Nhiệm vụ của tâm lý học tư pháp bao gồm nhiệm vụ chung và nhiệm vụ cụ thể.
1. Nhiệm vụ chung
Nhiệm vụ chung của tâm lý học tư pháp là những vấn đề có tính bao trùm, xuyên suốt các giai đoạn cùa hoạt động tô’ tụng. Chúng bao gồm:
– Nghiên cứu những điều kiện, những đặc điểm tâm lý chung của hoạt động tư pháp. Ở đây, mối quan tầm hàng đầu là làm rõ cấu trúc tâm lý của hoạt động tư pháp, nghĩa là chỉ ra những yếu tố, những thành phần cấu thành hoạt động tư pháp, đặc điểm của các thành phần đó và mối quan hệ giữa chúng.
– Nghiên cứu nhân cách. Tâm lý học tư pháp không chỉ nghiên cứu nhân cách người phạm tội, mà còn nghiên cứu nhân cách người tiến hành tố tụng, làm rồ quá trình hình thành, phát triển các phẩm chất tâm ỉý cần thiết trong quá ưình hoạt động nghề nghiệp của họ, chỉ ra nguyên nhân, điều kiện của sự biến thái nhân cách ở một bộ phận cán bộ, nhân viên ngành tư pháp.
– Làm rõ quy luật hình thành, phát triển những đặc điểm tâm lý tiêu cực ở người phạm tội, mối liên hệ giũa chúng với lối sống và hành vi của họ.
– Xây dựng quy trình và đua ra những nguyên tắc, những yêu cầu của việc sử dụng các phương pháp tác động tâm lý ưong hoạt dộng tư pháp.

2. Nhiệm vụ cụ thể
Nhiệm vụ cụ thể của tâm lý học tư pháp là những vấn đề cụ thể nảy sinh ở từng giai đoạn, từng biện pháp tố tụng cụ thể. Thực chất, đây là sự cụ thể hoá của các nhiệm vụ chung ở từng giai đoạn tố tụng. Ví dụ: làm rõ cấu trúc tâm
lý của giai đoạn điều tra, hoặc làm rõ đặc điểm tâm lý của quá trình tranh luận tại phiên toà…
Từ những phân tích trên ta có thể đưa ra khái niệm về tâm lý học tư pháp như sau: Tâm lý học tư pháp là tâm lý chuyên ngành về hoạt động tư pháp, nghiên cứu các hiện tượng, các đặc điểm và các quy ỉuật tâm lý biểu hiện trong quá trình thực hiện tội phạm, trong điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án, đổng thời soạn thảo ra các phương pháp tâm lý để sử dụng trong hoạt động tư pháp.