1. Khái niệm, đặc trưng và bản chất của hoạt động môi giới chứng khoán
Theo Từ điển từ và ngữ Hán Việt của Giáo sư Nguyễn Lân, danh từ “môi giới” được giải nghĩa là việc một người trung gian thực hiện những hành vi giúp cho hai bên giao thiệp được với nhau. Trong thương mại, danh từ môi giới được sử dụng đế chỉ một nghề nghiệp thương mại do thương nhân thực hiện, với công việc chính là giúp cho các bên tiếp cận được với nhau và đi đến ký kết các hợp đồng vì lợi ích của họ. Trong số các hành vi môi giới thương mại, việc môi giới chứng khoán được xem là hoạt động môi giới khá điển hình và có những đặc thù riêng không hoàn toàn giống như các hành vi môi giới khác trong lĩnh vực thương mại. Với ý nghĩa là một loại hành vi thương mại, từ lâu hoạt động môi giới chứng khoán đã từng được biết đến như là một nghiệp vụ kinh doanh truyền thống trên thị trường chứng khoán.
Theo định nghĩa tại khoản 29 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019, môi giới chứng khoán là việc làm trung gian thực hiện mua, bán chứng khoán cho khách hàng. Về bản chất kinh tế, môi giới chứng khoán là một loại hình hoạt động kinh doanh chứng khoán, theo đó bên môi giới cam kết làm đại diện cho khách hàng (người mua hoặc người bán chứng khoán) trong việc thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán, vì quyền lợi của khách hàng để được nhận hoa hồng môi giới. So với các loại hình nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán khác, hoạt động môi giới chứng khoán có những đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, hoạt động môi giới chứng khoán luôn được thực hiện bởi chủ thế đặc thù là các công ty chứng khoán. Để tiến hành hoạt động môi giới chứng khoán, chủ thể này phải được cấp giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán, đồng thời phải thực hiện việc đăng ký kinh doanh dịch vụ môi giới chứng khoán tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong thực tiễn kinh doanh chứng khoán ở nước ta, nhiều ngân hàng cũng tham gia vào hoạt động môi giới chứng khoán nhưng muốn thực hiện được điểu đó, họ thường phải thành lập ra một công ty chứng khoán độc lập bằng vốn tự có của mình để công ty chứng khoán này tiến hành các hoạt động kinh doanh chứng khoán một cách độc lập và chuyên nghiệp trên thị trường chứng khoán.
Thứ hai, hoạt động môi giới chứng khoán được thực hiện thông qua công cụ pháp lý là hợp đồng dịch vụ môi giới chứng khoán. Hợp đổng này được giao kết giữa công ty chứng khoán (bôn môi giới) với khách hàng (bên được môi giới) là người mua hoặc người bán chứng khoán. Thông qua hợp đồng dịch vụ môi giới chứng khoán, công ty chứng khoán có cơ sở pháp lý để thực hiện trách nhiệm mua hộ hoặc bán hộ chứng khoán cho khách hàng với tư cách là người đại diện, từ đó, có quyền yêu cầu khách hàng trả phí hoa hồng môi giới cho mình khi kết thúc giao dịch mua bán hộ chứng khoán.
Thứ ba, nội dung cốt lõi của hoạt động mỏi giới chứng khoán chính là việc công ty chứng khoán sử dụng chuyên môn nghiệp vụ và những hiểu biết sâu sắc của mình về lĩnh vực chứng khoán để mua bán hộ chứng khoán cho khách hàng nhằm hướng phí hoa hồng. Trong quá trình mua bán hộ chứng khoán cho khách hàng, công ty chứng khoán có bổn phận phải đem hết khả năng về chuyên môn nghiệp vụ để giúp khách hàng mua bán được chứng khoán theo đúng yêu cầu và vì lợi ích của họ. Được xem như một nhà kinh doanh chứng khoán chuyên nghiệp, pháp luật và đạo đức kinh doanh không cho phép công ty chứng khoán được lợi dụng chuyên môn và những hiểu biết của mình để gây thiệt hại cho khách hàng, ví dụ như, việc sử dụng tiền vốn của khách hàng để mua chứng khoán cho mình, hoặc, tìm cách thực hiện lệnh của mình trước lệnh của khách hàng vì nhận thấy việc thực hiện lệnh đó là có lợi cho mình. Khi thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán, công ty chứng khoán phải mở tài khoản giao dịch chứng khoán cho mỗi khách hàng trên cơ sở hợp đồng dịch vụ môi giới chứng khoán. Các tài khoản này là cơ sở để nhà môi giới thực hiện việc mua bán hộ chứng khoán cho khách hàng, bởi vì sau khi đạt được sự thoả thuận giữa các bên có liên quan về việc mua bán chứng khoán thì công ty chứng khoán phải thay mặt khách hàng để chuyển giao chứng khoán cho người mua và chuyển giao tiền cho người bán từ các tài khoản giao dịch chứng khoán.
Thứ tư, trong hoạt động môi giới chứng khoán, với tư cách là nhà môi giới, công ty chứng khoán luôn có vai trò và bổn phận là người trung gian giữa người mua và người bán chứng khoán. Bổn phận này của nhà môi giới chứng khoán chỉ được xem là hoàn thành khi người mua đã mua được chứng khoán cần mua và người bán đã bán được các chứng khoán cần bán. Điều này thể hiện sự khác biệt đáng kê giữa hoạt động môi giới chứng khoán so với các loại hình hoạt động môi giới thương mại khác (ví dụ: môi giới hàng hoá, dịch vụ hay môi giới bảo hiểm…). Sự khác biệt này được thể hiện ở chỗ, trong hoạt động môi giới chứng khoán, nhà môi giới không có trách nhiệm phải thu xếp cho người mua và người bán chứng khoán trực tiếp gặp nhau để tự họ thương lượng và ký kết hợp đồng với nhau. Nói cách khác, cả người mua và người bán chứng khoán đều không cần biết nhau mà chỉ cần biết đến một người trung gian là nhà môi giới và tìm cách uỷ quyền cho nhà môi giới chứng khoán đại diện cho mình trong việc thực hiện hành vi mua bán chứng khoán, trên cơ sở ký kết hợp đồng dịch vụ môi giới chứng khoán – hợp đồng mua bán hộ chứng khoán (hay còn gọi là hợp đồng dịch vụ kinh ký). Như vậy, cho dù không biết nhau và không hề trực tiếp gặp nhau để thương lượng các điều khoản của hợp đồng mua bán chứng khoán nhưng trên thực tế, giữa người mua và người bán chứng khoán vẫn tồn tại một hợp đồng mua bán chứng khoán, bởi lẽ hợp đồng này được xác lập một cách gián tiếp thông qua hành vi giao dịch của người đại diện là nhà môi giới chứng khoán.
2. Chủ thể thực hiện hoạt động môi giới chứng khoán
Do môi giới chứng khoán là một nghề thương mại nên hoạt động này thường được thực hiện bởi những thương nhân đặc biệt là công ty chứng khoán. Trong pháp luật thực định của nhiều nước, nhà môi giới chứng khoán chủ yếu trên thị trường chứng khoán vẫn là các công ty chứng khoán mặc dù đôi khi pháp luật của một vài nước có thể cho phép một số ngân hàng thương mại được tiến hành nghiệp vụ này trong một giai đoạn nhất định.
Tuy không có một quy định chính thức nào của Luật Chứng khoán hiện hành về điều kiện kinh doanh chứng khoán nhưng theo thông lệ chung, để tiến hành nghiệp vụ môi giới chứng khoán thì chủ thể tham gia hoạt động mỏi giới chứng khoán phải thoả mãn một số điều kiện bắt buộc như: a) Có giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp (trong đó có ghi rõ chủ thể này được tiến hành nghiệp vụ môi giới chứng khoán), giấy phép này đồng thời có giá trị là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chứng khoán; b) Có người đại diện hợp pháp đủ năng lực và thẩm quyền để ký kết các hợp đồng liên quan đến hoạt động môi giới chứng khoán.
Trong thực tiễn kinh doanh chứng khoán, tính phức tạp của quy trình kỹ thuật nghiệp vụ môi giới chứng khoán cho thấy rõ sự cần thiết phải phân biệt tư cách pháp lý của hai loại chú thể tham gia vào các hoạt động môi giới trên sàn. Hai chủ thê này bao gồm: a) Công ty chứng khoán thành viên của Sở giao dịch – với tư cách là nhà môi giới chính thức (gọi là công ty môi giới chứng khoán); b) Các nhân viên môi giới của công ty chứng khoán thành viên đó – với tư cách là những người thừa hành của công ty môi giới chứng khoán. Điểm khác biệt quan trọng nhất giữa hai chủ thể này chính là ở chỗ, công ty môi giới chứng khoán luôn là người trực tiếp ký kết và thực hiện hợp dồng dịch vụ môi giới chứng khoán với khách hàng (người mua hoặc người bán chứng khoán) và phải chịu trách nhiệm pháp lý trực tiếp đối với khách hàng về việc thực hiện hợp đồng này. Còn những nhân viên môi giới trên sàn chỉ thuần tuý có tư cách là người đại diện cho công ty môi giới trên sàn giao dịch đế tiến hành các thao tác nghiệp vụ chứ không phải là một bên giao kết của hợp đồng dịch vụ môi giới chứng khoán và do đó cũng không phải chịu trách nhiệm pháp lý trực tiếp đôi với khách hàng được môi giới. Tuy nhiên, theo một số tài liệu thì đôi khi có thể xuất hiện trên sàn giao dịch chứng khoán những nhân viên môi giới độc lập. Những người này trực tiếp ký hợp đồng dịch vụ với công ty môi giới chứng khoán (thành viên của sở giao dịch) để thực hiện giúp cho công ty này các lệnh mua bán chứng khoán của khách hàng gửi đến, nhưng với tư cách pháp lý độc lập chứ không phải là nhân viên thừa hành của công ty môi giới chứng khoán (vốn dĩ là những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động và được hưởng lương từ công ty mối giới chứng khoán).
3. Hợp đồng dịch vụ môi giới chứng khoán
Xét từ góc độ pháp lý, nghiệp vụ môi giới chứng khoán chỉ có thể được tiến hành thông qua việc ký kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ môi giới chứng khoán. Đây là công cụ pháp lý được các bên tham gia vào quan hệ môi giới chứng khoán sử dụng để thoả mãn các nhu cầu khác nhau của mình. Nhờ công cụ pháp lý này, bên môi giới có quyền thu phí dịch vụ môi giới để gia tăng lợi nhuận kinh doanh trong ngành chứng khoán, còn bên được môi giới (khách hàng) thì có thể mua hay bán được các chứng khoán theo nhu cầu của mình trên thị trường chứng khoán mà không phải tự mình trực tiếp tiến hành các giao dịch mua, bán chứng khoán.
Trong khoa học pháp lý, hợp đồng dịch vụ môi giới chứng khoán có thể được hiểu là sự thoả thuận bằng văn bản giữa bên môi giới (chủ thể kinh doanh dịch vụ môi giới chứng khoán) với bên được môi giới (khách hàng – người mua hoặc người bán chứng khoán), theo đó bên môi giới cam kết mua hoặc bán hộ chứng khoán cho khách hàng trên cơ sở các nguyên tắc và quy chế giao dịch của thị trường để được nhận phí dịch vụ môi giới.
Về bản chất, hợp đồng dịch vụ môi giới chứng khoán thực chất là một loại hợp đổng dịch vụ thương mại. Hợp đồng này luôn được ký kết giữa một bên là nhà môi giới chứng khoán chuyên nghiệp, với bên kia là khách hàng – những người có nhu cầu mua hoặc bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Tuy là một hợp đồng môi giới thương mại nhưng vai trò của bên môi giới chứng khoán không dừng lại ở việc thu xếp cho các bên mua và bán chứng khoán ký kết được hợp đồng với nhau (giống như hầu hết các hợp đồng môi giới thương mại khác) mà đi xa hơn, bẽn môi giới chứng khoán còn có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng này đến cùng, tức là thực hiện việc mua hộ và bán hộ chứng khoán cho khách hàng theo sự uỷ quyển của họ. Sự uỷ nhiệm này của khách hàng cho bên môi giới chứng khoán trong việc thực hiện hợp đồng mua bán chứng khoán không những phù hợp với quy định của Luật Thương mại hiện hành về môi giới thương mại, mà còn đảm bảo thực hiện nguyên tắc giao dịch qua trung gian, vốn dĩ là một nguyên tắc mang đặc trưng của thị trường chứng khoán.
Thực tiễn hoạt động môi giói chứng khoán cho thấy rằng, để tiến hành nghiệp vụ môi giới thành công, bên môi giới phải ký kết các hợp đồng dịch vụ môi giới chứng khoán với cả hai bên khách hàng, đó là người mua và người bán chứng khoán. Lẽ đương nhiên, hai hợp đồng dịch vụ môi giới này được ký kết độc lập với nhau và hiệu lực của chúng cũng không hề phụ thuộc vào nhau. Do phải ký kết cả hai hợp đồng dịch vụ môi giới với hai bên khách hàng (bên mua và bên bán chứng khoán) nên nhà môi giới chứng khoán sẽ phải thực hiện cả hai loại nghĩa vụ độc lập, gồm nghĩa vụ mua hộ (đối với người mua chúng khoán) và nghĩa vụ bán hộ (đối với người bán chứng khoán); đồng thời cũng được nhận cả hai khoản phí dịch vụ môi giới do khách hàng mua và khách hàng bán chi trả theo hợp đồng dịch vụ môi giới chúng khoán.
Trong thực tiễn cũng như lý thuyết, hai loại hợp đồng dịch vụ môi giới chứng khoán có những điểm khác biệt cơ bán sau:
– Đối với hợp đồng môi giới mua hộ chứng khoán, bên môi giới cam kết mở tài khoản tiền mua chứng khoán cho khách hàng mua và thực hiện việc mua hộ chứng khoán cho khách hàng theo đúng yêu cầu của họ. Yêu cầu này được thể hiện trong các lệnh mua do khách hàng mua gửi đến cho nhà môi giới chứng khoán.
– Đối với hợp đồng môi giới bán hộ chứng khoán, bên môi giới cam kết mở tài khoản chứng khoán cho khách hàng bán và thực hiện việc bán hộ chứng khoán cho khách hàng theo đúng yêu cầu của họ. Yêu cầu này cũng được thể hiện trong các lệnh bán do khách hàng bán gửi đến cho nhà môi giới chứng khoán.
Thực tiễn kinh doanh chứng khoán cho thấy, tuy là hai hợp đồng môi giới độc lập nhưng giữa hai giao dịch môi giới này lại có mối quan hệ chi phối lẫn nhau. Điều đó thể hiện ở chỗ, việc thực hiện giao dịch này chính là nhằm thực hiện giao kia và ngược lại. Chỉ khi nào cả giao dịch mua hộ chứng khoán và giao dịch bán hộ chứng khoán được thực hiện thành công thì khi đó nhu cầu thực tế của khách hàng mua và khách hàng bán chứng khoán mới thực sự được thoả mãn, đồng thời, mỗi khách hàng đều phải trả khoản phí dịch vụ môi giới cho nhà môi giới chứng khoán theo những cam kết độc lập giữa họ với bên môi giới.
4. Quyền và nghĩa vụ pháp lý của công ty chứng khoán trong hoạt động môi giới chứng khoán
Trong hoạt động môi giới chứng khoán, có thể dễ dàng nhận thấy bên được môi giới (khách hàng) thường ở vào thế bất lợi hơn so với bên môi giới, vì họ thường không có được những thông tin cần thiết và chính xác về loại chứng khoán cần mua, bán và hơn nữa, họ còn phải chuyển giao cho bên môi giới sô tiền cần dùng để mua chứng khoán và số chứng khoán cần bán.
Vì vậy, để đảm bảo nguyên tắc công bằng, bình đẳng và các bên cùng có lợi, pháp luật cần quy định rõ quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng dịch vụ môi giới chứng khoán, đặc biệt là quyền và nghĩa vụ của công ty chứng khoán – với tư cách là nhà cung cấp dịch vụ trên thị trường chứng khoán.
Với tư cách là người cung cấp dịch vụ, bên môi giới chứng khoán có những quyền và nghĩa vụ cơ bản sau đây:
– Quyền yêu cầu khách hàng chuyển giao cho mình số chứng khoán cần bán hoặc số tiền cần sử dụng để mua chứng khoán vào tài khoản chứng khoán hoặc tài khoản tiền mua chứng khoán. Việc thực hiện quyền này sẽ là cơ sở giúp cho bên môi giới thực hiện được nghĩa vụ của mình trong việc mua hộ hoặc bán hộ chứng khoán cho khách hàng theo đúng yêu cầu của họ.
– Nghĩa vụ thực hiện việc mua hộ hoặc bán hộ chứng khoán cho khách hàng theo đúng yêu cầu của họ về số lượng, loại chứng khoán và giá cả chứng khoán cần mua bán. Để thực hiện nghĩa vụ này, bên môi giới phải tiến hành mở tài khoản chứng khoán cho khách hàng bán và tài khoản tiền mua chứng khoán cho khách hàng mua, đồng thời, trực tiếp sử dụng các tài khoản này của khách hàng để thực hiện hợp đồng mua bán chứng khoán cho khách hàng khi kết quả giao dịch tại sàn phù hợp với yêu cầu của cả người mua và người bán chứng khoán.
– Quyền yêu cầu khách hàng trả phí dịch vụ môi giới chứng khoán và các khoản chi phí hợp lý khác có liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ mua bán hộ chứng khoán. Về nguyên tắc, khi bên môi giới đã tiến hành
đầy đủ những công việc của người môi giới theo thoả thuận thì có quyền yêu cầu bên được môi giới phải trả phí dịch vụ môi giới và các chi phí khác có liên quan đến việc môi giới, kể cả trong trường hợp việc môi giới không mang lại kết quả như mong muốn của bên được môi giới.
Tuy nhiên, pháp luật hiện hành cũng chấp nhận khả năng các bên thoả thuận về việc bên môi giới chỉ được nhận phí dịch vụ và các chi phí khác có liên quan từ bên được môi giới khi bên môi giới đã hoàn thành công việc môi giới theo đúng yêu cầu của bên được môi giới. Ngoài những quyền, nghĩa vụ cơ bản nêu trên, pháp luật hiện hành còn đòi hỏi bên môi giới phải thực hiện nghĩa vụ bảo quản các tài sản, hàng hoá của khách hàng nhờ môi giới; nghĩa vụ giữ bí mật về các thông tin liên quan đến lợi ích của khách hàng; nghĩa vụ ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước lệnh của mình; nghĩa vụ quản lý tách biệt tiền và tài sản chứng khoán của khách hàng với tiền và tài sản chứng khoán thuộc sở hữu của mình; chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên được môi giới nhưng không chịu trách nhiệm pháp lý về khả năng thực hiện hợp đồng của họ trong giao dịch chứng khoán.