1. Thuế môn bài là gì?
Thuế môn bài là khoản tiền mà doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh phải nộp định kỳ hàng năm hoặc khi mới ra sản xuất, kinh doanh. Mức nộp thuế môn bài hàng năm không lớn nhưng là nghĩa vụ bắt buộc, trừ trường hợp được miễn.
Thuế môn bài là cách gọi phổ biến của người dân dùng để chỉ lệ phí môn bài.
2. Mức nộp thuế môn bài là bao nhiêu?
2.1. Mức thu đối với tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (doanh nghiệp, hợp tác xã..)
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP và khoản 1 Điều 4 Thông tư 302/2016/TT-BTC, mức thu thuế môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
STT |
Căn cứ thu |
Mức thu |
1 |
Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng |
03 triệu đồng/năm |
2 |
Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống |
02 triệu đồng/năm |
3 |
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác |
01 triệu đồng/năm |
– Mức thu lệ phí môn bài căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc ghi trong điều lệ hợp tác xã. Trường hợp không có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư.
– Tổ chức có thay đổi vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư thì căn cứ để xác định mức thu lệ phí môn bài là vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư của năm trước liền kề năm tính lệ phí môn bài.
– Nếu vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bằng ngoại tệ thì quy đổi ra tiền đồng Việt Nam để làm căn cứ xác định mức lệ phí môn bài theo tỷ giá mua vào của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng nơi người nộp lệ phí môn bài mở tài khoản tại thời điểm người nộp lệ phí môn bài nộp tiền vào ngân sách nhà nước.
2.2. Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 22/2022/NĐ-CP và khoản 2 Điều 4 Thông tư 302/2016/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại 65/2020/TT-BTC, mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
STT |
Doanh thu |
Mức nộp |
1 | Trên 500 triệu đồng/năm |
01 triệu đồng/năm |
2 | Trên 300 đến 500 triệu đồng/năm |
500.000 đồng/năm |
3 | Trên 100 đến 300 triệu đồng/năm |
300.000 đồng/năm |
3. Thời hạn nộp thuế môn bài 2024
3.1. Thời hạn nộp tiền thuế môn bài
Thời hạn nộp thuế môn bài 2024 chậm nhất là ngày 30/01/2024. Ngoài ra, cũng cần lưu ý hạn nộp đối với một số trường hợp khác, cụ thể:
– Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh (bao gồm cả đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp) khi kết thúc thời gian được miễn lệ phí môn bài (năm thứ tư kể từ năm thành lập doanh nghiệp) thì thời hạn nộp lệ phí môn bài như sau:
- Trường hợp kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài trong thời gian 06 tháng đầu năm thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/7 năm kết thúc thời gian miễn.
- Trường hợp kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài trong thời gian 06 tháng cuối năm thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/01 năm liền kề năm kết thúc thời gian miễn.
– Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đã chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh sau đó hoạt động trở lại thì thời hạn nộp lệ phí môn bài như sau:
- Trường hợp ra hoạt động trong 06 tháng đầu năm: Chậm nhất là ngày 30/7 năm ra hoạt động.
- Trường hợp ra hoạt động trong thời gian 06 tháng cuối năm: Chậm nhất là ngày 30/01 năm liền kề năm ra hoạt động.
3.2. Thời hạn nộp tờ khai lệ phí môn bài
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Nghị định 126/2020/ND-CP, thời hạn nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài như sau:
– Người nộp lệ phí môn bài (trừ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) mới thành lập (bao gồm cả doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh) hoặc có thành lập thêm đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh thực hiện nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/01 năm sau năm thành lập hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Nếu trong năm có thay đổi về vốn thì người nộp lệ phí môn bài nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/01 năm sau năm phát sinh thông tin thay đổi.
– Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không phải nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài. Cơ quan thuế căn cứ hồ sơ khai thuế, cơ sở dữ liệu quản lý thuế để xác định doanh thu làm căn cứ tính số tiền lệ phí môn bài phải nộp và thông báo cho người nộp lệ phí môn bài.
4. Các trường hợp được miễn thuế môn bài
Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP và điểm c Khoản 1 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP quy định những trường hợp sau đây đuuợc miễn lệ phí môn bài:
(i) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.
(ii) Miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh (từ ngày 01/01 đến ngày 31/12) đối với:
– Tổ chức thành lập mới (được cấp mã số thuế mới, mã số doanh nghiệp mới).
– Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân lần đầu ra hoạt động sản xuất, kinh doanh.
5. Đối tượng phải nộp thuế môn bài
Căn cứ Điều 2 Nghị định 139/2016/NĐ-CP và khoản 1 Điều 1 Thông tư 65/2020/TT-BTC, người nộp lệ phí môn bài là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp được miễn, bao gồm:
STT |
Đối tượng nộp lệ phí môn bài |
1 |
Doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. |
2 |
Tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã. |
3 |
Đơn vị sự nghiệp. |
4 |
Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân. |
5 |
Tổ chức khác hoạt động sản xuất, kinh doanh. |
6 |
Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của các tổ chức từ thứ tự số 1 đến số 5. |
7 |
Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh. |
6. Mức phạt khi chậm nộp tờ khai, không nộp thuế môn bài
6.1. Mức phạt đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế môn bài
Căn cứ Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, tùy thuộc vào thời gian chậm nộp mà mức xử phạt sẽ khác nhau, cụ thể:
Hình thức |
Mức phạt |
Hành vi vi phạm |
Cảnh cáo |
– |
Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 – 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ. |
Phạt tiền |
Từ 02 – 05 triệu đồng | Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 – 30 ngày, trừ trường hợp cảnh cáo ở trên. |
Từ 05 – 08 triệu đồng | Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 31 – 60 ngày. | |
Từ 08 – 15 triệu đồng | – Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 61 – 90 ngày.
– Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp. – Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp. |
|
Từ 15 – 25 triệu đồng | Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế.
Lưu ý: Trường hợp số tiền phạt nếu áp dụng theo khoản này lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền phạt tối đa đối với trường hợp này bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ sơ khai thuế nhưng không thấp 11.5 triệu đồng. |
|
Biện pháp khắc phục hậu quả:
– Buộc nộp đủ số tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trong trường hợp người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế dẫn đến chậm nộp tiền thuế. – Buộc nộp hồ sơ khai thuế, phụ lục kèm theo hồ sơ khai thuế đối với 02 hành vi sau: + Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp; + Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. |
6.2. Mức phạt khi không nộp lệ phí môn bài
Khoản 2 Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019 quy định mức tính tiền chậm nộp và thời gian tính tiền chậm nộp tiền thuế nói chung và lệ phí môn bài nói riêng như sau:
Số tiền chậm nộp (tiền phạt khi chậm nộp) = Số tiền lệ phí môn bài chậm nộp x 0.03% x Số ngày chậm nộp
Trong đó, thời gian tính tiền chậm nộp được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp đến ngày liền kề trước ngày số tiền nợ thuế, tiền thu hồi hoàn thuế, tiền thuế tăng thêm, tiền thuế ấn định, tiền thuế chậm chuyển đã nộp vào ngân sách nhà nước.