LawFirm.Vn gửi đến bạn đọc tổng hợp một số câu hỏi nhận định môn Luật Tố tụng Hành chính để tham khảo phục vụ cho mục đích ôn tập.
ĐỀ SỐ 01
1. Có trường hợp, Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án hành chính không ra quyết định hoãn phiên tòa khi xuất hiện các căn cứ hoãn phiên tòa tại Điều 162 Luật Tố tụng hành chính 2015.
2. Tại giai đoạn xét xử phúc thẩm vụ án hành chính, nếu các đương sự thống nhất được với nhau về cách thức giải quyết tranh chấp hành chính thì Tòa án có thể ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án.
3. Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án hành chính có thể ra quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm khi người khởi kiện là cá nhân chết.
4. Có trường hợp, Tòa án trả lại đơn khởi kiện khi không thuộc một trong các căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 123 Luật Tố tụng hành chính 2015.
5. Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể đồng thời ban hành phán quyết tại Khoản 2 và Khoản 4 Điều 241 Luật Tố tụng hành chính.
ĐỀ SỐ 02
1. Kiểm sát viên có quyền đưa ra ý kiến làm căn cứ cho việc giải quyết vụ án tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính.
2. Một người vừa là người làm chứng vừa là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong cùng một vụ án hành chính.
3. Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể đồng thời ban hành phán quyết tại Khoản 2 Điều 241 và Khoản 3 Điều 241 Luật Tố tụng hành chính trong cùng một bản án.
4. Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án có thể bị kháng cáo trong mọi trường hợp.
5. Mọi quyết định được Tòa án ban hành trong giai đoạn xét xử sơ thẩm đều phải được thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp.
ĐỀ SỐ 03
1. Có trường hợp việc xác định thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính của Tòa án theo lãnh thổ vừa phải căn cứ vào nơi đặt trụ sở của cơ quan nhà nước bị khởi kiện vừa phải căn cứ vào nơi cư trú của cá nhân khởi kiện.
2. Tòa án chỉ được trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện trước khi thụ lý vụ án.
3. Khi nhận đơn khởi kiện nếu phát hiện vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết. Thẩm phán được phân công xem xét đơn phải chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án khác.
4. Thời hạn tạm đình chỉ giải quyết vụ án là không xác định.
5. Có trường hợp Thẩm phán được phân công xem xét thụ lý đơn khởi kiện phát hiện nội dung đơn khởi kiện không đúng theo quy định của pháp luật nhưng không có quyền yêu cầu người đi khởi kiện sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện.
ĐỀ SỐ 04
1. Người khởi kiện trong vụ án hành chính phải gửi bản sao đơn khởi kiện tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại.
2. Kiểm sát viên không được quyền phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa phúc thẩm vụ án hành chính.
3. Thời hiệu khởi kiện đối với hành vi hành chính không hành động khác nhau sẽ là khác nhau.
4. Trong quá trình phúc thẩm vụ án hành chính, Tòa án có thể hủy bản án sơ thẩm đình chỉ giải quyết vụ án khi đương sự thống nhất được với nhau về việc giải quyết vụ án.
5. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, chỉ có quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ giải quyết vụ án mới là đối tượng có thể bị kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm.
ĐỀ SỐ 05
1. Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể đưa ra phán quyết buộc người bị kiện phải bồi thường thiệt hại cho người khởi kiện do quyết định hành chính trái luật gây ra.
2. Nếu người khởi kiện là cá nhân đã chết mà quyền và nghĩa vụ không được thừa kế, Tòa án có thể không đình chỉ giải quyết vụ án.
3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức muốn khởi kiện vụ án hành chính thì phải làm đơn khởi kiện.
4. Đối với vụ án hành chính có đối tượng khiếu kiện là danh sách cử tri bầu đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân thì người bị kiện có thể là UBND cấp huyện.
5. Tại phiên Tòa sơ thẩm vụ án hành chính, khi được Tòa ám triệu tập hợp lệ lần thứ hai, người khởi kiện, người đại diện của họ vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng, không vì trở ngại khách quan, không có đơn xin xét xử vắng mặt mà người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ có mặt thì phiên toàn vẫn được tiến hành bình thường.
ĐỀ SỐ 06
1. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án hành chính phải là công dân Việt Nam.
2. Bản án sơ thẩm bị kháng cáo sẽ có hiệu lực pháp luật nếu người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo và Tòa án phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm.
3. Nếu qua đối thoại trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hành chính mà người khởi kiện rút đơn khởi kiện thì Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết vụ án.
4. Hội đồng xét xử phúc thẩm không được quyền sửa quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm.
5. Người khởi kiện trong vụ án hành chính có quyền yêu cầu Tòa án cho mình được nghiên cứu hồ sơ vụ án.
ĐỀ SỐ 07
1. Việc không giải quyết khiếu nại về quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm hành chính gây ra của Chủ tịch UBND huyện E tỉnh M là hành vi hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân theo thủ tục tố tụng hành chính.
2. Khi cá nhân không có nơi cư trú, nơi làm việc trên lãnh thổ Việt Nam khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Bộ trưởng Bộ Công thương thì Tòa án nhân dân tỉnh có cùng phạm vi địa giới hành chính với Bộ Công thương sẽ có thẩm quyền giải quyết.
3. Khi công chức khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật trước khi khởi kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc, thời điểm nhận được hoặc biết được quyết định kỷ luật không là căn cứ xác định thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính.
4. Người khởi kiện được tự do thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm.
5. Khi có một trong các căn cư quy định tại Khoản 1 Điều 141 thì Tòa án phải ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án.
ĐỀ SỐ 08
1. Các khiếu kiện của Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện luôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
2. Hội đồng xét xử phúc thẩm không được quyền đưa ra phán quyết bác toàn bộ yêu cầu của người khởi kiện mà chỉ có quyền bác kháng cáo của người kháng cáo.
3. Tại phiên tòa phúc thẩm, nếu đương sự có thống nhất được với nhau về việc giải quyết vụ án thì Hội đồng xét xử đình chỉ giải quyết vụ án.
4. Người bị kiện là Chủ tịch UBND cấp tỉnh đã ủy quyền cho Phó chủ tịch UBND cấp tỉnh đại diện tham gia tố tụng thì Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh không thể ủy quyền cho người thứ ba nếu được Chủ tịch UBND cấp tỉnh đồng ý.
5. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hành chính, nếu phát hiện người kháng cáo không có quyền kháng cáo, Tòa án cấp phúc thẩm phải trả lại đơn kháng cáo cho người kháng cáo.
ĐỀ SỐ 09
1. Trong một số trường hợp, Kiểm sát viên có thể là người đại diện theo ủy quyền cho đương sự trong vụ án hành chính.
2. Không phải trong trường hợp nào cá nhân khởi kiện quyết định hành chính do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành thì thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm cũng đều thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện.
3. Cá nhân có năng lực hành vi tố tụng hành chính đầy đủ không được ủy quyền cho cá nhân khác khởi kiện vụ án hành chính.
4. Khi khởi kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc thì người khởi kiện phải là công chức.
5. Quyết định hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước có thể là đối tượng khởi kiện trong vụ án hành chính.