Mẫu số 33-DS Thông báo hoãn phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP biểu mẫu trong tố tụng dân sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành.
1. Khi nào phải hoãn phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải?
Thẩm phán tiến hành mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải giữa các đương sự. Trước khi tiến hành phiên họp, Thẩm phán phải thông báo cho đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về thời gian, địa điểm tiến hành phiên họp và nội dung của phiên họp.
Trường hợp vụ án dân sự không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì Thẩm phán tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ mà không tiến hành hòa giải.
Trong vụ án có nhiều đương sự mà có đương sự vắng mặt, nhưng các đương sự có mặt vẫn đồng ý tiến hành phiên họp và việc tiến hành phiên họp đó không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì Thẩm phán tiến hành phiên họp giữa các đương sự có mặt; nếu các đương sự đề nghị hoãn phiên hòa giải để có mặt tất cả các đương sự trong vụ án thì Thẩm phán phải hoãn phiên họp. Thẩm phán phải thông báo việc hoãn phiên họp và việc mở lại phiên họp cho đương sự.
2. Mẫu số 33-DS Thông báo hoãn phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải
Mẫu số 33-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)
TÒA ÁN NHÂN DÂN……….(1) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
Số:…../TB-TA | ….., ngày….. tháng ….. năm ……… |
THÔNG BÁO
HOÃN PHIÊN HỌP KIỂM TRA VIỆC GIAO NỘP, TIẾP CẬN, CÔNG KHAI CHỨNG CỨ VÀ HOÀ GIẢI
Kính gửi: – (2)………………. Địa chỉ: (3) …………………………
Nơi làm việc: (4) ………………Số điện thoại: ………………………………..…;
Số fax: …………………; Địa chỉ thư điện tử: …………..……. (nếu có); là(5) ………………………………………………………………………………………
Ngày….. tháng…… năm…….(6), Toà án nhân dân (7)…………… tiến hành mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải vụ án dân sự thụ lý số:…../…../TLST-… ngày… tháng… năm… về việc…. (Theo thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải số:…../TB-TA ngày… tháng… năm….. (8)).
Xét thấy ……………………………………………………………….. (9)
Toà án nhân dân…. ……………….(10) căn cứ vào khoản 3 Điều 209 của Bộ luật tố tụng dân sự, hoãn phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải ngày …. tháng …..năm……theo Thông báo số …../TB-TA.
Tòa án nhân dân thông báo thời gian, địa điểm mở lại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải như sau:
1. Thông báo cho:(11)……….……………………………….…………………………
Là:(12)………………………………………….… trong vụ án biết.
Đúng…..giờ….phút, ngày……tháng……năm…………………..………
Có mặt tại phòng số……, trụ sở Toà án nhân dân………………………..
Địa chỉ: …..…..…………………………………………………………….
Để tham gia phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ và hoà giải.
2. Nội dung phiên họp:
a) Kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ
b) Nội dung các vấn đề cần hoà giải bao gồm(13)
…………………………………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………………………………………………
3. Nếu người được thông báo không có mặt đúng thời gian, địa điểm ghi trong thông báo này để tham gia phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ và hoà giải, Toà án sẽ tiếp tục giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Nơi nhận: – Như trên; – Lưu hồ sơ vụ án. | Thẩm phán (Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
|
Mẫu số 33-DS Thông báo hoãn phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải:
3. Hướng dẫn sử dụng mẫu số 33-DS
(1), (7) và (10) Ghi tên Toà án ra thông báo hoãn phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ và hoà giải; nếu Toà án ra thông báo hoãn phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải là Toà án nhân dân cấp huyện cần ghi tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang). Nếu Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội).
(2), (3), (4) và (5) Ghi lần lượt đương sự của vụ án và tư cách tham gia tố tụng của họ. Nếu là cá nhân, thì ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú và nơi làm việc của người được thông báo; nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên, địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức được thông báo (ghi theo đơn khởi kiện). Cần lưu ý đối với cá nhân, thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Kính gửi: Ông Nguyễn Văn A).
(6) Ghi ngày… tháng… năm mở phiên hòa giải theo Thông báo về phiên hòa giải.
(8) Ghi số, ngày, tháng, năm của Thông báo về phiên hoà giải.
(9) Ghi đầy đủ họ, tên, tư cách đương sự của người đề nghị hoãn phiên hòa giải (ví dụ: Ông Nguyễn Văn A là nguyên đơn, bị đơn…) và nội dung đề nghị hoãn của họ.
(11) Ghi như hướng dẫn tại điểm (2), không phải ghi địa chỉ.
(12) Ghi tư cách đương sự của người được thông báo trong vụ án (ví dụ: là nguyên đơn, bị đơn…).
(13) Ghi đầy đủ nội dung các vấn đề cần hòa giải trong vụ án (ví dụ: trong vụ án ly hôn các vấn đề cần được hoà giải có thể bao gồm: quan hệ hôn nhân, nuôi con, chia tài sản chung của vợ chồng và các vấn đề khác có liên quan, (nếu có)).