Luật pháp là gì? Pháp luật là gì? Luật pháp và pháp luật có gì giống và khác nhau? Cùng LawFirm.Vn tìm hiểu chi tiết qua bài viết này.
1. Khái niệm luật pháp và pháp luật
– Luật pháp là tổng thể các quy tắc xử sự chung có tính bắt buộc do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
Ví dụ: Luật pháp của nước CHXHCN Việt Nam.
– Pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật của Nhà nước nhằm điều chỉnh một quan hệ xã hội nào đó.
Ví dụ: Pháp luật hình sự, pháp luật dân sự,…
Như vậy, Luật pháp nói đến cả hệ thống pháp luật của một quốc gia, còn pháp luật chỉ nói đến một ngành luật trong hệ thống pháp luật của quốc gia đó.
2. Việc sử dụng cụm từ “luật pháp” và “pháp luật” trên thực tế
Trong một tài liệu giải thích về pháp luật, một cơ quan văn hóa nọ có viết: “Mọi công dân đều phải tuân theo pháp luật về trật tự an toàn xã hội, nhất là trật tự an toàn công cộng. Mặt khác, cần nâng cao cảnh giác và phải thi hành nghiêm chỉnh pháp luật về việc giữ gìn bí mật Nhà nước, bí mật công tác,…”.
Trong đoạn văn bản trên, cụm từ “pháp luật” cả 2 lần đã bị dùng không đúng chỗ. Lẽ ra trong ngữ cảnh đó phải dùng cụm từ “luật pháp” mới đúng. Bởi vì, cụm từ “pháp luật” (với từ tố pháp đứng trên) thường được dùng để chỉ khái niệm chung, còn cụm từ “luật pháp” (với từ tố luật đứng trước) được dùng để chỉ một ý niệm cụ thể.
Ví dụ: Thông thường, người ta nói: “Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật”. “Mọi công dân đều phải tuân theo pháp luật” hoặc “Học sinh ở nhà trường cũng cần phải được giáo dục về pháp luật”, chứ người ta không nói (chí ít trong các văn bản viết): “Sống và làm việc theo hiến pháp và luật pháp”, “Mọi công dân đều phải tuân theo luật pháp”, hoặc “Học sinh ở nhà trường cũng cần được giáo dục về luật pháp”.
Song người ta lại nói: “Mọi công dân đều phải tuân theo luật pháp về trật tự an toàn xã hội”, “Mọi công dân đều phải thi hành nghiêm chỉnh luật pháp về việc giữ gìn bí mật Nhà nước, bí mật công tác…, hoặc “Học sinh ở nhà trường phổ thông cũng cần có những hiểu biết tối thiểu về một số luật pháp thông thường”.
Không thể nói: “Pháp luật về trật tự an toàn xã hội”, “Pháp luật về việc giữ gìn bí mật Nhà nước”, hoặc “Các pháp luật thông thường của Nhà nước”, v.v… như văn bản giải thích pháp luật ở trên đã viết.
Nói tóm lại, để phân biệt rõ sắc thái ngữ nghĩa của 2 cụm từ “pháp luật” và “luật pháp”, chúng ta hãy xem xét chúng trong ngữ cảnh sau: “Người công dân sống và làm việc theo pháp luật là người công dân – bất kể trong sinh hoạt hàng ngày hay trong công tác – luôn luôn nghiêm chỉnh tuân theo các luật pháp đã được Nhà nước ban hành”.
Rõ ràng 2 cụm từ “luật pháp” và “pháp luật” trong câu trên đây không thể đổi chỗ cho nhau được.