1. Tài trợ khủng bố là gì?
Tài trợ khủng bố là hành vi huy động, hỗ trợ tiền, tài sản dưới bất kỳ hình thức nào cho tổ chức hoặc cá nhân khủng bố. Điều này bao gồm việc cung cấp tài chính, vật chất hoặc các nguồn lực khác nhằm hỗ trợ cho các hoạt động khủng bố.
Tội tài trợ khủng bố được quy định tại Điều 300 Bộ luật Hình sự 2015 (bổ sung bởi Khoản 102 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017):
Điều 300. Tội tài trợ khủng bố
1. Người nào huy động, hỗ trợ tiền, tài sản dưới bất kỳ hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khủng bố, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
2. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
2. Các yếu tố cấu thành tội tài trợ khủng bố
2.1. Khách thể của tội phạm
Tội phạm xâm phạm vào an toàn công cộng, trật tự công cộng

2.2. Khách quan của tội phạm
Tội phạm thể hiện ở hành vi huy động, hỗ trợ tiền, tài sản dưới bất kỳ hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khủng bố.
– Huy động tiền, tài sản dưới bất kỳ hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khủng bố là hành vi vận động, kêu gọi cá nhân, tổ chức cung cấp, tặng cho, cho vay tiền, cho mượn tài sản hoặc dưới hình thức khác cho tổ chức, cá nhân khủng bố. (Khoản 5 Điều 3 Nghị quyết 07/2019/NQ-HĐTP)
– Hỗ trợ tiền, tài sản dưới bất kỳ hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khủng bố là hành vi cung cấp, tặng cho, cho vay tiền, cho mượn tài sản hoặc dưới hình thức khác cho tổ chức, cá nhân khủng bố. (Khoản 6 Điều 3 Nghị quyết 07/2019/NQ-HĐTP)
Tội tài trợ khủng bố có mối liên quan trực tiếp đến tội khủng bố, tuy nhiên không xừ đồng phạm với tội khủng bố mà xừ thành một tội phạm độc lập.
Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội thực hiện các hành vi nêu trên để giúp sức cho các băng, nhóm tội phạm hoạt động khủng bố, không kể giá trị tài sản giúp sức là bao nhiêu.
2.3. Mặt khách quan của tội phạm
Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý.
2.4. Chủ thể của tội phạm
Tội phạm được thực hiện bởi những người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy định của pháp luật.
3. Hình phạt áp dụng đối với tội tài trợ khủng bố
Tội khủng bố có 02 khung hình phạt chính, 01 khung hình phạt bổ sung và 01 khung hình phạt đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, cụ thể:
Khung | Hình phạt | Hành vi |
---|---|---|
Khung 1 (Khung hình phạt đối với cá nhân) | Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm | Người nào huy động, hỗ trợ tiền, tài sản dưới bất kỳ hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khủng bố. |
Khung 2 (Chuẩn bị phạm tội) | Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. | Chuẩn bị phạm tội |
Khung 3 (Khung hình phạt bổ sung) | Người phạm tội còn có thể bị phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. | |
Khung 4 (Khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại) | Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: – Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm; – Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; – Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. |