1. Yêu cầu phản tố của bị đơn là gì?
Quyền được đưa ra yêu cầu phản tố của bị đơn được quy định tại khoản 1 Điều 200 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 như sau: “Cùng với việc phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập”. Nghĩa là sau khi nhận được Thông báo về việc thụ lý vụ án của Tòa án hoặc sau khi nhận được thông báo về việc thụ lý đơn yêu cầu độc lập của Tòa án, bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn hoặc đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
Tuy nhiên, trong thực tiễn hiện nay vẫn còn có sự nhầm lẫn giữa yêu cầu phản tố của bị đơn với ý kiến của bị đơn dẫn đến trường hợp Tòa án không xem xét yêu cầu phản tố của bị đơn hoặc chỉ là ý kiến của bị đơn nhưng Tòa án lại xem xét giải quyết như yêu cầu phản tố của bị đơn. Những sai sót như vậy, dẫn đến việc áp dụng pháp luật không đúng làm ảnh hưởng quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án hoặc là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
Trước đây, việc phân biệt yêu cầu phản tố và ý kiến của bị đơn được Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao như sau:
– Được coi là yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập nếu yêu cầu đó độc lập, không cùng với yêu cầu mà nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập yêu cầu Toà án giải quyết.
Ví dụ: Nguyên đơn A có đơn khởi kiện yêu cầu bị đơn B phải trả lại tiền thuê nhà còn nợ của năm 2005 là năm triệu đồng. Bị đơn B có yêu cầu đòi nguyên đơn A phải thanh toán cho mình tiền sửa chữa nhà bị hư hỏng và tiền thuế sử dụng đất mà bị đơn đã nộp thay cho nguyên đơn là ba triệu đồng. Trường hợp này, yêu cầu của bị đơn B được coi là yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn A.
– Chỉ coi là ý kiến của bị đơn mà không phải là yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập nếu bị đơn có yêu cầu cùng với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập (như yêu cầu Toà án không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập hoặc chỉ chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
Ví dụ: Nguyên đơn C có đơn khởi kiện yêu cầu Toà án công nhận quyền sở hữu đối với một xe ô tô và buộc bị đơn D trả lại cho mình xe ô tô đó. Bị đơn D có yêu cầu Toà án không công nhận xe ô tô này thuộc sở hữu của C mà là của mình hoặc công nhận xe ô tô này thuộc sở hữu chung của C và D. Trường hợp này, yêu cầu của bị đơn D không được coi là yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn C.
2. Mẫu Đơn yêu cầu phản tố
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…..ngày…..tháng…..năm.….
ĐƠN PHẢN TỐ
Kính gửi: …………………………………
1. NGƯỜI PHẢN TỐ:
Tôi là :……………………… Sinh năm :…………………
CMND/CCCD số :……………………… Nơi cấp :…………………
Hộ khẩu thường trú :………………………
Chỗ ở hiện tại :………………………
Điện thoại :………………………
Là bị đơn trong vụ án ……………….. thụ lý ngày …../…../….. theo quyết định số ……………….. với nguyên đơn là ông/bà …………………………….. Vụ án này hiện đang được Quý Tòa thụ lý và giải quyết theo thủ tục sơ thẩm.
2 NGƯỜI BỊ PHẢN TỐ:
Ông (bà) :……………………… Sinh năm :………………..
CMND/CCCD số :……………………… Nơi cấp :………………..
Hộ khẩu thường trú :………………………
Bằng đơn phản tố này, tôi yêu cầu Quý Tòa án xem xét, giải quyết những vấn đề sau đối với yêu cầu khởi kiện của người bị phản tố.
NỘI DUNG PHẢN TỐ
….……………………………………………………………………………………….……………………
YÊU CẦU PHẢN TỐ
Thông qua những gì tôi đã trình bày ở trên, căn cứ theo quy định tại ……………………. tôi đề nghị Quý Tòa xem xét giải quyết những vấn đề sau:
Thứ nhất, ……………………………………………………………………………….
Thứ hai, …………………………………………………………………………………
Thứ ba, …………………………………………………………………………………
Tôi xin cam đoan những nội dung trình bày trên đây hoàn toàn đúng sự thật và sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời nói của mình.
Kính mong Qúy Cơ quan xem xét và giải quyết cho tôi.
Trân trọng cảm ơn và kính chúc sức khỏe./.
Đính kèm: ………………………… | NGƯỜI LÀM ĐƠN (Ký và ghi rõ họ tên) |
Hướng dẫn viết Đơn yêu cầu phản tố:
Về phần thông tin chung: Ghi rõ thông tin chi tiết của người phản tố và người bị phản tố.
- Về nội dung phản tố: Trình bày nội dung vụ việc cụ thể chi tiết, trong đó bao gồm các lý do, căn cứ để đưa ra yêu cầu phản tố. Chú ý rằng yêu cầu phản tố phải đảm bảo các quy định của pháp luật. Đơn phản tố chỉ được chấp thuận khi “yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập” hoặc “Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập“.
- Về phần yêu cầu phản tố: Nhắc lại cụ thể yêu cầu phản tố.
3. Tải về mẫu Đơn yêu cầu phản tố
Nếu bạn muốn tải về mẫu Đơn yêu cầu phản tố, bạn có thể tham khảo các dịch vụ pháp lý của LawFirm.Vn hoặc mẫu văn bản được cung cấp dưới đây (có dạng PDF hoặc Word), giúp bạn dễ dàng chỉnh sửa và sử dụng theo nhu cầu của mình.
Mẫu Đơn yêu cầu phản tố (File Word):
Mẫu Đơn yêu cầu phản tố (File PDF):