Tiền ăn ca, phụ cấp ăn trưa là một trong những khoản phụ cấp mà doanh nghiệp hỗ trợ cho người lao động để chi trả chi phí ăn giữa ca trong thời gian làm việc. Vậy mức tiền ăn ca, phụ cấp ăn trưa hiện nay tối đa là bao nhiêu? Cùng LawFirm.Vn tìm hiểu qua bài viết này nhé!
1. Tiền ăn ca, phụ cấp ăn trưa có bắt buộc không?
Tiền ăn ca, phụ cấp ăn trưa là một trong những khoản phụ cấp mà doanh nghiệp hỗ trợ cho người lao động để chi trả chi phí ăn giữa ca trong thời gian làm việc. Đây là khoản chi không bắt buộc theo quy định của pháp luật.
Do đó, không phải bất cứ doanh nghiệp nào thực hiện chế độ phụ cấp ăn trưa, ăn ca thì mọi lao động của doanh nghiệp đó đều được hưởng chế độ này. Bởi thực tế, chỉ những người lao động làm trọn thời gian (cả ca sáng và ca chiều) hoặc làm ca đêm mới được hỗ trợ thêm tiền ăn.Tài tr
Đồng thời, tùy thuộc vào điều kiện của doanh nghiệp mà việc ăn trưa, ăn ca sẽ do doanh nghiệp tự tổ chức thực hiện hoặc phát tiền để người lao động có thể tự lo cho bữa ăn của mình.
2. Tiền ăn ca, phụ cấp ăn trưa có được tính vào chi phí không?
Căn cứ quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp thì khoản chi tiền ăn ca, phụ cấp ăn trưa cho người lao động sẽ được đưa vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp nếu được ghi cụ thể điều kiện hưởng và mức hưởng tại một trong các văn bản sau của doanh nghiệp:
– Hợp đồng lao động;
– Thỏa ước lao động tập thể;
– Quy chế tài chính của doanh nghiệp;
– Quy chế thưởng do giám đốc quy định theo quy chế tài chính của doanh nghiệp;
Bên cạnh đó, cần lưu ý rằng khoản chi tiền ăn ca, phụ cấp ăn trưa sẽ không bị giới hạn khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Mức tiền ăn ca, phụ cấp ăn trưa tối đa bao nhiêu?
Căn cứ quy định tại điểm g, khoản 2, Điều 2, Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 và khoản 4, Điều 22 Thông tư 26/2016/TT-BLĐTBXH ngày 01/09/2016 thì khi doanh nghiệp tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa cho người lao động dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn và không tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa mà chi tiền cho người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân nếu mức chi phù hợp với hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Trường hợp mức chi cao hơn mức hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân theo quy định hiện hành.
Trường hợp doanh nghiệp vừa vừa tổ chức bữa ăn giữa ca dưới hình thức trực tiếp nấu ăn vừa chi bằng tiền mặt cho cá nhân, người lao động tối đa không vượt quá 730.000 đồng/người/tháng thì không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động theo hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

3. Tiền ăn ca, phụ cấp ăn trưa có phải đóng thuế TNCN?
Theo điểm g.5 khoản 1 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, tiền ăn ca của người lao động sẽ không bị tính thuế thu nhập cá nhân trong các trường hợp sau:
– Doanh nghiệp tổ chức bữa ăn ca cho người lao động.
– Doanh nghiệp không tổ chức bữa ăn ca cho người lao động mà chi tiền cho người lao động với mức chi tối đa 730.000 đồng/tháng.
Người lao động sẽ bị tính thuế thu nhập cá nhân nếu số tiền ăn ca nhận được vượt quá 730.000 đồng/tháng. Thuế thu nhập cá nhân chỉ bị tính cho phần tiền ăn ca vượt quá 730.000 đồng/tháng.
Ví dụ: Tiền ăn ca người lao động được nhận là 900.000 đồng/tháng thì trong đó 730.000 đồng không bị tính thuế thu nhập cá nhân, còn 170.000 đồng còn lại sẽ được cộng vào tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công để tính thuế thu nhập cá nhân của người lao động.
4. Phụ cấp ăn trưa có đóng BHXH không?
Căn cứ các quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội thì các khoản tiền ăn ca, phụ cấp ăn trưa nếu không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động thì không tính đóng BHXH.
5. Tiền ăn giữa ca có tính thuế TNDN không?
Tùy các trường hợp cụ thể mà khoản tiền ăn ca, tiền ăn giữa ca, phụ cấp ăn trưa sẽ được trừ hoặc không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, cụ thể như sau:
– Tiền ăn ca, tiền ăn giữa ca, phụ cấp ăn trưa của người lao động được tính vào chi phí hợp lý (khi xác định chi phí tính thuế thu nhập doanh nghiệp) mà không bị khống chế, nếu khoản chi này có đầy đủ chứng từ (khi tự tổ chức nấu ăn) và được ghi rõ một trong các hồ sơ sau (nếu chi theo tiền lương):
+ Hợp đồng lao động
+ Thoả ước lao động tập thể
+ Quy chế tài chính
– Tiền ăn ca, tiền ăn giữa ca, phụ cấp ăn trưa của người lao động nếu doanh nghiệp tự tổ chức nấu ăn thì không bị tính thuế thu nhập cá nhân (không bị khống chế); nếu doanh nghiệp chi tiền ăn giữa ca (tính vào tiền lương) thì phần chi vượt mức 730.000 đồng người/ người/ tháng bị tính thuế thu nhập cá nhân.