Tranh chấp đất đai và tranh chấp liên quan đến đất đai là hai thuật ngữ pháp lý khác nhau. Việc phân biệt hai thuật ngữ này có ý nghĩa quan trọng trong việc nhận định vấn đề, giải quyết tranh chấp phát sinh.
1. Điểm giống nhau giữa tranh chấp đất đai và tranh chấp liên quan đến đất đai
Tranh chấp đất đai và tranh chấp liên quan đến đất đai đều có những điểm giống nhau nhất định, bao gồm:
- Đối tượng tranh chấp: Cả hai loại tranh chấp đều liên quan đến quyền sử dụng đất, quyền sở hữu đất hoặc các quyền khác liên quan đến đất đai.
- Nguyên nhân phát sinh: Cả hai loại tranh chấp thường phát sinh từ sự không đồng thuận giữa các bên liên quan về quyền lợi, nghĩa vụ hoặc việc thực hiện các giao dịch liên quan đến đất đai.
- Quy định pháp luật: Cả tranh chấp đất đai và tranh chấp liên quan đến đất đai đều được điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật về đất đai, bao gồm Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Thẩm quyền giải quyết: Cả hai loại tranh chấp thường được giải quyết thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như Ủy ban nhân dân, Tòa án hoặc các tổ chức hòa giải.
- Tác động đến quyền lợi của các bên: Cả hai loại tranh chấp đều có thể ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan, gây ra những thiệt hại về kinh tế, tâm lý và xã hội.
- Quy trình giải quyết: Cả hai loại tranh chấp thường trải qua các bước như thương lượng, hòa giải, và nếu không thành công, có thể đưa ra tòa án để giải quyết.
2. Phân biệt tranh chấp đất đai và tranh chấp liên quan đến đất đai
Tiêu chí | Tranh chấp đất đai | Tranh chấp liên quan đến đất đai |
---|---|---|
Khái niệm | Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai (theo khoản 47 Điều 3 Luật Đất đai năm 2024). | Tranh chấp về đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ dân sự liên quan đến đất đai như giao dịch, di sản thừa kế, tài sản chung là quyền sử dụng đất. |
Bản chất | Tranh chấp xác định ai là người có quyền sử dụng đất hợp pháp | – Tranh chấp hợp đồng, giao dịch liên quan tới đất đai; – Tranh chấp về hôn nhân và gia đình nhưng có đối tượng là đất đai (ví dụ vợ chồng phân chia tài sản chung là nhà đất); – Tranh chấp về thừa kế di sản là quyền sử dụng đất; – … |
Các loại tranh chấp phổ biến | – Tranh chấp giữa người sử dụng đất với cá nhân khác hoặc với Nhà nước; – Tranh chấp giữa những người sử dụng chung đất hoặc về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất; – Tranh chấp giữa hai cá nhân chưa xác định được ai là người sử dụng đất hợp pháp. | Tranh chấp về giao dịch đất đai, thừa kế đất đai |
Hòa giải tại UBND cấp xã | Bắt buộc | Không bắt buộc |
Trình tự khởi kiện | Sau khi đã hòa giải tại UBND cấp xã không thành thì: – Đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì khởi kiện tại Tòa án. – Đương sự không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có giấy tờ về quyền sử dụng đất thì chọn một trong hai hình thức: + Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp huyện, cấp tỉnh; + Khởi kiện tại Tòa án. | Có quyền khởi kiện tại Tòa án mà không cần thông qua hòa giải tại UBND cấp xã. |
Thời hiệu khởi kiện | Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu không tính thời hiệu khởi kiện | – Tranh chấp về thừa kế: Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản – Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. |
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết | – Tòa án nhân dân nơi có đất xảy ra tranh chấp; – UBND cấp huyện; – UBND cấp tỉnh. | – Tòa án. |
Luật điều chỉnh | – Luật Đất đai năm 2024; – Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. | – Bộ luật Dân sự năm 2015; – Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; – Luật Đất đai năm 2024; – Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. |
Xem them: Tranh chấp đất đai là gì? Các dạng tranh chấp đất đai