1. Quan điểm
Trong những năm qua, trên cơ sở chủ nghĩa Mác – Lênin và kinh nghiệm các nước, quan điểm của Đảng ta về chính sách xã hội tập trung vào một số điểm được xác định rõ trong các văn kiện đại hội Đảng, đặc biệt là văn kiện Nghị quyết đại hội Đảng lần IX. Tại Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XI) đã chỉ rõ: “Chính sách xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng, là mục tiêu, là động lực để phát triển nhanh và bền vững trong mọi giai đoạn phát triển”. Mục tiêu cơ bản của chính sách xã hội là bảo đảm ổn định xã hội, tạo điều kiện cho sự tăng trưởng và phát triển, hướng tới sự công bằng, tiến bộ xã hội, không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và cuộc sống tốt đẹp, bình đẳng, hạnh phúc của nhân dân. Chính sách xã hội bao trùm trên mọi mặt của đời sống con người, như: điều kiện lao động, sinh hoạt, giáo dục, văn hóa, chăm sóc sức khỏe… và luôn gắn chặt, phụ thuộc rất lớn vào quá trình phát triển kinh tế, bản chất chính trị – xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc. Quan điểm của Đảng về chính sách xã hội có thể khái quát như sau:
– Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển xã hội.
– Mục tiêu phát triển kinh tế đều nhằm phát huy sức mạnh nhân tố con người và vì con người, bên cạnh việc tập trung phát triển kinh tế đồng thời phải quan tâm giải quyết các vần đề xã hội, coi đây là hướng chiến lược thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta.
– Khuyến kích làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xoá đói giảm nghèo, thu hẹp dần khoản cách về trình độ phát triển, về mức sống giữa các vùng, các dân tộc và tầng lớp dân cư.
– Các vấn đề chính sách xã hội đều giải quyết theo tinh thần xã hội hoá. Nhà nước giữ vai trò nòng cốt, đồng thời động viên mỗi người dân, các doanh nghiệp, các tổ chức trong xã hội, các cá nhân và tổ chức nước ngoài cùng tham gia giải quyết những vấn đề xã hội.
2. Các giải pháp cơ bản của một số chính sách xã hội giai đoạn hiện nay
Các chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 cần sớm được cụ thể hóa và tổ chức thực hiện thông qua các nghị quyết chuyên đề, các nghị quyết phát triển kinh tế – xã hội hằng năm và các chương trình mục tiêu quốc gia theo đúng tinh thần Nghị quyết Ðại hội XI của Ðảng, Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011-2020. Một số chính sách cần tập trung giải quyết đó là:
2.1. Vấn đề lao động và việc làm
Giải quyết việc làm là một trong những chính sách xã hội cơ bản của quốc gia và đây là một vấn đề bức xúc của xã hội nước ta hiện nay bởi hiện tại tỷ lệ người thất nghiệp ở nước ta cao từ 9-12% lực lượng lao động, đây là số lao động dư dôi trong quá trình tổ chức sắp xếp nền kinh tế thị trường. Hàng năm lại có thêm một triệu người đến tuổi lao động, số người hợp tác lao động về nước tạo áp lực không nhỏ trong việc giải quyết việc làm.
Biện pháp tạo việc làm: Khuyến kích các thành phần kinh tế, phát triển, khuyến kích đầu tư phát triển sản xuất để tạo việc làm, phát triển dịch vụ việc làm, phân bố lại dân cư và lao động trên cả nước, mở rộng kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu lao động, còn ở nông thôn chú ý khôi phục mở rộng ngành nghề truyền thống…
2.2. Vấn đề xoá đói giảm nghèo
Hiện tượng phân tầng xã hội và phân hoá giàu nghèo xuất hiện ngày càng gay gắt và phổ biến. Do khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn kéo theo hàng loạt những vấn đề xã hội như: Sự khác biệt về mức sống, lối sống, cách sinh hoạt và tâm lý. Một bộ phận người giàu lên nhanh chống và cũng có một bộ phận người trở nên quá nghèo, do thiên tai rủ ro, côi đơn không nơi nương tực… Do đó cách duy nhất để rút ngắn khoảng cách giàu nghèo là xoá đói giảm nghèo. Nhà nước đã và đang triển khai thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo, động viên toàn xã hội tham gia phong trào xoá đói giảm nghèo giúp những người khó khăn về vốn, vật tư, kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất đồng thời thực hiện chính sách phúc lợi xã hội, chính sách thuế thu nhập…để rút ngắn khoảng cách giàu nghèo.
2.3. CSXH về hệ thống giáo dục, y tế
Trong thời kỳ cơ chế thị trường, kinh phí đầu tư cho giáo dục bị giảm nhiều nên giáo dục có nhiều khó khăn ở các cấp học, số người đi học giảm vì một số con em gia đình nghèo khó không có điều kiện đi học, hiện tượng thương mại hóa giáo dục đang có xu hướng gia tăng, chất lượng giáo dục giảm sút, đối với giáo viên chưa có chế độ lương thích hợp …
Những vấn đề trên đòi hỏi phải có chính sách ưu tiên cho giáo dục nhất là đối với vùng sâu, vùng xa, phải xây dựng một chế độ phúc lợi thích hợp cho giáo viên và giảm, miễn học phí đối với học sinh nghèo.
Đối với hệ thống Y tế cần củng cố và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, kiện toàn hệ thống bảo hiểm Y tế, lập quỹ Y tế, giành cho người nghèo vùng sâu, vùng xa cần có chính sách chăm lo, chính sách đời sống của các cán bộ y tế.
2.4. Vấn đề dân số kế hoạch hoá gia đình
Mức tăng dân số hàng năm ở nước ta vẫn còn cao và gây áp lực đối với kinh tế xã hội. Chính sách áp dụng đối với vấn đề dân số kế hoạch hoá gia đình liên quan đến nhiều chính sách khác. Cần có biện pháp đẩy mạnh tuyên truyền về công tác dân số có biện pháp hành chính nghiên khắc đối với những người vi phạm chính sách.
Bên cạnh đó có kế hoạch phân bố dân cư hợp lý để giảm tốc độ tăng dân số quá nhanh ở những vùng sâu, vùng xa, các vùng lt mới ở các vùng đất rộng ít ngừơi. Cần tính toán đầy đủ đến yếu tố tâm lý, tập quán, phong tục để có chính sách thích hợp, tuyên truyền bài trừ tân lý lạc hậu trọng nam khinh nữ…
2.5. Vấn đề tệ nạn xã hội như mại dâm, ma túy, trộm cướp, cờ bạc…
Những tệ nạn này gia tăng đến mức lo ngại. cần huy động sức mạnh của toàn dân, tất cả các ngành, các cấp chính quyền để đẩy lùi, ngăn chặn. Đồng thời phải sử dụng dư luận xã hội để phòng chống, ngăn ngừa và tăng cường giáo dục, tuyên truyền chống tệ nạn này trong toàn xã hội. Tăng cường các biện pháp cưỡng bức hành chính, xử lý nghiêm minh những tên buôn bán ma tuý, tổ chức mại dâm tham nhũng.
Trong công cuộc đổi mới hiện nay của đất nước ta, thực hiện chính sách xã hội đúng đắn là động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong công cuộc xây dựng đất nước. Những năm qua, song song với việc đẩy nhanh phát triển kinh tế, Đảng và nhà nước ta cũng hết sức quan tâm đến chính sách xã hội và nhờ có những quan điểm đúng đắn, hợp lý trong việc xây dựng và thực thi các chính sách xã hội mà đất nước ta đã đạt được những thành tựu lớn về phát triển kinh tế lẫn nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, tạo điều kiện ngày càng tốt hơn cho việc phát triển nhân cách, phẩm chất, năng lực, trí tuệ và thể chất con người Việt Nam. Những kết quả mà chính sách xã hội mang lại đồng thời cũng phản ánh bản chất và tính ưu việt của chế độ ta, góp phần không nhỏ vào việc giữ vững sự ổn định và phát triển xã hội.