Dưới đây là những quy chế thành viên của tổ chức quốc tế liên quan đến việc gia nhập, rút khỏi tổ chức, khai trừ ra khỏi tổ chức và các quyền và nghĩa vụ cơ bản của thành viên tổ chức quốc tế.
1. Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của các thành viên tổ chức quốc tế
Mặc dù có sự phân biệt thành viên sáng lập tổ chức quốc tế với thành viên gia nhập tổ chức quốc tế đó, tuy nhiên, về cơ bản, thành viên của tổ chức quốc tế đều được hưởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ sau:
– Quyền bình đẳng giữa các thành viên khi tham gia các hoạt động của tổ chức quốc tế, như quyền phát biểu ý kiến tại các cơ quan của tổ chức quốc tế, quyền tham gia thảo luận những vẩn đề mà tổ chức quốc tế đặt ra và có một lá phiếu khi thông qua các nghị quyết của tổ chức quốc tế. Hiện nay, do tính đặc thù trong hoạt động của một số tổ chức quốc tế như EU, WB hay do việc thừa nhận tư cách thành viên tổ chức quốc tế của các tổ chức quổc tế (tổ chức quốc tế trong một tổ chức quốc tế khác, như EU là thành viên WTO), một số tổ chức quốc tế có thể áp đụng cơ chế tỉ ttọng phiếu bầu (weighted vote), tức lá phiếu có tỉ trọng khác nhau, tuỳ thuộc theo đóng góp tài chính hay dân số…;
– Ngoài ra, cáe thành viên có quyền có đại diện cho quốc gia thành viên tại các tổ chức quốc tế; quyền ứng cử vào các cơ quan của tổ chức quốc tế; quyền rút khỏi tổ chức quốc tế; quyền được hưởng các khoản viện ttợ hoặc giúp đỡ về tài chính của tổ chức quốc tế.
– Các quốc gia thành viên có nghĩa vụ tương ứng với các quyền nêu trên, ví dụ, nghĩa vụ dành cho tổ chức quốc tế các quyền ưu đãi và miễn trừ cần thiết để tổ chức quốc tế thực hiện tốt chức năng của mình, song song với thực hiện các nghị quyết và quyết định của tổ chức quốc tế đề ra, nghĩa vụ đóng góp tài chính cho tổ chức quốc tế.
2. Điều kiện và thủ tục gia nhập tổ chức quốc tế
Ngoài các thành viên sáng lập, để gia nhập một tổ chức quốc tế, các thành viên phải đáp ứng những điều kiện chung như tự nguyện tuân thủ mục đích và nguyên tắc của tổ chức quốc tế, tự nguyện và có khả năng thực hiện các quyền và nghĩa vụ mà tổ chức quốc tế quy định. Mỗi tổ chức quốc tế có thể có những quy định riêng về điều kiện gia nhập tổ chức quốc tế. Ví dụ, để trở thành thành viên của WTO, quốc gia xin gia nhập phải thoà mãn những đỉều kiện thiết yếu mà tổ chức này đật ra, như phải là quôc gia có nên kinh tế thị trường, có khả năng thực hiện được các cam kết của WTO theo xu thế tự do hoá và về trình tự, phải tiến hành đàm phán với tất cả các quốc gia thành viên của WTO về điều kiện gia nhập.

3. Rút khỏi tổ chức quốc tế
Rút khỏi tổ chức quốc tế là hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia thành viên thể hiện ý chí chấm dứt tư cách thành viên tổ chức quốc tế. Rút khỏi tổ chức quốc tế là quyền của các thành viên trên cơ sở chủ quyền quốc gia. Điều kiện và thủ tục để rút khỏi tổ chức quốc tế có thể được quy định trong các điều lệ cúa tổ chức quốc tế. Hệ quả pháp lý của hành vi rút khỏi tổ chức quốc tế là quốc gia không bị ràng buộc bởi các quyền và nghĩa vụ thành viên tổ chức.
4. Khai trừ khỏi tổ chức quốc tế
Khai trừ khỏi tổ chức quốc tế là chế tài mà tổ chức quốc tế đặt ra đối với các thành viên vi phạm nghiêm trọng, có hệ thống các nghĩá vụ cùa điều lệ tổ chức quốc tế và của luật quốc tế. Mục đích quy định chế tài này nhằm tăng cường tính tổ chức cũng như hiệu quả hoạt động của tổ chức quốc tế. Khi thành viên tổ chức quốc tế bị khai trừ, tư cách thành viên cũng tự động chấm dứt.
5. Đình chỉ quy chế thành viên tổ chức quốc tế
Đình chỉ quy chế thành viên tổ chức quốc tế là chế tài tổ chức quốc tế áp dụng đối với các thành viên trong một thời gian do có vi phạm nghiêm trọng các nghĩa vụ cùa Điều lệ nhưng chưa đến mức bị khai trừ. Trong khoảng thời gian đó, thành viên tổ chức quốc tế không được quyền biểu quyết trong các cơ quan của tổ chức quốc tế, tạm thời không thực hiện quyền đại diện trong cơ quan cao nhất của tổ chức quốc tế…