1. Tính tất yếu khách quan
Ý tưởng về một xã hội công bằng, bình đẳng và bác ái đã xuất hiện từ lâu. Ý tưởng đó xuất phát từ nguyện vọng của nhân dân lao động muốn thoát khỏi sự bất công, bạo lực và chuyên chế, ước mơ xây dựng một xã hội dân chủ, trong đó những giá trị chân chính của con người được tôn trọng, mọi người đều có điều kiện để tự do phát triển với tất cả mọi năng lực của mình. Những cuộc đấu tranh không ngừng của nhân dân lao động trong lịch sử đã chứng minh cho điều đó.
Tuy nhiên, mãi đến cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI tư tưởng về chủ nghĩa xã hội (mặc dù đó còn là chủ nghĩa xã hội không tưởng) mới được hình thành rõ nét. Thomas More (1478 – 1535), một trong những người sáng lập ra chủ nghĩa xã hội không tưởng, trong tác phẩm nổi tiếng “topia” (Xứ không tưởng đã phê phán chế độ chính trị – xã hội đường thời ở Anh, đồng thời phác họa một mô hình xã hội, ở đó chế độ nhà nước được xây dựng dựa trên sự bình đẳng và tự do của mọi người, tất cả những nhà chức trách đều do nhân dân bầu ra, phải báo cáo trước nhân dân và phải hoạt động vì lợi ích của nhân dân. Trong xã hội như vậy, chế độ công hữu thống trị và lao động mang tính bắt buộc, Sau Thomas More, Tomado Campanela (1568 -1639), tác giả của tác phẩm “Thành phố mặt trời” và “Luận về thể chế nhà nước tốt nhất”, đã tiếp tục phát triển tư tưởng của Th.More và đi đến kết luận rằng, chế độ chính trị – xã hội lý tưởng mang lại quyền lợi cho những người lao động đó là chế độ dựa trên sở hữu xã hội. Những nguyên tắc xã hội chủ nghĩa của xã hội lý tưởng sẽ kéo theo cả sự thay đổi tính chất của chế độ chính trị. TCampanela cũng đã có tư tưởng về giáo dục trong xã đề cao vai trò của sự phát triển khoa học.
Mặc dù thấm đượm tư tưởng tiến bộ, chủ nghĩa xã hội của Th.More và T.Campannela còn nhiều điểm ngây thơ và không tưởng. Cả hai ông cùng chưa hình dung được một cách cụ thể và có căn cứ khoa học về việc tạo lập một xã hội mới tốt đẹp hơn, chưa nhận thức được một cách đúng đắn vai trò của những tiền đề chính trị, kinh tế và tư tưởng để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thậm chí hai ông còn lẫn lộn giữa pháp luật với đạo đức, chưa đoạn tuyệt được hoàn toàn với hệ tư tưởng tôn giáo…
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa xã hội khoa học, trên cơ sở tổng kết thực tiễn đấu tranh cách mạng và những phát hiện khoa học mới về quy luật phát triển khách quan của xã hội, đã đưa ra một lý thuyết khoa học về xã hội xã hội chủ nghĩa với lý tưởng dân chủ, công bằng và nhân đạo, chỉ ra . con đường và các biện pháp để tạo lập xã hội đó. Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa xã hội khoa học, nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nước cuối cùng trong lịch sử xã hội loài người. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của nhà nước xã hội chủ nghĩa là tất yếu khách quan, phù hợp với các quy luật vận động và phát triển của xã hội. Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa là những tiền đề kinh tế, chính trị và xã hội đã phát sinh trong lòng xã hội tư bản chủ nghĩa.
– Những tiền đề kinh tế: Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở thời kỳ đầu của sự phát triển tư bản chủ nghĩa đã là những quan hệ sản xuất tiến bộ so với quan hệ sản xuất phong kiến, đã tạo ra điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của lực lượng sản xuất. Nhưng do quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được xây dựng trên cơ sở chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và bóc lột giá trị thặng dư cho nên khi chủ nghĩa tư bản đã phát triển đến giai đoạn chủ nghĩa đế quốc thì những quan hệ đó đã trở nên mâu thuẫn, không còn phù hợp với lực lượng sản xuất đã phát triển đến một trình độ xã hội hóa rất cao được nữa. Mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất ngày càng trở nên gay gắt đòi hỏi phải có một cuộc cách mạng để xóa bỏ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, thiết lập một kiểu quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đó là kiểu quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Cách mạng về quan hệ sản xuất tất yếu sẽ dẫn đến sự thay thế kiểu nhà nước tư sản bằng kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa.
– Những tiền đề chính trị – xã hội: Đặc điểm của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã quyết định bản chất và đặc điểm của nhà nước tư sản. Đến giai đoạn đế quốc chủ nghĩa đã xuất hiện chủ nghĩa tư bản lũng loạn nhà nước. Nhà nước tư sản đã trực tiếp tham gia vào nhiều hoạt động kinh tế, trở thành công cụ trong tay giới tư bản độc quyền, để củng cố và duy trì những quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, nhằm phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản mà trước hết là của các tập đoàn tư bản lững loạn nhà nước. Chính vì vậy, bản chất của nhà nước tư sản ngày càng biến đổi rõ nét, trong hoạt động của mình, nhà nước tư sản ngày càng sử dụng nhiều hơn những phương pháp phản dân chủ, quan liêu và độc tài nhung được che đậy dưới các hình thức dân chủ. Điều đó càng làm cho những mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và vô sản trở nên căng thẳng, tạo tiền đề cho cách mạng vô sản nổ ra.
Mặt khác, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đã tạo ra những điều kiện làm cho giai cấp vô sản ngày càng phát triển nhanh về số lượng và cao về tính tổ chức kỷ luật, trở thành giai cấp tiến bộ nhất của xã hội, có sứ mệnh lịch sử lãnh đạo các tầng lớp nhân dân lao động đứng lên làm cách mạng để lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, xóa bỏ nhà nước tư sản, xây dựng nhà nước của giai cấp mình. Trong cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản, các đảng cộng sản đã được thành lập để lãnh đạo phong trào cách mạng và trở thành nhân tố CỔ ý nghĩa quyết định sự thắng lợi của cách mạng. Giai cấp vô sản lại có chủ nghĩa Mác – Lênin là vũ khí lý luận sắc bén để nhận biết đúng đắn những quy luật vận động và phát triển của xã hội, là cơ sở lý luận để tổ chức, tiến hành cách mạng và xây dựng nhà nước của giai cấp mình sau chiến thắng của cách mạng.
– Ngoài những tiền đề trên, những yếu tố dân tộc và thời đại công tác động mạnh mẽ đến phong trào cách mạng của giai cấp vô sản và nhân dân lao động trong mỗi nước. Dưới tác động của nhiều yếu tố khác nhau, cùng với sự mâu thuẫn gay gắt giữa giai cấp vô sản và nhân dân lao động với các giai cấp bóc lột, cách mạng vô sản cũng có thể xảy ra ở những nước có chế độ tư bản chủ nghĩa chưa phát triển cao hoặc trong các nước dân tộc thuộc địa.
Thực tế lịch sử đã chứng minh, từ sau năm 1917 khi nhà nước Xô viết ra đời, đặc biệt từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đã được hình thành, trở thành nhân tố có tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của xã hội, đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cách mạng trong nhiều nước, trong đó có những nước dân tộc thuộc địa và các nước chế độ tư bản chủ nghĩa chưa phát triển, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đã diễn ra trong nhiều nước và giành được thắng lợi. Nhiều nước đã tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Trong giai đoạn lịch sử hiện nay tình hình quốc tế có những diễn biến phức tạp mới nhưng “các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới biểu hiện dưới những hình thức và mức độ khác nhau vẫn tồn tại và phát triển, Đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp vẫn tồn tại và phát triển, có mặt sâu sắc hơn… Các quốc gia độc lập ngày càng tăng cường cuộc đấu tranh để tự lựa chọn và quyết định con đường phát triển của mình. Chủ nghĩa xã hội trên thế giới, từ những bài học thành công và thất bại cũng như từ khát vọng và sự thức tỉnh của các dân tộc, có điều kiện và khả năng tạo ra bước phát triển mới. Theo quy luật tiến hoá của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội.
2. Sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa
Những tiến đề kinh tế, chính trị – xã hội và những yếu tố nêu trên tạo ra điều kiện thuận lợi cho cách mạng vô sản nổ ra. Nhưng cách mạng vô sản sẽ diễn ra với kết quả như thế nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Vì vậy, bên cạnh việc nghiên cứu những nguyên nhân khách quan dẫn đến sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa, còn cần phải nghiên cứu những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin về cách mạng vô sản, về việc tổ chức và thực hiện chính quyền của giai cấp vô sản sau khi cách mạng thành công. | Chủ nghĩa Mác – Lênin đã khẳng định: Vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là vấn đề chính quyền. Mục đích của cách mạng vô sản cũng chính là nhằm lật đổ chính quyển của giai cấp tư sản để thiết lập chính quyền của giai cấp vô sản. Nhưng giai cấp tư sản (cũng như các giai cấp thống trị bóc lột nói chung) không bao giờ tự nguyện rời bỏ chính quyền của mình, mà sẽ tìm mọi cách, mọi thủ đoạn để giữ cho được chính quyền đó. Vì vậy giai cấp vô sản dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản phải dùng bạo lực tiến hành cách mạng để giành lấy chính quyền về tay mình. Chỉ khi nào bạo lực cách mạng của giai cấp vô sản và quần chúng lao động mạnh hơn, bạo lực của giai cấp bóc lột thì mới có thể giành được chính quyền từ tay chúng. Đảng Cộng sản Việt Nam ngay từ hội nghị trung ương lần thứ VIII (năm 1941) trên cơ sở tổng kết việc chỉ đạo cách mạng ở Việt Nam đã chỉ rõ: Cách mạng Việt Nam muốn giành được thắng lợi thì nhất thiết phải vũ trang khởi nghĩa giành chính quyền và sau khi đánh đuổi được đế quốc Pháp, Nhật sẽ thành lập một chính phủ cách mạng của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa “Chính phủ của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa do Quốc dân đại hội cử lên“.
Bạo lực cách mạng có thể là lực lượng vũ trang, có thể là lực lượng chính trị hiểu theo nghĩa hẹp, có thể là lực lượng vũ trang kết hợp với lực lượng chính trị. Đó là sức mạnh tổng hợp của quần chúng cách mạng chống lại bạo lực phản động của giai cấp bóc lột. Nắm vững quan điểm bạo lực cách mạng, Đảng cộng sản Việt Nam cũng như các đảng Cộng sản khác trong nhiều nước đã coi trọng việc đề ra đường lối cách mạng đúng đắn, sử dụng nhiều hình thức và phương pháp sáng tạo, phù hợp với điều kiện của mỗi nước để xây dựng lực lượng cách mạng, phát huy sức mạnh tổng hợp của quần chúng cách mạng để giành chiến thắng và thiết lập nhà nước của giai cấp vô sản.
Cách mạng vô sản khác hẳn với các cuộc cách mạng khác của giai cấp bóc lột về bản chất và mục đích của cách , mạng. Các cuộc cách mạng của các giai cấp bóc lột khác nhau đều nhằm mục đích xây dựng một chế độ áp bức, bóc lột ở trình độ cao hơn. Vì vậy, kết quả của các cuộc cách mạng đó là thay đổi chính quyền của giai cấp bóc lột cũ. nhưng về thực chất chỉ là một bộ máy nhà nước được hoàn bị trình độ cao hơn, còn bản chất của bộ máy bạo lực đó vẫn không thay đổi. C.Mác viết: “Tất cả các cuộc chính biến, đáng lẽ đập tan bộ máy đó thì lại chỉ làm cho nó thêm hoàn bị mà thôi“.
Còn mục đích của cách mạng vô sản không những chỉ là lật đổ sự thống trị của các giai cấp bóc lột giành chính quyền về tay mình mà còn là xây dựng một kiểu nhà nước mới xóa bỏ mọi sự áp bức, bóc lột. Vì vậy, giai cấp vô sản sau khi giành được chính quyền không thể sử dụng hoặc cải tạo bộ máy nhà nước cũ để phục vụ cho mục đích của giai cấp mình. Giai cấp vô sản cần phải có một kiểu chính quyền có bản chất mới phù hợp với ý chí và nguyện vọng của nhân dân lao động. Để thực hiện mục đích đó, giai cấp VÕ sản phải dùng bạo lực cách mạng để đập tan bộ máy nhà nước cũ. Việc đập tan bộ máy nhà nước cũ đòi hỏi phải thực hiện một cách kiên quyết và triệt để. Phải tiến hành thủ tiêu ngay bộ máy quân sự – quan liêu bao gồm những công cụ bạo lực của nhà nước như: quân đội, cảnh sát, tòa án, hệ thống các nhà tù, trại giam và toàn bộ hệ thống bộ máy nhà nước từ trung ương xuống địa phương. Đồng thời, phải có các biện pháp cấm mọi hoạt động của các tổ chức phản động khác đã là chỗ dựa cho chính quyền cũ. Kinh nghiệm của cách mạng Việt Nam tháng 8/1945 và sau ngày giải phóng 30 tháng 4 năm 1975, cũng như của cách mạng các nước xã hội chủ nghĩa đã khẳng định sự đúng đắn của nguyên lý nói trên.
Tuy nhiên, khi tiến hành đập fan bộ máy nhà nước bóc lộ: cần chú ý phân biệt bộ máy hành chính – quân sự quan liệu với những tổ chức và cơ sở khác như hệ thống các cơ quan thống kê, bưu điện, nhà bằng... Những tổ chức và cơ sở này mặc dù dưới chế độ cũ cũng được sử dụng vào mục đích áp bức, bóc lột nhưng chúng có yếu tố cần thiết cho việc quản lý kinh tế xã hội mới. Đối với những tổ chức và cơ sở này cần phải giữ lại để cải tạo, tổ chức lại cho phù hợp với mục tiêu xây dựng một chế độ kinh tế – xã hội mới. Song song với việc tiến hành đập tan bộ máy nhà nước của giai cấp vô sản dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, phải nhanh chóng xây dựng bộ máy nhà nước nới của giai cấp mình để bảo vệ thành quả cách mạng, đồng thời để tổ chức và quản lý mọi mặt của xã hội trong điều kiện hoàn cảnh mới.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời là kết quả của cách mạng do giai cấp VÔ sản và nhân dân lao động tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Nhưng cách mạng của mỗi nước có những điều kiện và hoàn cảnh khác nhau, cho nên sự ra đời của các nhà nướC xã hội chủ nghĩa cũng như việc tổ chức chính quyền sau khi cách mạng thành công cũng có những đặc điểm đặc thù riêng. Mỗi nước sẽ chọn cho mình những phương pháp và hình thức phù hợp. Nhưng dù ra đời trong điều kiện và hoàn cảnh nào thì nhà nước xã hội chủ nghĩa đều là nhà nước có chung một bản chất.
Sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa trong lịch sử đã diễn ra ở những thời điểm quan trọng và được thể hiện dưới các hình thức sau:
– Công xã Pari ra đời trong cuộc khởi nghĩa vũ trang của công nhân Pari năm 1971.
– Nhà nước Xô viết, ra đời sau Cách mạng tháng Mười (1917) vĩ đại.
– Nhà nước dân chủ nhân dân ra đời do kết quả của cuộc đấu tranh giải phóng và các cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân sau chiến tranh thế giới thứ hai ở châu Âu.
– Nhà nước Cộng hòa Cu-ba.
– Ở Việt Nam, tháng Tám năm 1945, nắm vững thời cơ khi phát xít Nhật đầu hàng đồng minh, Đảng ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo đã phát động nhân dân ta vùng dây làm cách mạng tháng Tám thành công, lập ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa – Nhà nước Công nóng đầu tiên ở Đông nam châu Á. Ngay từ khi mới ra đời, Nhà nước cộng hòa non trẻ đã phải tiến hành cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp, năm 1954 miền Bắc được giải phóng, miền Nam vẫn tiếp tục cuộc kháng chiến chống xâm lược và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong điều kiện đó chính quyền dân chủ nhân dân ở nước ta đã làm nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản.
Tháng 4/1975 đất nước hoàn toàn giải phóng, Việt Nam bước sang một giai đoạn phát triển mới – giai đoạn cả nước quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Ngày nay, trước những thử thách lớn lao của thời đại, với đường lối đổi mới do Đại hội VI của Đảng đề ra và được thể chế hóa trong Hiến pháp năm 1992, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã và đang từng bước đổi mới, vượt qua khủng hoảng, vững chắc đi lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.