật có cho phép không? Tại sao?
b. Giả sử, A dùng trụ sở của công ty (trị giá 10 tỷ đồng) thế chấp cho Ngân hàng B để bảo đảm cho khoản vay trên và được Ngân hàng B chấp thuận. Sau khi được Ngân hàng B cho vay thì căn nhà trên đã bị sụt lún do công trình bên cạnh thi công, vì vậy, giá trị căn nhà bị giảm sút nghiêm trọng. Ngân hàng B cần tiến hành những biện pháp gì nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?
c. Giả sử A muốn dùng trụ sở của công ty (trị giá 10 tỷ đồng) đang thế chấp cho Ngân hàng C bảo đảm cho một khoản vay 02 tỷ đồng tại Ngân hàng C để thế chấp vay số tiền 05 tỷ đồng tại Ngân hàng B. Theo anh/chị, nếu như Ngân hàng B chấp nhận cho vay thì điều này có phù hợp với quy định của pháp luật ngân hàng không? Tại sao?