1. Cơ sở hình thành hiệp định
Trong Vòng đàm phán Tokyo, lần đầu tiên các nước phát triển đã đề nghị áp dụng trong khuôn khổ GATT các biện pháp kiểm soát việc buôn bán hàng giả và hàng vi phạm bản quyền. Bước sang Vòng đàm phán Urugoay, các nước này đề nghị không chỉ đàm phán về vấn đề buôn bán hàng giả mà còn đàm phán nhằm xây dựng các tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu để các nước thành viên thông qua. Kết quả là Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ có liên quan đến thương mại (TRIPs) đã được ký kết vào ngày 15-4-1994 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1-1-1995 cùng với sự ra đời của WTO.
Hiệp định TRIPs được xây dựng trên các công ước quốc tế hiện hành có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ như Công ước Geneva (1971) về bảo vệ người sản xuất băng ghi âm, chống sự sao chép trái phép; Công ước Berne (1971) về bảo vệ tác phẩm văn học và nghệ thuật, Công ước Paris (1967) về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp; Công ước quốc tế (1974) về phân phối tín hiệu mang chương trình truyền qua vệ tinh; Công ước quốc tế (1978 và 1991) về bảo vệ giống sinh vật mới; Hiệp định sở hữu trí tuệ (1989) liên quan đến mạch tổ hợp với đầy đủ chi tiết về xử lý vi phạm. Hiệp định TRIPs còn quy định rằng trong khi tuân thủ các công ước này, các nước có thể đảm bả) mức bao hộ cao hơn so với yếu cầu trong Hiệp định TRIPs nếu như không trái với các điều khoan của Hiệp định.
Hiệp định TRIPs đã đưa ra tiêu chuẩn tối thiểu để bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ trong các lĩnh vực bản quyền và các quyền liên quan như nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, thiết kế công nghiệp, sáng chế, thiết kế bố trí vi mạch và thông tin bí mật. Hiệp định TRIPs cũng bao gồm các điều khoản về nguyên tắc và biện pháp nhằm thực hiện hữu hiệu quyền sở hữu trí tuệ và về việc thành lập một cơ chế hiệp thương, giám sát cấp quốc tế để bảo đảm sự tuân thủ các tiêu chuẩn của các thành viên ở cấp độ quốc gia.
2. Nội dung chính của Hiệp định TRIPs
Trong lời nói đầu, mục tiêu tổng quát của Hiệp định đã được nêu ra là Hiệp định góp phần giảm bớt sự bóp méo thương mại và các rào cản thương mại quốc tế, thúc đẩy việc bảo hộ hiệu quả, và việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ sẽ không trở thành rào cản đối với thương mại hợp pháp. Hiệp định quy định rằng việc bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ phải góp phần (i) thúc đẩy cải tiến công nghệ; (ii) chuyến giao và phổ biến công nghệ: (iii) bảo đảm quyền lợi của các nhà sản xuất và những người sử dụng kiến thức công nghệ phục vụ lợi ích kinh tế xã hội; (iv) bảo đảm sự cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ của các nhà sáng chế.
Để đảm bảo các quốc gia thành viên tăng cường thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, Hiệp định TRIPs đã quy định thời hạn thi hành như sau: (i) các nước thành viên có một năm tính từ ngày 1-1-1995 để thi hành các điều khoản của Hiệp kinh TRIPs: (ii) các nước đang phát triển được gia hạn thèm lon nam (tức là tính đến ngày 1-1-2000); và (iii) các nước kem phát triển có 10 năm để thực hiện các quy định của TRIPs do hoàn cảnh đặc biệt của họ (Điều 65).
Trong phần I, Hiệp định đề cập tới (1) quy chế đãi ngộ quốc gia (NT) giữa các quốc gia thành viên: mỗi quốc gia thành viên phải dành cho công dân của các quốc gia thành viên khác sự bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ không kém thuận lợi so với sự đối xử dành cho công dân của nước đó (Điều 3); (ii) quy chế tối huệ quốc (MFN): bất kỳ một sự ưu tiên, chiếu cố, đặc quyền hoặc sự miễn trừ nào được một nền kinh tế thành viên dành cho công dân của bất kỳ nước nào khác phải lập tức và vô điều kiện dành cho công dân của tất cả các thành viên khác (Điều 4).
Trong phần II, Hiệp định đưa ra các quy định cụ thể cho từng đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ dưới đây:
Văn bằng sáng chế xác định quyền sở hữu đối với “sáng chế” (invention). Sáng chế có thể được hiểu như một ý tưởng sáng tạo cho phép đưa vào thực tiễn giải pháp cho một vấn đề cụ thể trong lĩnh vực công nghệ. Hiệp định quy định rằng sáng chế sẽ được đăng ký dưới hình thức một văn bằng sáng chế khi:
– Có nội dung mới;
– Có tính chất sáng tạo; và
– Có khả năng áp dụng trong công nghiệp.
Điều 28 Hiệp định TRIPs quy định rằng văn bằng sáng chế đem lại cho chủ sở hữu văn bằng sáng chế đặc quyền về sở hữu trí tuệ. Những quyền này cho phép chủ sở hữu văn | bằng sáng chế ngăn chặn người khác sử dụng sáng chế trong phạm vi bảo hộ của văn bằng. Nhà sản xuất muốn sử dụng sáng chế đã được cấp văn bằng phải có giấy phép hoặc được sự ủy quyền rủa chủ sở hữu văn bảng sáng chế và thường kèm theo vếu cầu dòi trả tiền thù lao
Nhãn hiệu hàng hóa (cũng như nhãn hiệu dịch vụ trong trường hợp đó là dịch vụ) là dấu hiệu đà phân biệt hàng hóa của một xí nghiệp công nghiệp hay thương mại với hàng hóa của các xí nghiệp khác. Dấu hiệu đó có thể bao gồm một hay nhiều từ, chữ, số, yếu tố hình và sự kết hợp của các màu sắc khác biệt. Dấu hiệu đó có thể là sự kết hợp của bất cứ yếu tố nào nêu trên.
Kiểu dáng công nghiệp: Không phải tất cả các nước hiện nay đều bảo vệ kiểu dáng công nghiệp bao gồm các yếu tố trang trí của sản phẩm như hình dáng, kiểu, vẻ, màu sắc. Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ chủ yếu là các vật tiêu dùng, chẳng hạn như vải dệt, da và các sản phẩm thuộc da, ôtô.
Bản quyền và các quyền liên quan: Đối tượng được bảo vệ bản quyền bao gồm các tác phẩm văn học, khoa học và nghệ thuật và bất kỳ hình thức thể hiện nào. Tuy nhiên, để một tác phẩm được bảo hộ bản quyền thì tác phẩm đó phải mang tính sáng tạo nguyên gốc. Ý tưởng của công trình không nhất thiết phải là mới, nhưng hình thức mà nó thể hiện dù nó là công trình văn học, nghệ thuật hay khoa học đều phải có sự sáng tạo nguyên gốc của tác giả.
Chủ sở hữu bản quyền của một tác phẩm được bảo hộ có quyền không cho người khác sử dụng bản quyền mà không được sự ủy quyền của họ. Vì vậy, các quyền của chủ sở hữu bản quyền thường được miêu tả như các đặc quyền cho phép người khác sử dụng tác phẩm đã được bảo hộ. Những việc làm liệt kê dưới đây thường phải được sự cho phép của chủ sở hữu bản quyền: (i) Quyển sao chép: sao chép và nhận bản tác phẩm; (ii) Quyền biểu diễn; biểu diễn tác phẩm trước công chúng (như kich hoặc hoà nhạc); (iii) Quyền ghi ân: ghi âm tác phẩm (là bàng, đĩa ghi âm hoặc “ponograms” theo ngôn ngữ kỹ thuật trong luật bản quyền): (iv) Quyền ghi phim: làm phim (thường gọi là tác phẩm điện ảnh theo ngôn ngữ kỹ thuật); (v) Quyên phát thanh truyền hình phát sóng tác phẩm trên đài phát thanh và truyền hình; (vi) Quyển dịch và sửa: dịch và sửa tác phẩm.
Bên cạnh các đặc quyền có tính chất kinh tế, luật bản quyền còn quy định các quyền đạo đức của tác giả đầu tiên. Các quyền này cho phép tác giả ngay cả sau khi chuyển giao các quyền kinh tế của mình thì vẫn được yêu cầu để sở hữu tác phẩm và chống lại mọi hành vi xuyên tạc hay xâm phạm khác đối với tác phẩm mà những hành vi đó có thể làm ảnh hưởng đến tiếng tăm hay danh dự của tác giả.
Quyền sở hữu trí tuệ (trừ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và thông tin bí mật) được giới hạn trong một thời gian nhất định. Hiện nay, thời hạn bảo hộ tối thiểu khác nhau giữa các nước. Hiệp định TRIPs đưa ra thời hạn pháp quy tối thiểu cho các quyền sở hữu trí tuệ khác nhau: Văn bằng sáng chế (20 năm kể từ ngày đăng ký); bản quyền với các tác phẩm không phải là điện ảnh, tranh ảnh là 50 năm kể từ ngày được phép phổ biến hoặc suốt thời gian tác giả sống cộng thêm 50 năm; bản quyền tác phẩm điện ảnh là 50 năm sau khi tác phẩm được phổ biến cho công chúng; bản quyền tác phẩm tranh là 25 năm kể từ khi tác phẩm ra đời. Chủ sở hữu trí tuệ mất quyền được bảo hộ khi thời hạn bảo hộ chấm dứt. Kể từ khi đó, văn bằng sáng chế, bản quyền, kiểu dáng công nghiệp và các quyền sở hữu trí tuệ khác có thể bị bất kỳ ai trong công chúng khai thác mà không cần xin phép chủ sở hữu.
Trorg phần III và IV, Hiệp đình vu su cách nước thành viên phải đề ra quy định trong nội thất của minh các thủ tục cho phép áp dụng các biện pháp có hiệu quả đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đồng thời cũng quy định các thành viên không được có hành vi lạm dụng quyền đó để ngàn cản hoạt động thương mại quốc tè. Các thủ tục và hình thức quy định đối với việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phải hợp lý và công bằng, không được phức tạp và tốn kém quá mức cần thiết, và không được kéo dài bất hợp lý và không có lý do.
Hiệp định cũng quy định rằng các phán quyết của tòa án về các vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ phải được thể hiện bằng văn bản, có nêu rõ lý do và được kịp thời thông báo cho các bên. Các phán quyết phải dựa trên các bằng chứng và các bên nhất thiết phải có cơ hội để trình bày ý kiến. Mặc dù các nền kinh tế thành viên không nhất thiết phải thiết lập một hệ thống xét xử riêng, song nhất thiết phải quy định các thủ tục xem xét tại tòa án tất cả các quyết định hành chính cuối cùng.
Hiệp định đề ra biện pháp trừng phạt cụ thể như biện pháp trừng phạt hình sự, dân sự và hành chính. Trường hợp có vi phạm, chủ sở hữu có thể lựa chọn cách giải quyết thông qua các cơ quan xét xử, hành chính và hải quan với việc áp dụng các biện pháp như tịch thu hay tiêu hủy hàng giả nhãn hiệu. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng, chủ sở hữu có thể yêu cầu áp dụng các biện pháp như đình chỉ việc lưu thông hàng hóa.
3. Ngoại lệ của Hiệp định TRIPs đối với các nước đang và kém phát triển
Về lợi ích trước mắt, các nước đang và kém phát trien có thể gặp khó khăn trong điều chỉnh cơ chế, luật pháp cũng như phải trả giá cao hơn cho các công nghệ đã được cấp bản quyền sáng chế. Tuy nhiên, xét về lợi ích lâu dài. việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo các quy định của Hiệp định TRIPs. sẽ có (i) tác động tích cực đến việc thúc đẩy phát triển công nghệ, văn hoá, (ii) tăng cường thương mại hàng hóa và dịch vụ, (iii) thúc đẩy tăng trưởng các nền kinh tế trên phạm vi toàn cầu, là một chiến lược đúng đắn nhằm bảo đảm tăng trưởng bền vững.
Về nguyên tắc, Hiệp định TRIPs hướng tới tiêu chuẩn bao hộ quyền sở hữu trí tuệ ở các nước đang và kém phát triển tương đương như ở mức các nước phát triển. Do vậy, khi đó, nó hạn chế một cách đáng kể tự do của các nước đang và kém phát triển trong việc xây dựng chế độ sở hữu trí tuệ của mình phù hợp với mục tiêu và trình độ phát triển của nền kinh tế nước mình. Tuy nhiên, Hiệp định có những quy định riêng cho phép các nền kinh tế dạng và kém phát triển có thể vận dụng và tranh thủ trong quá trình điều chỉnh luật pháp trong nước như sau:
Thứ nhất, trong khi tất cả các thành viên WTO là nước phát triển phải thực hiện nghĩa vụ bảo hộ sở hữu trí tuệ ngay sau một năm kể từ ngày Hiệp định thành lập WT) có hiệu lực (Điều 65.1) thì các nước đang phát triển và các nền kinh tê chuyển đổi được hưởng thời hạn chuyển tiếp là năm năm, trừ các nghĩa vụ liên quan đến MNF và NT là phải áp dụng sau thời hạn một năm nêu trên.
Các nước kém phát triển không phải thực hiện các điều khoản của Hiệp định trong vòng 11 năm kể từ ngày có hiệu lực. Thời hạn này có thể kéo dài nêu một nước nhà() do vìu cầu và Hội đồng TR11s xem xét và chấp thuận trên cơ sở phù hợp với Hiệp định.
Như vậy, không một quốc gia thành viên nào có trách nhiệm phải sửa đổi luật pháp của nước mình trước khi kết thúc thời hạn chuyển tiếp, các tiêu chuẩn của Hiệp định không phải nghiễm nhiên được áp dụng vì Hiệp định không phải là “tự thực hiện” mà cần phải thông qua văn bản pháp lý để hiệp định đi vào hoạt động. Chi kể từ ngày đó, bất kỳ một thành viên nào khác mới có thể yêu cầu sự hợp chuẩn với Hiệp định và có thể khởi tố theo Thoả thuận về giải quyết tranh chấp.
Thứ hai, các nước đang và kém phát triển có thể xây dựng và áp dụng chế độ cấp giấy phép bắt buộc cho các doanh nghiệp phải tuân thủ theo Hiệp định TRIPs để đảm bảo mức độ cạnh tranh phù hợp và bảo đảm có hàng hóa và các hàng hóa dịch vụ thiết yếu cho người dân.
Thứ ba, các nước đang và kém phát triển có thể tranh thủ các điều khoản về quyền đã được sử dụng có tính chất quốc tế và các trường hợp đặc quyền ngoại lệ để chống lại hiện tượng độc quyền về sở hữu trí tuệ và thúc đẩy việc nghiên cứu và phát triển của nước mình.
Thứ tư, trong một số lĩnh vực cụ thể, các nước đang và kém phát triển có thể đưa ra các giải pháp cụ thể hoặc biến pháp phù hợp. Chẳng hạn, không một điều khoản nào trong Hiệp định TRIPs loại bỏ quyền nghiên cứu và học tập một cách chính đáng các sản phẩm bán dân và phần mềm, một phương tiện quan trọng để tăng khả năng cạnh tranh và khuyến khích sáng tạo. Các nước đang và kém phát triển cũng có thể xây dựng chế độ riêng áp dụng trong các trường hợp đặc biệt (Sun Generis) thay vì chế độ bảo hộ văn bằng sáng chế đối với các giống cây trồng để đảm bảo quyền của nông dân tái sử dụng giống và bảo đảm có giông đã được bảo hộ để phục vụ mục đích nhân giống mới.