Mẫu số 41-DS Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự (dành cho Thẩm phán) ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP biểu mẫu trong tố tụng dân sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành.
1. Trường hợp nào phải tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 214 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Tòa án sẽ ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự khi có một trong các căn cứ sau đây:
– Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể mà chưa có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó;
– Đương sự là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự, người chưa thành niên mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật;
– Chấm dứt đại diện hợp pháp của đương sự mà chưa có người thay thế;
– Cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan hoặc sự việc được pháp luật quy định là phải do cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước mới giải quyết được vụ án;
– Cần đợi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, ủy thác thu thập chứng cứ hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được vụ án;
– Cần đợi kết quả xử lý văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên mà Tòa án đã có văn bản kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ;
– Theo quy định tại Điều 41 Luật Phá sản;
– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp.
Trước khi mở phiên tòa, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án dân sự có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.
Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân
2. Mẫu số 41-DS Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự (dành cho Thẩm phán)
Mẫu số 41-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
TÒA ÁN NHÂN DÂN…..(1)
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
Số: …../…../QĐST-…..(2) | …….., ngày….. tháng ….. năm …….. |
QUYẾT ĐỊNH
TẠM ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ
Căn cứ vào các điều 214, 215 và 219 của Bộ luật tố tụng dân sự;
Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án dân sự sơ thẩm;
Xét thấy:(3)…………………………………………………………………………………..
QUYẾT ĐỊNH:
1. Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự thụ lý số…/…/TLST-…(4) ngày…tháng năm … về (5) ……………………………., giữa:
Nguyên đơn:(6)………………………………………………………………………………
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………….
Bị đơn:(7)……………………………………………………………………………………..
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………….
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có)(8) ……………………………….
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………….
Kể từ ngày… tháng … năm ………
2. Vụ án tiếp tục giải quyết khi lý do tạm đình chỉ không còn và có quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự của Tòa án.
3. Đương sự, …………………. (9) có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kháng nghị quyết định này trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hoặc kể từ ngày quyết định được niêm yết theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.
Nơi nhận:
– Đương sự; cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện; – Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; – Lưu hồ sơ vụ án. |
Thẩm phán (Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
|
Mẫu số 41-DS Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự (dành cho Thẩm phán):
3. Hướng dẫn sử dụng mẫu số 41-DS
(1) Ghi tên Toà án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự; nếu Toà án ra quyết định là Toà án nhân dân cấp huyện cần ghi rõ tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá). Nếu Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh, (thành phố) đó (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội).
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định (ví dụ: Số: 02/2017/QĐST- HNGĐ).
(3) Ghi cụ thể lý do của việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự thuộc trường hợp nào quy định tại khoản 1 Điều 214 của Bộ luật tố tụng dân sự (ví dụ: Xét thấy nguyên đơn là cá nhân đã chết mà chưa có cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ trong tố tụng của cá nhân đó quy định tại điểm a khoản 1 Điều 214 của Bộ luật tố tụng dân sự).
(4) Ghi số, ngày, tháng, năm thụ lý vụ án (ví dụ: Số: 50/2017/TLST-KDTM).
(5) Ghi quan hệ tranh chấp mà Tòa án giải quyết: Cần xác định tranh chấp mà Tòa án thụ lý giải quyết được quy định tại Điều, khoản nào của Bộ luật tố tụng dân sự, để ghi vào phần trích yếu của bản án (ví dụ: Tranh chấp mà Tòa án thụ lý giải quyết là tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân được quy định tại khoản 1 Điều 26 của Bộ luật tố tụng dân sự thì ghi: “tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân”).
(6), (7) và (8) Nếu nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân, thì ghi họ tên và địa chỉ nơi cư trú và nơi làm việc của cá nhân đó; nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên, địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó (ghi theo đơn khởi kiện).
(9) Tùy từng trường hợp cụ thể mà ghi tên cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện (nếu có).