Thương mại là hoạt động chủ yếu của thương nhân. Từ xa xưa, hoạt động thương mại đã được điều chỉnh bởi rất nhiều nguyên tắc. Những nguyên tắc này được pháp điển hóa trong Luật Thương mại năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2019). Bài viết sẽ chia sẻ những kiến thức cần thiết về các nguyên tắc cơ bản của hoạt động thương mại.
1. Trọng tài thương mại là gì?
Trọng tài, hay là trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp. Các tranh chấp ở đây là các tranh chấp kinh doanh, thương mại. Phương thức này do các bên thỏa thuận, có thể được sử dụng thay thế cho phương thức giải quyết tranh chấp truyền thống bằng Tòa án.
Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp rất đơn giản. Các bên trong tranh chấp thỏa thuận đưa tranh chấp của họ tới một chủ thể để giải quyết mà các bên tin tưởng sự phán xét của chủ thể đó. Mỗi bên trình bày vụ việc của mình cho người ra quyết định, một chủ thể tư – còn được gọi là “trọng tài viên”.
Trọng tài viên có nhiệm vụ xem xét các tình tiết và lập luận của các bê. Sau đó, trọng tài viên sẽ đưa ra phán quyết và chung thẩm và ràng buộc các bên. Sở dĩ quyết định mang tính chung thẩm và ràng buộc bởi vì các bên đã tự thỏa thuận như vậy chứ không bị cưỡng chế bởi bất kỳ nhà nước nào.
2. Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật
Điều 10 Luật Thương mại năm 2005: “Thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật trong hoạt động thương mại.”
Đây là nguyên tắc chung của tất cả các hoạt động trong một xã hội có Nhà nước. Theo đó, thương nhân được thành lập hợp pháp, hoạt động theo pháp luật. Trong các hoạt động kinh doanh hay giải quyết tranh chấp, các thương nhân hoạt động bình đẳng, không có hành vi thiên vị nào. Sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ này được Nhà nước bảo vệ bằng các văn bản pháp luật khác và bằng hoạt động áp dụng pháp luật trên thực tế.
3. Nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận
Điều 11 Luật Thương mại năm 2005 quy định:
1. Các bên có quyền tự do thỏa thuận không trái với các quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ các quyền đó.
2. Trong hoạt động thương mại, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được thực hiện hành vi áp đặt, cưỡng ép, đe dọa, ngăn cản bên nào.
Nội dung quy định trên là cho phép các bên được tự do thực hiện các hoạt động thương mai. Yêu cầu của tiêu chí này là các hành vi không được trái với quy định pháp luật; thuần phong mĩ tục; đạo đức xã hội.
Ngoài ra, cần tôn trọn tiêu chí tự nguyện của một hoạt động thương mại. Pháp luật ngăn cấm hành vi áp đặt, cưỡng ép, đe dọa; ngăn cản các bên.
4. Nguyên tắc áp dụng thói quen
Điều 12 Luật Thương mại năm 2005 quy định:
“Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, các bên được coi là mặc nhiên áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại đã được thiết lập giữa các bên đó mà các bên đã biết hoặc phải biết nhưng không được trái với quy định của pháp luật.”
Quy định trên cho phép các bên áp dụng những thói quen xác lập từ trước giữa hai bên. Điều này giúp việc thực hiện các hoạt động thương mại được thuận tiện, dễ dàng. Nguyên tắc này cũng tương tự như việc áp dụng tập quán trong các hoạt động thương mại.
5. Nguyên tắc áp dụng tập quán
Điều 13 Luật Thương mại năm 2005 quy định:
“Trường hợp pháp luật không có quy định, các bên không có thỏa thuận và không có thói quen đã được thiết lập giữa các bên thì áp dụng tập quán thương mại nhưng không được trái với những nguyên tắc quy định trong Luật này và trong Bộ luật Dân sự.”
Tập quán thương mại là một nguồn điều chỉnh hoạt động thương mại rất phổ biến và hiệu quả. Do xuất phát từ các thương nhân, nên các hoạt động sẽ chịu điều chỉnh phần lớn theo các tập quán thương mại. Vì vậy, việc áp dụng tập quán thương mại vào hoạt động giải quyết tranh chấp thương mại là rất cần thiết. Tương tự như trên, pháp luật cho phép các bên áp dụng các tập quán thương mại để tạo thuận lợi cho các thương nhân.
6. Nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng
Điều 14 Luật Thương mại năm 2005 ghi nhận:
“1. Thương nhân thực hiện hoạt động thương mại có nghĩa vụ thông tin đầy đủ, trung thực cho người tiêu dùng về hàng hóa và dịch vụ mà mình kinh doanh và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin đó.
2. Thương nhân thực hiện hoạt động thương mại phải chịu trách nhiệm về chất lượng, tính hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mà mình kinh doanh.”
Mục đích của hoạt động thương mại là cung cấp các dịch vụ; hàng hóa; … cho khách hàng. Do đó, bảo vệ lợi ích khách hàng là yêu cầu tiên quyết. Điều này nhằm đảm bảo chất lượng; bảo vệ sức khỏe; niềm tin;… của khách hàng.
7. Nguyên tắc thừa nhân giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu
Điều 15 Luật Thương mại năm 2005 quy định:
“Trong hoạt động thương mại, các thông điệp dữ liệu đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì được thừa nhận có giá trị pháp lý tương đương văn bản.”
Đây là nguyên tắc mới nhằm đáp ứng sự phát triển của công nghệ. Pháp luật dân sự thừa nhận giá trị pháp lý của một số văn bản điện tử. Do đó, hiện nay có nhiều giao dịch đã được thực hiện trên không gian mạng. Ví dụ, việc ký kết các hợp đồng bằng chữ ký điện tử Điều này nhằm tạo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật.