Mẫu số 34-DS Biên bản hòa giải ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP biểu mẫu trong tố tụng dân sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành.
1. Nguyên tắc tiến hành hòa giải
Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.
Việc hòa giải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:
– Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình;
– Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Biên bản hòa giải gồm những nội dung gì?
Thư ký Tòa án phải lập biên bản hòa giải. Biên bản hòa giải phải có các nội dung chính theo quy định tại Khoản 3 Điều 211 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, cụ thể như sau:
– Ngày, tháng, năm tiến hành phiên họp;
– Địa điểm tiến hành phiên họp;
– Thành phần tham gia phiên họp;
– Ý kiến của các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự;
– Những nội dung đã được các đương sự thống nhất, không thống nhất.
Biên bản phải có đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tham gia phiên họp, chữ ký của Thư ký Tòa án ghi biên bản và của Thẩm phán chủ trì phiên họp. Những người tham gia phiên họp có quyền được xem biên bản ngay sau khi kết thúc phiên họp, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản và ký xác nhận hoặc điểm chỉ.
Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án dân sự thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành. Biên bản này được gửi ngay cho các đương sự tham gia hòa giải.
3. Mẫu số 34-DS Biên bản hòa giải
Mẫu số 34-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
TÒA ÁN NHÂN DÂN …….(1)
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
BIÊN BẢN HÒA GIẢI
Hồi .…. giờ.…. phút ……, ngày .…. tháng ….. năm …..
Tại trụ sở Toà án nhân dân: ………..……………………………………
Tiến hành hoà giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án dân sự thụ lý số:……/……./TLST-……(2) ngày….. tháng….. năm .………
I. Những người tiến hành tố tụng:
Thẩm phán – Chủ trì phiên họp: Ông (Bà)……………………..……………
Thư ký Toà án ghi biên bản phiên họp: Ông (Bà)……………..…………….
II. Những người tham gia phiên họp(3)
………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………….
PHẦN THỦ TỤC BẮT ĐẦU HOÀ GIẢI
Thẩm phán phổ biến cho các đương sự về các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để đương sự liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hoà giải thành để họ tự nguyện thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.
Ý KIẾN CỦA CÁC ĐƯƠNG SỰ HOẶC NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA ĐƯƠNG SỰ(4)
……..……………………………………………………………………….……….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
NHỮNG NỘI DUNG ĐÃ ĐƯỢC CÁC ĐƯƠNG SỰ THỐNG NHẤT, KHÔNG THỐNG NHẤT (5)
……..……………………………………………………………………
…….………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………….
NHỮNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THEO YÊU CẦU CỦA NHỮNG NGƯỜI THAM GIA HÒA GIẢI (6)
.……………………………………………………………….………………….………………………………………………………………………
Phiên họp kết thúc vào hồi….giờ…. phút, ngày ….. tháng …… năm……
CÁC ĐƯƠNG SỰ THAM GIA PHIÊN HỌP(Ký tên, ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ)
| THƯ KÝ TÒA ÁN GHI BIÊN BẢN PHIÊN HỌP(Ký tên, ghi rõ họ tên)
| THẨM PHÁN CHỦ TRÌ PHIÊN HỌP(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
|
Mẫu số 34-DS Biên bản hòa giải:
4. Hướng dẫn sử dụng mẫu số 34-DS
(1) Ghi tên Tòa án nhân dân tiến hành hoà giải; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví vụ: Tòa án nhân dân huyện X, tỉnh H); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội).
(2) Ghi số ký hiệu và ngày, tháng, năm thụ lý vụ án (ví dụ: Số: 30/2017/TLST-HNGĐ).
(3) Ghi họ tên, tư cách đương sự trong vụ án và địa chỉ của những người tham gia phiên hoà giải.
(4) Ghi đầy đủ ý kiến trình bày, tranh luận của những người tham gia hoà giải về những vấn đề cần phải giải quyết trong vụ án.
(5) Ghi những nội dung những người tham gia hoà giải đã thoả thuận được trước, đến những nội dung những người tham gia hoà giải không thoả thuận được. Trong trường hợp các bên đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án thì Thẩm phán chủ trì phiên họp lập biên bản hoà giải thành theo mẫu số 36 (ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao).
(6) Ghi họ tên, tư cách đương sự và yêu cầu sửa đổi, bổ sung cụ thể của người tham gia phiên họp.