Mở rộng quan hệ tiền lương khi cải cách, ai được hưởng mức cao nhất là thông tin được nhiều người quan tâm, nhất là khi thời điểm này sẽ bỏ hệ số lương và mức lương cơ sở.
Hiện nay, lương của cán bộ, công chức, viên chức được tính dựa theo công thức:
Lương = Hệ số x lương cơ bản
Hệ số lương là hệ số thể hiện sự chênh lệch của mức tiền lương đối với các mức lương theo ngạch, theo bậc lương và mức lương tối thiểu vùng. Đây cũng là chỉ số thể hiện sự chênh lệch mức tiền lương giữa các vị trí, cấp bậc công việc khác nhau dựa trên yếu tố trình độ, bằng cấp.
Hệ số lương được dùng để tính mức lương cho cán bộ, công chức, viên chức; đồng thời cũng có thể được dùng làm căn cứ để tính mức lương cơ bản, phụ cấp và các chế độ cho nhân viên trong các doanh nghiệp.
Hệ số lương được xem là một trong những yếu tố lương cơ bản của thang lương và bảng lương, cũng là cơ sở để các cơ quan trả lương, cũng như tính toán các chế độ bảo hiểm xã hội, đảm bảo quyền lợi đối với người lao động.
Hệ số lương của các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức, của lực lượng vũ trang nhân dân, công an nhân dân hay các cán bộ làm trong các đơn vị hành chính sự nghiệp khác ở các nhóm khác nhau thì khác nhau, ở các bậc khác nhau thì khác nhau.
Hệ số lương càng cao khi bậc càng cao, nhóm được xét hệ số lương càng cao thì có trình độ càng cao giữ vị trí quan trọng.
Đối với doanh nghiệp tư nhân, người sử dụng lao động cũng có thể xây dựng và điều chỉnh hệ số lương sao cho phù hợp vớ yêu cầu mà doanh nghiệp, đơn vị đó đề ra. Việc điều chỉnh hệ số lương đối với khối tư nhân cần đảm bảo:
– Lợi ích giữa hai bên (doanh nghiệp và người lao động)
– Tuân thủ đúng quy định pháp luật.
Theo tinh thần của Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương như áp dụng hiện nay. Bảng lương mới sẽ được xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể. Như vậy hệ số lương không còn được áp dụng, công thức tính lương như hiện hành cũng sẽ được điều chỉnh.
Đồng thời trong chính sách tiền lương mới, quan hệ tiền lương cũng được mở rộng từ hệ số lương hiện hành 1 – 2,34 – 10 lên thành 1 – 2,68 – 12.
Có thể hiểu quan hệ tiền lương chính là tương quan giữa mức lương thấp nhất, mức lương trung bình và mức lương tối đa.
Hiện nay, căn cứ theo quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP, mức lương cao nhất của công chức, viên chức tương ứng với bậc 3 của chuyên gia cao cấp (bằng lương bộ trưởng).
Bảng lương chuyên gia cao cấp này áp dụng đối với các đối tượng không giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) trong các lĩnh vực chính trị, hành chính, kinh tế, khoa học – kỹ thuật, giáo dục, y tế, văn hóa – nghệ thuật.
Đơn vị: triệu đồng/tháng
Bậc 1 | Bậc 2 | Bậc 3 | |
Hệ số lương | 8,80 | 9,40 | 10,00 |
Mức lương (nghìn đồng) | 15,840 | 16,920 | 18,000 |
Khi cải cách tiền lương, hệ số lương của chuyên gia cao cấp cũng được nới rộng từ 10 lên 12. Vì vậy, mức lương mới cao nhất của của họ dự kiến cũng cao hơn hẳn so với mức 18 triệu đồng như hiện nay.
Như vậy, khi mở rộng quan hệ tiền lương vào thời điểm cải cách, 01/7/2023, chuyên gia cao cấp, cụ thể là các đối tượng không giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) trong các lĩnh vực chính trị, hành chính, kinh tế, khoa học – kỹ thuật, giáo dục, y tế, văn hóa – nghệ thuật sẽ được hưởng mức cao nhất.
Bên cạnh đó, mức lương thấp nhất của công chức, viên chức sẽ tăng khá cao so với mức lương khởi điểm 3,5 triệu đồng của công chức, viên chức có trình độ trung cấp, hệ số lương 1,86 hiện nay. Bộ Nội vụ đang xin mức lương thấp nhất của công chức, viên chức là ở mức trên 5 triệu đồng.
Mức lương trung bình của công chức, viên chức khởi điểm tăng từ hệ số 2,34 lên 2,68. Hiện công chức, viên chức có trình độ đại học có mức lương khởi điểm hơn 4,2 triệu đồng/tháng.